Theo khảo sát của phóng viên Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập, cập nhật lúc 08:10:01 ngày 14/4/2025 theo trang giacaphe.com, tại thị trường trong nước, giá thu mua mủ nước tại Công ty cao su Bình Long đi ngang ở mức 386 - 396 đồng/TSC/kg.
Trên thế giới, giá cao su tại Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore và Thái Lan không ghi nhận điều chỉnh mới, duy trì đà ổn định so với phiên cuối tuần.
![]() |
Giá cao su hôm nay 14/4/2025: Phiên đầu tuần, giá cao su trong nước và thế giới duy trì ổn định |
Giá cao su trong nước hôm nay
Tại thị trường trong nước, giá thu mua mủ cao su vẫn được giữ ổn định tại nhiều doanh nghiệp lớn. Cụ thể, Giá thu mua tại Công ty Cao su Mang Yang: Mủ nước loại 1 ở mức 447 đồng/TSC/kg; mủ nước loại 2 ở mức 443 đồng/TSC/kg.
Mủ đông tạp: Mủ đông tạp loại 1: ở mức 461 đồng/DRC/kg; mủ đông tạp loại 2 ở mức 406 đồng/DRC/kg.
Tại Công ty Cao su Bà Rịa, giá cao su mủ nước hôm nay: Mức 1 có giá 452 đồng/ độ TSC/kg áp dụng cho độ TSC từ 30 trở lên; Mức 2 có giá 447 đồng/ độ TSC/kg áp dụng cho độ TSC từ 25 đến dưới 30; Mức 3 có giá 442 đồng/ độ TSC/kg, áp dụng cho độ TSC từ 20 đến dưới 25.
Giá mủ tạp hôm nay: Mủ chén, mủ đông có độ DRC ≥ 50% ở mức 18.000 đồng/kg; Mủ chén, mủ đông có độ DRC từ 45- 50% ở mức 16.700 đồng/kg; Mủ đông có độ DRC từ 35- 45% ở mức 13.500 đồng/kg.
Giá thu mua tại Công ty cao su Bình Long duy trì ổn định: Mủ nước: 386-396 đồng/TSC/kg; mủ tạp có độ DRC 60% có giá 14.000 đồng/kg.
Công ty Cao su Phú Riềng hôm nay: Giá mủ nước ở mức 440 đồng/TSC/kg; Giá mủ tạp ở mức 400 đồng/DRC/kg.
Giá cao su trên thị trường thế giới
Đóng cửa phiên cuối tuần, giá cao su RSS3 trên sàn Tocom - Tokyo tại hợp đồng giao tháng 4/2025 đi ngang ở mức 341.00 yên/kg; hợp đồng giao tháng 5/2025 giữ nguyên ở mức 342.10 yên/kg; hợp đồng giao tháng 6/2025 hiện ở mức 341.70 yên/kg;…
![]() |
Cập nhật: 14/04/2025 lúc 08:10:01 (delay 10 phút) |
Trên sàn giao dịch Thượng Hải (SHFE), giá cao su tự nhiên tại kỳ tháng 4/2025 đóng cửa phiên cuối tuần ở mức 16.640 NDT/kg, tháng 5/2025 giữ ở mức 16.680 NDT/kg, tháng 6/2025 giữ ở mức 16.740 NDT/kg, tháng 7/2025 ở mức 16.795 NDT/kg, và tháng 8/2025 giữ nguyên ở mức 16.815 NDT/kg.
![]() |
Cập nhật: 14/04/2025 lúc 08:10:01 (delay 10 phút) |
Tại Singapore, giá cao su TSR20 trên sàn SGX tại kỳ hạn tháng 5/2025 đong scuar phiên cuối tuần tăng 3.90 cent/kg, lên mức 169.50 cent/kg; kỳ hạn tháng 6/2025 tăng 3.80 cent/kg, lên mức 170.00 cent/kg; kỳ hạn tháng 7/2025 tăng 3.50 cent/kg, lên mức 169.80 cent/kg; kỳ hạn tháng 8/2025 tăng 3.50 cent/kg, lên mức 170.20 cent/kg;…
![]() |
Cập nhật: 14/04/2025 lúc 08:10:01 (delay 10 phút) |
Theo Hiệp hội Các nước Sản xuất Cao su Tự nhiên (ANRPC), sản lượng cao su tự nhiên trên toàn cầu trong tháng 2/2025 ước đạt 945.000 tấn, giảm 4,2% so với cùng kỳ năm trước và giảm 29,2% so với tháng trước đó. Tiêu thụ cao su tự nhiên đạt 1,187 triệu tấn, giảm 3,3% so với tháng trước nhưng tăng 1,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
ANRPC cũng dự báo sản lượng cao su tự nhiên toàn cầu năm 2025 sẽ tăng nhẹ 0,4% so với năm 2024, đạt 14,897 triệu tấn. Trong đó, các quốc gia như Thái Lan dự kiến tăng 1,2%, Trung Quốc tăng 6%, Ấn Độ tăng 5,6%, Campuchia và Myanmar đều tăng 5,3%, trong khi Indonesia sẽ giảm 9,8%, Việt Nam giảm 1,3% và Malaysia giảm 4,2%.
Về nhu cầu tiêu thụ, tổng nhu cầu cao su tự nhiên toàn cầu năm 2025 dự kiến tăng 1,7%, đạt 15,625 triệu tấn. Trung Quốc có khả năng tăng 2,5%, Ấn Độ 3,4%, Thái Lan 6,1%, Malaysia 2,6%, Việt Nam 1,5%, Sri Lanka 1,5% và các quốc gia khác tăng 2,5%.
Dự báo sản lượng cao su tự nhiên năm 2025 tiếp tục không đáp ứng đủ nhu cầu, ghi nhận tình trạng thiếu cung trong năm thứ 5 liên tiếp. Mặc dù giá cao su đã tăng cao hơn ở thời gian qua, điều này vẫn chưa đủ để khuyến khích các quốc gia sản xuất chính như Indonesia và Việt Nam gia tăng lượng mủ khai thác.
Theo ANRPC, trong khi nhu cầu cao su tại các nước như Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan không ngừng tăng, sản lượng lại không theo kịp do giá thấp. Giá cao su chỉ mới hồi phục và tăng nhẹ từ năm ngoái.
Tình trạng thiếu hụt sản lượng này có khả năng sẽ tiếp tục đẩy giá cao su lên mức cao, sau khi đã đạt mức cao nhất trong 13 năm qua vào cuối năm 2024. Nguyên nhân chính của tình trạng thiếu hụt cao su hiện nay là mức giá thấp kéo dài trong 7-8 năm qua đã dẫn đến việc tái canh thấp, tốc độ trồng mới chậm lại và người trồng cao su chuyển sang trồng các loại cây khác có lợi nhuận cao hơn.