Theo khảo sát của phóng viên Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập, cập nhật lúc 08:16:01 ngày 11/7/2025 theo trang giacaphe.com, trong nước các doanh nghiệp bình ổn giá cao su. Cụ thể, Công ty Phú Riềng chào giá thu mua mủ tạp ở mức 380 đồng/DRC, giá thu mua mủ nước 410 đồng/TSC.
Trên thế giới, giá cao su RSS 3 vẫn biến động trái chiều, tại các kỳ hạn giao hàng, trong khi thị trường Trung Quốc tiếp tục đi ngang. Cụ thể, giá cao su RSS 3 kỳ hạn tháng 7/2025 trên sàn Tocom ở Nhật Bản không đổi, hiện ở mức 311.60 yen/kg; kỳ hạn tháng 10/2025 tăng nhẹ 0,16%, lên mức 317 yen/kg. Đáng chú ý, các yếu tố như kế hoạch mở rộng sản xuất xe điện của BYD tại Brazil hay ưu đãi thuế tạm thời cho ngành găng tay y tế Malaysia có thể gián tiếp tác động đến nhu cầu cao su toàn cầu trong thời gian tới.
![]() |
Giá cao su hôm nay 11/7/2025: Giá cao su thế giới biến động nhẹ theo kỳ hạn |
Giá cao su trong nước hôm nay
Trong nước, các doanh nghiệp bình ổn giá cao su. Cụ thể, Công ty Phú Riềng chào giá thu mua mủ tạp ở mức 380 đồng/DRC, giá thu mua mủ nước 410 đồng/TSC.
Tương tự, Công ty MangYang báo giá thu mua mủ nước khoảng 389 – 393 đồng/TSC (loại 2-loại 1); còn mủ đông tạp khoảng 340 – 388 đồng/DRC (loại 2-loại 1).
Tại Công ty Cao su Bà Rịa, giá thu mua mủ nước ở mức 390 đồng/độ TSC/kg (áp dụng cho độ TSC từ 25 đến dưới 30); mủ đông DRC (35 - 44%) ở mức 12.700 đồng/kg, mủ nguyên liệu ghi nhận 15.800 – 17.000 đồng/kg.
Giá cao su trên thị trường thế giới
Kết thúc phiên giao dịch 11/7, giá cao su RSS 3 kỳ hạn tháng 7/2025 trên sàn Tocom ở Nhật Bản không đổi, hiện ở mức 311.60 yen/kg; kỳ hạn tháng 10/2025 tăng nhẹ 0,16% (- 0.50 yen/kg), lên mức 317 yen/kg; kỳ hạn tháng 11/2025 tăng 0,13% (- 0.40 yen/kg), lên mức 317 yen/kg.
![]() |
Cập nhật: 11/07/2025 lúc 08:16:01 (delay 10 phút) |
Ở Trung Quốc, giá cao su tự nhiên trên sàn SHFE kỳ hạn tháng 7 tiếp tục ổn định ở mức 13.910 NDT/tấn.
Tại Brazil, Tập đoàn xe điện Trung Quốc BYD đã công bố kế hoạch lắp ráp khoảng 50.000 xe trong năm nay tại thị trường nước ngoài lớn nhất của hãng. Động thái này nhằm né tránh thuế nhập khẩu và tận dụng chính sách ưu đãi nội địa. Việc đặt nhà máy tại Brazil không chỉ giúp BYD hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh, mà còn có thể kéo theo nhu cầu cao su tăng, tạo tác động dây chuyền tới chuỗi cung ứng lốp xe toàn cầu.
Cùng lúc, ngành sản xuất găng tay y tế tại Malaysia đang có cơ hội ngắn hạn nhờ được Mỹ điều chỉnh lại mức thuế nhập khẩu. Theo CIMB Securities, Malaysia hiện là nước có mức thuế vào Mỹ thấp thứ hai trong nhóm các quốc gia sản xuất găng tay lớn, chỉ sau Việt Nam.
Tuy nhiên, nếu Malaysia không gỡ bỏ các rào cản phi thuế quan, Mỹ có thể xem xét lại mức thuế ưu đãi. Ngoài ra, ngành găng tay vẫn phải đối mặt với nhu cầu yếu, chi phí sản xuất tăng và mức lương tối thiểu cao hơn.