Theo khảo sát của phóng viên Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập, cập nhật lúc 08:20:01 ngày 16/5/2025 theo trang giacaphe.com cho thấy, giá cao su trong nước vẫn “đi ngang”, chưa có tín hiệu bứt phá.
Trên thị trường thế giới, thị trường suy yếu khiếngiá cao su ở Trung Quốc và Nhật Bản đồng loạt chững lại, tuy nhiên Thái Lan vẫn nhích nhẹ.
![]() |
Giá cao su hôm nay 16/5/2025: Giá cao su chững lại ở châu Á, Thái Lan và Malaysia giữ nhịp tăng |
Giá cao su trong nước hôm nay
Trong nước, giá thu mua mủ nước tại các doanh nghiệp lớn duy trì ổn định. Cụ thể, tại Công ty Cao su Bà Rịa, giá cao su mủ nước hôm nay: Mức 1 có giá 452 đồng/ độ TSC/kg áp dụng cho độ TSC từ 30 trở lên; Mức 2 có giá 447 đồng/ độ TSC/kg áp dụng cho độ TSC từ 25 đến dưới 30; Mức 3 có giá 442 đồng/ độ TSC/kg, áp dụng cho độ TSC từ 20 đến dưới 25.
Giá mủ tạp hôm nay: Mủ chén, mủ đông có độ DRC ≥ 50% ở mức 18.000 đồng/kg; Mủ chén, mủ đông có độ DRC từ 45- 50% ở mức 16.700 đồng/kg; Mủ đông có độ DRC từ 35- 45% ở mức 13.500 đồng/kg.
Theo đó, Công ty Cao su Mang Yang, gia sthu mua mủ nước dao động trong khoảng 397 – 401 đồng/TSC (loại 2-loại 1), còn mủ đông tạp khoảng 359 - 409 đồng/DRC (loại 2-loại 1), giảm 20 đồng.
Tương tự, giá thu mua tại Công ty cao su Bình Long duy trì ổn định: Mủ nước: 386-396 đồng/TSC/kg; mủ tạp có độ DRC 60% có giá 14.000 đồng/kg.
Tại Công ty Cao su Phú Riềng hôm nay thu mua mủ nước loại 1 ở mức 440 đồng/TSC/kg; Giá mủ tạp ở mức 400 đồng/DRC/kg.
Giá cao su trên thị trường thế giới
Trong phiên giao dịch trực tuyến hôm nay 16/5, tại sàn giao dịch Tocom, giá cao su RSS3 hợp đồng tháng 6 vẫn giữ nguyên ở mức 341,70 yên/kg.
![]() |
Cập nhật: 16/05/2025 lúc 08:20:01 (delay 10 phút) |
Tại sàn SHFE – Thượng Hải, giá cao su tại các hợp đồng giao dịch từ tháng 5 - 8 giữ giá trong khoảng 16.640 - 16.815 NDT/tấn, không đổi so với phiên hôm qua 15/5.
![]() |
Cập nhật: 16/05/2025 lúc 08:20:01 (delay 10 phút) |
Trên sàn giao dịch SGX - Singapore, giá cao su trực tuyến hôm nay biến động trái chiều. Cụ thể, kỳ hạn tháng 6/2025 giảm nhẹ 0.10 cent/kg, xuống mức 175.30 cent/kg; tháng 7/2025 tăng nhẹ 0.20 cent/kg, ở mức 175cent/kg; tháng 8/2025 tăng 0.20 cent/kg, ở mức 175.70 cent/kg; tháng 9/2025 tăng 0.20 cent/kg, ở mức 174.70 cent/kg.
![]() |
Cập nhật: 16/05/2025 lúc 08:20:01 (delay 10 phút) |
Ngược lại, Thái Lan ghi nhận mức tăng 0,4% cho hợp đồng tháng 6, lên 76,57 baht/kg.
Tại Malaysia, đà tăng tiếp tục được củng cố bởi kỳ vọng hạ nhiệt căng thẳng thương mại Mỹ - Trung. Giá cao su tiêu chuẩn SMR 20 tăng 10 sen, đạt 780 sen/kg, trong khi mủ rời tăng 5 sen lên 616 sen/kg.
Không chỉ được hỗ trợ bởi tâm lý tích cực từ thương mại quốc tế, giá cao su còn được thúc đẩy bởi các yếu tố nội tại. Theo Cục Thống kê Malaysia (DOSM), sản lượng cao su thiên nhiên trong tháng 3/2025 đã giảm mạnh 20,3%, còn 28.712 tấn, so với mức 36.005 tấn của tháng trước. Tuy vậy, con số này vẫn tăng nhẹ 6,5% so với cùng kỳ năm 2024, cho thấy nguồn cung đang có dấu hiệu co lại giữa lúc nhu cầu chưa suy giảm đáng kể.
Song song đó, dữ liệu lạm phát từ Mỹ thấp hơn dự kiến cũng góp phần xoa dịu thị trường, tạo nền tảng ổn định cho nhóm hàng hóa nguyên liệu, trong đó có cao su.
Ở một diễn biến đáng chú ý khác, tập đoàn Sumitomo Rubber Industries (Nhật Bản) vừa chính thức đưa vào vận hành hệ thống sản xuất hydro 24/7 tại nhà máy Shirakawa (tỉnh Fukushima), sử dụng công nghệ Yamanashi Model P2G (power-to-gas) tiên tiến.
Đây được xem là một trong những bước đi chiến lược nhằm hiện thực hóa mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050 của tập đoàn. Với công suất tiêu thụ khoảng 10.350 tấn cao su mới mỗi tháng, nhà máy Shirakawa là mắt xích trọng yếu trong hệ thống sản xuất lốp xe du lịch, xe tải và xe buýt của Sumitomo.
Việc chủ động sản xuất hydro xanh tại chỗ không chỉ giúp giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch mà còn được kỳ vọng sẽ cắt giảm khoảng 1.000 tấn CO₂/năm - bao gồm cả phát thải từ hoạt động vận hành và chuỗi logistics (phạm vi 1, 2 và 3).
Hành động này không chỉ là một cam kết môi trường, mà còn là tín hiệu cho thấy ngành công nghiệp cao su và lốp xe đang từng bước chuyển mình theo xu hướng phát triển bền vững toàn cầu.