Chủ nhật 20/04/2025 04:04
Hotline: 024.355.63.010
Tài chính

Gánh nặng đè vai ngân hàng hậu M&A

12/10/2020 00:00
Tuy đã hợp nhất, sáp nhập (M&A) khá lâu, song nợ xấu vẫn là gánh nặng đè lên vai không ít ngân hàng.

Trong năm 2019, SCB tiếp tục xử lý từ 4.000 đến 5.000 tỷ đồng nợ xấu.

Gánh nặng nợ xấu

Sau gần 9 năm kể từ khi hợp nhất và bắt đầu tái cơ cấu, SCB (hợp nhất từ 3 ngân hàng SCB, TinNghia Bank, Ficombank) đã xử lý được một khối lượng nợ xấu khá lớn, riêng năm 2018 đã xử lý được hơn 4.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, do nợ xấu từ trước hợp nhất khá nhiều, nên trái phiếu Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) mà SCB đang nắm giữ tính đến hết quý I/2019 còn trên 10.000 tỷ đồng. Vì vậy, trong năm 2019, Ngân hàng tiếp tục xử lý từ 4.000 - 5.000 tỷ đồng nợ xấu.

Theo ông Võ Tấn Hoàng Văn, Tổng giám đốc SCB, những năm qua, lợi nhuận chủ yếu được SCB trích dự phòng rủi ro. Tính đến nay, Quỹ dự phòng rủi ro của SCB đã lên đến con số hơn 8.000 tỷ đồng, tăng gần 2.000 tỷ đồng so với năm 2017. Các khoản trích lập dự phòng đều là chi phí tích lũy trong hoạt động xử lý nợ, sau khi hoàn thành việc xử lý nợ xấu, SCB sẽ được hoàn nhập các chi phí đã trích, giúp cải thiện thu nhập và lợi nhuận. “Khoản dự phòng nói trên có thể xem là ‘của để dành’ cho SCB, là tích tụ tài chính tốt cho Ngân hàng sau giai đoạn tái cơ cấu”, ông Văn nói.

Sau sáp nhập MHB, tổng tài sản của BIDV lên tới 700.000 tỷ đồng, đứng thứ tư trong hệ thống ngân hàng thương mại nội địa về quy mô tài sản. Vốn điều lệ của Ngân hàng cũng tăng lên trên 34.000 tỷ đồng, mạng lưới kênh phân phối lên gần 1.000 điểm trên cả nước. Những năm qua, BIDV phải xử lý các vấn đề sau sáp nhập, nên ít nhiều ảnh hưởng đến đà tăng trưởng. Trong đó, nợ xấu là vấn đề khiến BIDV khá đau đầu sau sáp nhập.

Chất lượng tài sản nội bảng của BIDV vẫn còn đáng chú ý với tỷ lệ nợ xấu đến hết quý I/2019 ở mức 1,7% (so với 1,6% của quý I/2018) và tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu giảm còn 70,2% (so với mức 80,7% của quý I/2018). Trong quý I/2019, BIDV đã xóa nợ 4.900 tỷ đồng, giảm so với 7.800 tỷ đồng của quý I năm ngoái.

Chi phí dự phòng giảm 13,7% so với cùng kỳ, chiếm 48,5% tổng thu nhập hoạt động và 67,3% lợi nhuận thuần trước dự phòng của BIDV. Trong khi chi phí dự phòng quý I/2018 chiếm 2/3 chi phí dự phòng cả năm, thì chi phí dự phòng quý I/2019 mới chiếm 1/4 kế hoạch 20.200 tỷ đồng, tăng 8,1% so với năm 2018, nhằm tất toán hết lượng trái phiếu VAMC còn lại trong năm 2019. Do đó, chi phí dự phòng cho 3 quý cuối năm sẽ tăng nhanh hơn và ảnh hưởng nhiều hơn đến tăng trưởng lợi nhuận.

Số liệu thống kê cho thấy, trong số hơn 20 ngân hàng đã công bố báo cáo kiểm toán 2018, có tới hơn 125.000 tỷ đồng nợ xấu bán cho VAMC, trong đó dẫn đầu là Sacombank với hơn 40.000 tỷ đồng; SCB hơn 26.600 tỷ đồng; BIDV trên 14.100 tỷ đồng và VietinBank 13.400 tỷ đồng.

Liên tục rao bán tài sản

Trong các ngân hàng sáp nhập, Sacombank phải xử lý gánh nặng nợ xấu lớn nhất trong thời kỳ hậu M&A, do khoản nợ lớn từ Southern Bank để lại. Báo cáo Kiểm toán Nhà nước công bố ngày 10/7/2015 dẫn số liệu của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM cho thấy, tỷ lệ nợ xấu thực tế tại Southern Bank tại ngày 30/6/2012 là 45,6%, tháng 11/2013 lên tới 55,31%.

Vấn đề nợ xấu của Sacombank trở nên nổi cộm nhất khi ông Trầm Bê, nguyên Phó chủ tịch thường trực HĐQT, kiêm Chủ tịch Hội đồng Tín dụng Sacombank bị xử lý vì tội “cố ý làm trái quy định của Nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Tại thời điểm tháng 8/2017, ông Trầm Bê để lại 2 khoản nợ rất lớn tại Sacombank, một là khoản nợ liên quan tới bất động sản với giá trị khoảng 33.000 tỷ đồng; hai là khoản nợ liên quan tới cổ phiếu khoảng 10.000 tỷ đồng. Các khoản nợ này được cho là đều có tài sản bảo đảm, nhưng cần khoảng 3 năm để thu hồi.

Cũng tại thời điểm trên, Sacombank có khoảng 60.000 tỷ đồng nợ xấu. Ngay khi nhậm chức Chủ tịch HĐQT Sacombank, ông Dương Công Minh khẳng định, sẽ quyết liệt để xử lý hết số nợ xấu này và sẽ rời vị trí ghế nóng nếu sau 3-5 năm không xử lý được.

Ông Minh đã vạch ra mục tiêu xử lý nợ xấu một cách rõ ràng: năm 2017 xử lý khoảng 20.000 tỷ đồng nợ xấu và đã đạt được mục tiêu này; năm 2018 xử lý nợ xấu 15.000 tỷ đồng và đã xử lý được 13.000 tỷ đồng.

Năm 2019, Sacombank tiếp tục đẩy mạnh xử lý nợ xấu, với mục tiêu xử lý khoảng 10.000 - 15.000 tỷ đồng. Trong quý I/2019, Sacombank xử lý được 5.000 tỷ đồng. Sacombank tiếp tục rao bán tài sản xử lý nợ xấu trị giá 3.000 tỷ đồng tại TP.HCM và Bình Dương.

Trong khi đó, một số ngân hàng khác như SHB, MSB, HDBank có phần lạc quan hơn khi đã xử lý được nợ xấu ở thời hậu M&A. Ngay trong năm 2012 sáp nhập Habubank, SHB có lợi nhuận trước thuế 1.825 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận sau thuế và sau khi bù đắp lỗ lũy kế của Habubank chỉ còn 26 tỷ đồng. Trước sáp nhập, tỷ lệ nợ xấu SHB chỉ là 2,67%, sau đón nhận Habubank, lên tới 8,52%. Nhưng đến cuối năm 2018, tỷ lệ nợ xấu SHB còn 2,4%. Năm 2019, SHB dự kiến thu hồi 3.500 tỷ đồng nợ xấu.

Số liệu mới nhất từ phía Ngân hàng Nhà nước công bố cuối tháng 6/2019 cho thấy, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã về gần 2% so với quy định 3%, trong khi tỷ lệ nợ xấu bao gồm cả nợ tiềm ẩn và nợ đã bán cho VAMC cũng chỉ còn 5,88%/năm, thay vì mức hơn 10% cách đây 3 năm.

Diễn đàn M&A Việt Nam lần thứ 11 - năm 2019 - Diễn đàn M&A Việt Nam lần thứ 11 - năm 2019 do Báo Đầu tư và AVM Vietnam phối hợp tổ chức dưới sự bảo trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị GEM (TP.HCM) vào thứ Ba, ngày 6/8/2019.

- Với chủ đề “Thay đổi để bứt phá/Going for breakthrough”, Diễn đàn M&A Việt Nam 2019 sẽ bàn thảo các cơ hội M&A trong kỷ nguyên mới, những thay đổi cần có để thị trường M&A Việt Nam thực sự bứt phá, đem lại lợi ích cho các thành viên tham gia.

- Diễn đàn có các hoạt động chính: hội thảo chính với các diễn giả hàng đầu Việt Nam và quốc tế; vinh danh thương vụ và nhà tư vấn M&A tiêu biểu 2018 – 2019; tiệc tối kết nối đầu tư; phát hành Đặc san Toàn cảnh thị trường M&A 2019 (tiếng Việt - Anh); Khoá đào tạo quốc tế Chiến lược M&A để tăng trưởng đột phá.

Theo Vân Linh
baodautu.vn

Tin bài khác
Lãi suất ngân hàng ngày 19/4/2025: OCB bất ngờ tăng mạnh các kỳ hạn

Lãi suất ngân hàng ngày 19/4/2025: OCB bất ngờ tăng mạnh các kỳ hạn

Lãi suất ngân hàng ngày 19/4/2025, OCB bất ngờ điều chỉnh tăng lãi suất huy động mạnh mẽ. Nhiều ngân hàng cũng niêm yết mức lãi suất vượt 6%, thậm chí lên tới 9,65% kèm điều kiện đặc biệt.
Ngân hàng báo lãi cao quý I, lợi nhuận tăng vọt nhờ tín dụng

Ngân hàng báo lãi cao quý I, lợi nhuận tăng vọt nhờ tín dụng

Lợi nhuận quý I/2025 của nhiều ngân hàng tăng trưởng ấn tượng, nhiều đơn vị lập kỷ lục mới nhờ tín dụng khởi sắc, hoạt động kinh tế sôi động và chi phí hoạt động được tiết giảm hiệu quả.
Từ năm 2025, bỏ “room” tín dụng cho nhiều nhóm ngân hàng

Từ năm 2025, bỏ “room” tín dụng cho nhiều nhóm ngân hàng

Từ năm 2025, các ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, Ngân hàng Hợp tác xã và tổ chức tín dụng phi ngân hàng sẽ không còn bị áp dụng cơ chế phân bổ hạn mức tăng trưởng tín dụng (còn gọi là “room” tín dụng), theo thông báo mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Lãi suất ngân hàng ngày 18/4/2025: Biến động mới trên thị trường

Lãi suất ngân hàng ngày 18/4/2025: Biến động mới trên thị trường

Lãi suất ngân hàng ngày 18/4/2025, tiếp tục có sự điều chỉnh, với một số ngân hàng tăng nhẹ lãi suất kỳ hạn dài, trong khi một số ngân hàng lớn duy trì mức lãi suất ổn định.
Lợi nhuận quý I/2025 của SeABank đạt 4.350 tỷ đồng, tăng gần 189%

Lợi nhuận quý I/2025 của SeABank đạt 4.350 tỷ đồng, tăng gần 189%

SeABank ghi dấu ấn quý đầu năm 2025 với lợi nhuận trước thuế đạt 4.350 tỷ đồng, tăng gần 189%, khẳng định năng lực tăng trưởng mạnh mẽ và quản trị hiệu quả.
Lãi suất ngân hàng ngày 17/4/2025: Điều chỉnh tăng nhẹ

Lãi suất ngân hàng ngày 17/4/2025: Điều chỉnh tăng nhẹ

Lãi suất ngân hàng ngày 17/4/2025, ghi nhận mức tăng nhẹ, dao động từ 0,2% đến 0,3% so với tuần trước, phản ánh xu hướng tăng của giá vàng và nhu cầu tín dụng.
Tham vọng triệu tỷ đồng của một ngân hàng tư nhân

Tham vọng triệu tỷ đồng của một ngân hàng tư nhân

VPBank đặt mục tiêu tổng tài sản hợp nhất đến cuối năm 2025 tăng 23% lên hơn 1,13 triệu tỷ đồng, trở thành ngân hàng tiếp theo ghi danh vào câu lạc bộ “triệu tỷ”.
Thái Bình: Nguồn vốn tín dụng chính sách tiếp tục là đòn bẩy cho phát triển bền vững

Thái Bình: Nguồn vốn tín dụng chính sách tiếp tục là đòn bẩy cho phát triển bền vững

Trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, tín dụng chính sách tiếp tục là điểm tựa vững chắc cho người nghèo và các đối tượng yếu thế trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
Nhân sự mới của PGBank có liên hệ thế nào với Thành Công Group ?

Nhân sự mới của PGBank có liên hệ thế nào với Thành Công Group ?

PGBank bất ngờ thay đổi nhân sự cấp cao, loại Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐQT, đưa loạt nhân sự từ Tập đoàn Thành Công vào HĐQT nhiệm kỳ mới, hé lộ chiến lược mới.
Người trẻ đang thay đổi thói quen tài chính nhờ ngân hàng số ?

Người trẻ đang thay đổi thói quen tài chính nhờ ngân hàng số ?

Ngân hàng số đang thay đổi cách người trẻ Việt quản lý tài chính, từ tiết kiệm, chi tiêu đến đầu tư – nhanh chóng, tiện lợi và hiện đại.
Lãi suất ngân hàng ngày 16/4/2025: Xu hướng giảm tiếp tục lan rộng

Lãi suất ngân hàng ngày 16/4/2025: Xu hướng giảm tiếp tục lan rộng

Lãi suất ngân hàng ngày 16/4/2025, nhiều ngân hàng tiếp tục giảm, phản ánh xu hướng hạ nhiệt trên thị trường tài chính, tạo cơ hội cho người gửi tiết kiệm và doanh nghiệp vay vốn.
Tín dụng ưu đãi cho ngành nông, lâm, thủy sản được nâng lên 100.000 tỷ đồng

Tín dụng ưu đãi cho ngành nông, lâm, thủy sản được nâng lên 100.000 tỷ đồng

Ngày 15/4, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Công văn số 2756/NHNN-TD, yêu cầu các ngân hàng thương mại triển khai chương trình tín dụng hỗ trợ ngành nông, lâm, thủy sản, với quy mô cho vay lên tới 100.000 tỷ đồng.
Mở rộng gói tín dụng nông, lâm, thủy sản lên hơn 100.000 tỷ đồng – Cơ hội tiếp cận vốn ưu đãi cho người dân và doanh nghiệp

Mở rộng gói tín dụng nông, lâm, thủy sản lên hơn 100.000 tỷ đồng – Cơ hội tiếp cận vốn ưu đãi cho người dân và doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa chính thức triển khai Chương trình tín dụng ưu đãi quy mô 100.000 tỷ đồng dành cho lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, mở rộng từ chương trình trước đây vốn chỉ áp dụng cho lâm sản và thủy sản.
Chủ tịch Ngân hàng MB để xuất được tự chủ trả lương

Chủ tịch Ngân hàng MB để xuất được tự chủ trả lương

Chủ tịch ngân hàng MB - Lưu Trung Thái đề xuất trao quyền tự chủ lương thưởng cho DNNN, tương tự doanh nghiệp tư nhân, nhằm thu hút nhân tài và thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ trong khu vực kinh tế Nhà nước.
Lãi suất ngân hàng ngày 15/4/2025: Tăng mạnh bất ngờ

Lãi suất ngân hàng ngày 15/4/2025: Tăng mạnh bất ngờ

Lãi suất ngân hàng ngày 15/4/2025, chứng kiến một số ngân hàng bất ngờ tăng lãi suất huy động. Trong đó, đặc biệt là ngân hàng CIMB Bank và ngân hàng ABBank.