
Đến năm 2025, 90% cửa hàng ở Việt Nam không bán hàng giả
Từ nay đến 2025, Tổng cục Quản lý thị trường sẽ tăng cường nhiều biện pháp để đạt mục tiêu 90% các cơ sở phân phối không còn tình trạng bày bán hàng nhập lậu, hàng giả một cách công khai ở cửa hàng, trung tâm mua sắm.
90% các làng nghề, cơ sở cũng không sản xuất hàng nhái, hàng giả, các hộ kinh doanh sẽ tham gia cam kết không tiêu thụ các mặt hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ.
Ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường, cho biết như vậy tại hội thảo "Nâng cao năng lực nhận diện hàng thật - hàng giả, quyền sở hữu trí tuệ cho lực lượng chức năng và doanh nghiệp" do JETRO và Tổng cục Quản lý thị trường đồng tổ chức ngày 24-11. Theo ông Linh, hiện nay, để ngăn chặn tình trạng sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ hàng gian, hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ, Việt Nam có khoảng 8 lực lượng tham gia công tác này. Tuy nhiên, lực lượng chức năng vẫn gặp nhiều khó khăn trong phát hiện và xử lý.

Hiện nay, tình trạng hàng nhập lậu bao gồm hàng giả tiếp tục diễn biến nóng, các mặt hàng buôn lậu phổ biến vẫn là rượu, thuốc lá, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm…Việc kinh doanh hàng giả cũng chủ yếu ở các đô thị lớn, vì đem lại lợi nhuận cao, đặc biệt hàng giả những thương hiệu lớn. Nhưng một trong những yếu tố để hàng giả có "đất sống" và phát triển là sự tăng trưởng của thương mại điện tử, nhất là từ đầu năm ngoái đến nay, khi dịch bùng phát, kênh mua sắm chính của người dân chuyển sang sàn thương mại điện tử hay mạng xã hội.
Trong 9 tháng đầu năm 2021, Tổng cục Quản lý thị trường đã xử lý 3.500 vụ vi phạm sở hữu trí tuệ, nộp ngân sách hơn 3,5 triệu USD, tiêu hủy hàng hóa vi phạm 2,5 triệu USD… Tuy vậy, số lượng chưa phát hiện hay có biện pháp xử lý còn rất lớn. "Trong bối cảnh hội nhập, tham gia các cam kết thương mại tự do, việc thực thi bảo vệ sở hữu trí tuệ được yêu cầu rất cao, vì vậy, Việt Nam đang tập trung yêu cầu lực lượng chức năng tấn công các tụ điểm sản xuất hàng giả, xử lý mạnh tay các vi phạm hơn thời gian tới", ông Linh nhấn mạnh.
Để tăng cường quản lý, Bộ Công Thương vừa trình lên Chính phủ đạo luật mới về quản lý thương mại điện tử, quy trách nhiệm cho các chủ sàn trong tiêu thụ hàng kém chất lượng, hàng giả...
ĐT
- An Giang đứng đầu tại ĐBSCL về lượng khách du lịch trong Tết Quý Mão 2023
- Cán cân thương mại thặng dư gần 3,6 tỷ USD trong tháng đầu năm
- Tổng giá trị thương mại Việt Nam - Ấn Độ năm 2022 đạt 15,05 tỷ USD, tăng 13,6%
- Thêm 10,8 nghìn doanh nghiệp thành lập mới trong tháng đầu năm 2023
- Chi hơn 1 tỷ USD cung cấp miễn phí wifi trên máy bay để cạnh tranh và thu hút khách
Cùng chuyên mục


Phú Thọ: Các doanh nghiệp tập trung sản xuất trở lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán

Công ty cổ phần ELIFE: Triệu bước đi, bắt nguồn từ sản phẩm

Tết Quý Mão này bạn có hẹn với Đồi Rồng?

Vinamilk là công ty đầu tiên và duy nhất của Châu Á sở hữu giải thưởng Purity Award cho sữa bột trẻ em

Nestlé Việt Nam hỗ trợ hơn 8.000 người có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tết Nguyên đán 2023
-
TS. Phan Đức Hiếu: Những kết quả tích cực đạt được năm 2022 sẽ tạo đà tốt cho năm 2023
-
TS Cấn Văn Lực: Doanh nghiệp bất động sản cần thúc đẩy số hóa, cấu trúc lại nguồn vốn
-
Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký VINASME: Mong muốn nhất của cộng đồng doanh nghiệp vẫn là dẫn vốn cho nền kinh tế
-
Mở rộng đổi mới sáng tạo: Thách thức đáng để giải quyết
-
Đâu là nút thắt cản trở sự hồi phục của du khách quốc tế đến Việt Nam ở thời điểm này?