
Doanh nghiệp FDI cần tận dụng tốt cơ hội từ dòng vốn đầu tư đang dịch chuyển
Vốn giải ngân 8 tháng năm nay đang đạt mức kỷ lục, với tốc độ tăng trưởng 2 con số. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với nỗi lo vốn đầu tư nước ngoài đăng ký mới đang xu hướng giảm.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, các dự án đầu tư nước ngoài giải ngân được trong 8 tháng 2020 đạt 11,35 tỷ USD và 8 tháng năm 2021 đạt 11,58 tỷ USD. Kết quả giải ngân vốn đầu tư nước ngoài trong 8 tháng năm 2022 là rất tích cực. Vốn đầu tư nước ngoài thực hiện đạt 12,8 tỷ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2021 và tăng hơn 3 điểm phần trăm so với 7 tháng. Đây có thể coi là con số “kỷ lục”, so với ngay cả trước thời điểm dịch COVID-19 xảy ra.
Việc Việt Nam mở cửa trở lại các hoạt động kinh tế đã góp phần quan trọng để các nhà đầu tư nước ngoài tăng tốc triển khai các dự án của mình. Mới đây, nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2, với tổng mức đầu tư gần 2,8 tỷ USD, đã chính thức được vận hành thương mại. Dự án này đi vào hoạt động giúp cung cấp thêm khoảng 7,8 tỷ kWh điện/năm lên lưới điện quốc gia, góp phần đáp ứng nhu cầu năng lượng phục vụ sản xuất, kinh doanh. Dự án Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển của Samsung tại Hà Nội dự kiến hoàn thành vào cuối năm nay. Các khoản tăng vốn của Samsung, trị giá hơn 2 tỷ USD ở Thái Nguyên và Thành phố Hồ Chí Minh cũng sẽ sớm được đưa vào thực hiện.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, trên thực tế, vốn giải ngân mới là con số quan trọng, bởi đó là dòng vốn thực đưa vào nền kinh tế, tạo thêm năng lực sản xuất cho nền kinh tế. Tuy nhiên, nếu vốn đăng ký mới suy giảm thì sẽ ảnh hưởng đến vốn giải ngân trong những giai đoạn sau.
Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, các chính sách kiểm soát dịch COVID-19 đã làm cho các nhà đầu tư nước ngoài gặp khó khăn trong việc di chuyển tới Việt Nam để tìm hiểu cơ hội đầu tư cũng như thực hiện thủ tục đăng ký dự án đầu tư mới trong các tháng cuối năm 2021. Số lượng dự án đầu tư được cấp mới trong các tháng đầu năm 2022 cũng bị ảnh hưởng theo.
Thời gian gần đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã đưa ra những cảnh báo về việc Việt Nam chưa tận dụng được cơ hội từ dòng vốn đầu tư đang dịch chuyển, nên vốn đầu tư đăng ký mới chưa phục hồi. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư- Nguyễn Chí Dũng cũng đã nhiều lần khẳng định, muốn đón đầu được dòng vốn đầu tư dịch chuyển, Việt Nam cần có sự chuẩn bị sẵn sàng về nguồn lực đất đai, nhân lực, hạ tầng… và tiếp tục cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.
Theo bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, trong bối cảnh hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới và khu vực đang đưa ra những chính sách hấp dẫn để thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài, do đó tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia. Để thu hút được dòng vốn đầu tư nước ngoài có chất lượng, có công nghệ cao và sức lan tỏa đến khu vực doanh nghiệp trong nước, Việt Nam cần tập trung vào một số giải pháp cụ thể, bao gồm: tập trung hoàn thiện thể chế về đầu tư theo hướng tạo thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài, nghiên cứu và ban hành các chính sách phù hợp với từng ngành, lĩnh vực.
Bên cạnh đó, chủ động triển khai các chiến dịch vận động xúc tiến đầu tư, khẳng định Việt Nam là điểm đến đầu tư an toàn, tin cậy. Chủ động kết nối, làm việc với các tập đoàn lớn của thế giới để trao đổi, chia sẻ các cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, kết nối giao thông thông suốt giữa các tỉnh/thành phố, các vùng/miền, tạo thuận lợi cho thu hút đầu tư, hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển.
P.V
- Sự bùng nổ EV của Châu Âu đối mặt với những thách thức về lưới điện
- Moody's hạ triển vọng tín dụng của Trung Quốc xuống mức tiêu cực
- Cop28 đang tạo tiền đề cho hoạt động buôn bán hydro toàn cầu
- Anabel Kindersley - CEO Neal's Yard Remedies: Khả năng phục hồi và sự nhanh nhẹn là phẩm chất quan trọng của nhà lãnh đạo
- Doanh nghiệp FDI sẽ tạo đòn bẩy để Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu
Cùng chuyên mục


Việt Nam đang có 34.476 doanh nghiệp hoạt động dịch vụ logistics

Dòng vốn M&A tăng mạnh tại Việt Nam do dự đoán giảm lãi suất USD và sự "áp đảo" của nhà đầu tư nước ngoài

AstraZeneca hợp tác với công ty AI để tìm ra phương pháp chữa trị ung thư

BCG Land chính thức công bố ngày lên sàn Upcom với mã BCR, giá chào sàn 12.000 đồng/cổ phiếu

Tập đoàn Hoành Sơn đã chi hơn 216 tỷ đồng nâng sở hữu tại Cao su Sao Vàng
-
TS. Cấn Văn Lực: Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã phục hồi dù vẫn còn rào cản
-
Tối ưu hóa quá trình khử cacbon trong các tòa nhà đóng vai trò quan trọng để đạt được mục tiêu net-zero
-
TS. Trần Xuân Lượng: Chưa thông qua Luật Đất đai vì cần thời gian để thống nhất một số nội dung
-
Nghị quyết 41 - Khơi khát vọng phồn vinh. Bài IV: Những nhiệm vụ đặt ra về xây dựng đội ngũ doanh nhân Việt Nam thời kỳ mới
-
PGS. TS. Bùi Thị An: Một số dự án nhà ở xã hội chưa thật sự phù hợp với điều kiện sinh sống của người dân