Thứ bảy 30/11/2024 10:43
Hotline: 024.355.63.010
Doanh nghiệp - Doanh nhân

Dấu ấn của Starbucks ra sao sau 10 năm gia nhập thị trường Việt?

17/03/2023 15:54
Trong khi Việt Nam là thị trường cà phê lớn nhất Đông Nam, tỷ lệ chi nhánh Starbucks bình quân đầu người ở đây cũng chỉ vào khoảng 0,9 quán trên mỗi 1 triệu người.

hương hiệu cà phê nổi tiếng Starbucks gia nhập thị trường vào năm 2013
Thương hiệu cà phê nổi tiếng Starbucks gia nhập thị trường vào năm 2013.

Năm 2023 đánh dấu tròn 10 năm thương hiệu cà phê nổi tiếng Starbucks gia nhập thị trường Việt. Dù vậy, dấu ấn của Starbucks tại Việt Nam là không quá đáng kể do sự khác biệt về giá cả cũng như hương vị và văn hóa uống cà phê.

Theo Asia Nikkei, cà phê đã trở thành một nét văn hóa đặc sắc tại Việt Nam, nơi luôn tự hào có nhiều quán cà phê hơn hầu hết mọi quốc gia khác trên trái đất. Vì vậy, khi thương hiệu cà phê nổi tiếng Starbucks gia nhập thị trường vào năm 2013, họ đã phải đối mặt với một loạt kỳ vọng khác với các thương hiệu khác của Mỹ như McDonald's và Subway, những thương hiệu đã gia nhập thị trường Việt Nam trước đó.

Trả lời với Nikkei Asia, đại diện của Starbucks cho biết công ty sẽ đánh dấu 10 năm hoạt động tại Việt Nam bằng cách mở địa điểm thứ 100. Tuy nhiên, Starbucks chối trả lời câu hỏi liệu công ty có sinh lãi ở quốc gia này hay không.

Trong khi Việt Nam là thị trường cà phê lớn nhất Đông Nam Á cả về giá trị lẫn số cửa hàng thì tỷ lệ chi nhánh Starbucks bình quân đầu người ở đây cũng chỉ vào khoảng 0,9 quán trên mỗi 1 triệu người, mức thấp nhất khu vực.

“Starbucks là thứ mà mọi người không thể mua uống mỗi ngày được. Trong khi tôi muốn đem lại những tách cà phê chất lượng mà mọi người có thể dùng hàng ngày”, cô Nguyễn Kim Ngân, chủ một quán cà phê tại thành phố Hồ Chí Minh nói với Nikkei.

Tờ Nikkei nhận định mức giá cạnh tranh là một trong những nguyên nhân khiến các quán cà phê địa phương tại Việt Nam bảo vệ được thị trường 1 tỷ USD này. Tiếp đó, hương vị và văn hóa thưởng thức cà phê đặc thù là những yếu tố tiếp theo khiến người Việt thích uống cà phê Việt.

Trong khi Starbucks bán một cốc đồ uống chỉ với chút cà phê Arabica, trộn với Siro có giá lên đến 5 USD, thì các đối thủ cạnh tranh lại bán mọi loại cà phê thay thế có thể có giá chỉ 1 USD.

Đối với Enma Bùi, đại diện một thương hiệu cà phê tại Việt Nam, trường hợp của Starbucks thì hay dở lẫn lộn. Một mặt, cô cho rằng gã khổng lồ toàn cầu đã khơi dậy nhiều sự tò mò hơn về cà phê khi hãng hiện diện tại Việt Nam; mặt khác, sự pha chế có đường của Starbucks làm nhạt khẩu vị.

“Có một khách hàng đến gặp tôi và hỏi liệu họ có thể uống một cốc caramel macchiato giống Starbucks không. Trong trường hợp này, làm thế nào để bạn thuyết phục ai đó uống cà phê đen và thưởng thức những nốt hương tuyệt vời nếu họ đã quen với những cốc cà phê như vậy?", Enma Bùi cho hay.

Mặc dù cầm những chiếc cốc Starbucks sang chảnh trên tay, hay ngồi học tập, làm việc ở các quán của thương hiệu này khá sang chảnh. Tuy nhiên với một thị trường có văn hóa cà phê sâu đậm thì đây là thứ đồ để uống chứ không phải để ngắm hay khoe khoang. Mọi người ngồi uống cà phê nói chuyện, làm việc, học tập và là một nét văn hóa thường ngày ở thị trường này.

“Tôi cho rằng những nét đặc trưng về dân số, văn hóa thưởng thức cà phê tại Việt Nam đã giải thích được tại sao các chuỗi cà phê nổi tiếng thế giới lại chẳng làm tốt như họ kỳ vọng. Các thương hiệu này nghĩ rằng họ đã làm tốt ở những thị trường Châu Á khác và dùng một chiến thuật tương tự tại Việt Nam, đó là đi theo hướng sang chảnh, đắt đỏ”, chuyên gia Nathanael Lim của Euromonitor Asia nhận định.

Thị hiếu cà phê của Việt Nam có từ thế kỷ 19. Trong những năm 2000, uống cà phê đã phát triển thành thói quen quốc gia, được thống trị bởi các chuỗi nội địa Highlands Coffee và Trung Nguyên. Không chỉ vậy, vì rào cản gia nhập ngành tương đối thấp nên hàng ngàn quán cà phê nhỏ cũng mọc lên. Nền kinh tế mở cửa của đất nước khi đó cũng đã mang những ảnh hưởng quốc tế đến gần hơn với Việt Nam.

Số lượng quán cà phê có mặt trên thị trường Việt Nam lên đến con số 19.000, chỉ thấp hơn so với ở Mỹ, Trung Quốc và Hàn Quốc, theo dữ liệu của Euromonitor. Bất chấp quy mô này, các thương hiệu nước ngoài chỉ chiếm được một thị phần tương đối nhỏ trên thị trường Việt Nam.

Các chuỗi cà phê nội vẫn thống trị thị trường cà phê Việt. (Nguồn: Euromonitor).
Các chuỗi cà phê nội vẫn thống trị thị trường cà phê Việt. (Nguồn: Euromonitor).

Trong số những thương hiệu chuỗi cà phê quốc tế vào Việt Nam đầu tiên, không nhiều cái tên có thể sống sót. Ví dụ Coffee Bean & Tea Leaf chỉ có 15 chi nhánh sau 15 năm phát triển, trong khi Gloria Jean đã phải rời bỏ Việt Nam vào năm 2017.

“Chúng tôi sẽ tiến hành cách tiếp cận thận trọng, liên kết văn hóa bản địa để hướng tới tăng trưởng bền vững”, Giám đốc Emmy Kan của Starbucks Asia Pacific nói với Nikkei nhưng từ chối trả lời tại sao hãng lại có quá ít chi nhánh ở Việt Nam đến vậy.

Hiện Việt Nam số lượng chi nhánh của Starbucks thấp nhất Đông Nam Á. Xếp ngay phía trên là Singapore cũng đã có đến 146 cửa hàng.

Cà phê ở Việt Nam mang tính xã hội, theo chia sẻ của đại diện một thương hiệu cà phê trong nước. Mọi người thích dùng bữa tại nhà hàng, sau đó chuyển đến quán cà phê để uống nước, và điều này dần trở thành một thói quen. Ngoài ra, họ cũng thích ngắm nhìn đường phố từ một quán cà phê, đôi khi ngay trên đường phố, vỉa hè thay vì Starbucks.

Hai thập kỷ trước, cà phê quan trọng đối với Việt Nam như một mặt hàng xuất khẩu mang lại lợi nhuận và là một thói quen hàng ngày. Chỉ trong những năm gần đây, nó mới mang dấu ấn của một nghề thủ công chuyên nghiệp, với việc những người uống ngày càng nhận thức rõ hơn về chất lỏng ngoáy trong ly của họ và nhận thức được rằng họ đang tham gia vào một nền văn hóa.

Cà phê vẫn là một mặt hàng xuất khẩu đem lại lợi nhuận. Dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cho thấy Việt Nam xuất khẩu 25 triệu bao hạt mỗi năm, chỉ sau Brazil. Đó là những bao 60kg, chủ yếu là cà phê robusta.

Nói một cách dễ hiểu, nhu cầu trong nước cũng rất mạnh mẽ. Theo dữ liệu của Euromonitor, thị trường cà phê của Việt Nam đã tăng 13% từ năm 2021 đến năm 2022.

Starbucks Việt Nam hay bất kỳ chuỗi quốc tế nào khác, có thể khai thác được bao lâu để đạt được mức tăng trưởng đó. Việc họ có thể khai thác được tiềm năng này hay không thì vẫn cần phải theo dõi.

Chủ tịch Starbucks khi vực châu Á Thái Bình Dương, bà Emmy Kan cho biết: “Chúng tôi sẽ thực hiện một cách tiếp cận thận trọng và phù hợp với địa phương để thúc đẩy tăng trưởng bền vững”.

Mai Hoa (t/h)

Tin bài khác
Viettel đẩy mạnh triển khai dự án Công viên Logistics tại Lạng Sơn

Viettel đẩy mạnh triển khai dự án Công viên Logistics tại Lạng Sơn

Dự án trung chuyển hàng hóa quốc tế với quy mô 143,7 ha và tổng vốn đầu tư gần 3.300 tỷ đồng, dự kiến khai trương vào ngày 11/12, đang được Tập đoàn Viettel tích cực triển khai.
Dragon Capital giảm sở hữu cổ phiếu Hóa chất Đức Giang

Dragon Capital giảm sở hữu cổ phiếu Hóa chất Đức Giang

Dragon Capital bán 740.000 cổ phiếu Hóa chất Đức Giang, giảm tỷ lệ sở hữu dưới 8%, trong khi lợi nhuận quý III/2024 của doanh nghiệp này suy giảm.
Lỗ lớn, Thủy sản Minh Phú vẫn chi 300 tỷ tiền mặt trả cổ tức

Lỗ lớn, Thủy sản Minh Phú vẫn chi 300 tỷ tiền mặt trả cổ tức

Với gần 401 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú dự kiến chi hơn 300 tỷ đồng từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế.
MENAS đồng hành cùng Hội Doanh nhân TP Hồ Chí Minh

MENAS đồng hành cùng Hội Doanh nhân TP Hồ Chí Minh

Menas Việt Nam vừa tham gia sự kiện giao thương YbaBusiness & Library – do Hội Doanh nhân trẻ TP Hồ Chí Minh tổ chức.
Doanh số phục hồi, doanh nghiệp bất động sản vẫn khó về đích?

Doanh số phục hồi, doanh nghiệp bất động sản vẫn khó về đích?

Mặc dù doanh số bán hàng đã phục hồi từ đầu năm, hầu hết các doanh nghiệp bất động sản vẫn đối mặt với khó khăn trong hoàn thành mục tiêu lợi nhuận năm 2024.
Tổng Giám đốc Thuduc House từ chức

Tổng Giám đốc Thuduc House từ chức

Biến động nhân sự tại Thuduc House không phải là điều mới. Trước ông Long, cựu Tổng Giám đốc Thuduc House Đàm Mạnh Cường cũng từ nhiệm sau gần 2,5 năm tại vị.
Gạo Trung An lý giải nguyên nhân giải thể hai công ty con

Gạo Trung An lý giải nguyên nhân giải thể hai công ty con

Công ty con bị giải thể bao gồm Công ty TNHH MTV Xuất khẩu gạo Trung An tại quận Thốt Nốt và Công ty TNHH MTV Kinh doanh Bất động sản Trung An tại quận Cái Răng, TP. Cần Thơ.
Sở hữu nhiều giải thưởng uy tín, GELEX tiếp tục khẳng định vị thế

Sở hữu nhiều giải thưởng uy tín, GELEX tiếp tục khẳng định vị thế

CEO Gelex Nguyễn Văn Tuấn đã thành công thâu tóm 10% vốn Eximbank, khẳng định tiềm lực tài chính mạnh mẽ, gia tăng sức mạnh cho đế chế tài chính của mình.
Tập đoàn Ngân Tín thực hiện dự án khu đô thị 3.000 tỷ đồng tại Bình Định

Tập đoàn Ngân Tín thực hiện dự án khu đô thị 3.000 tỷ đồng tại Bình Định

Công ty thành viên của Tập đoàn Ngân Tín vừa được công nhận trúng đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện Dự án Khu đô thị Tây Nam xã Nhơn Lý, với số tiền đấu giá hơn 548 tỷ đồng và tổng mức đầu tư tối thiểu lên tới 2.264 tỷ đồng.
Black Friday: Chi phí marketing online tăng cao trong cuộc chiến giữa Temu và Shein

Black Friday: Chi phí marketing online tăng cao trong cuộc chiến giữa Temu và Shein

Cuộc chiến giữa Temu và Shein trong mùa Black Friday khiến chi phí marketing online leo thang, đẩy các nhà bán lẻ khác vào thế khó khi cả hai chi mạnh tay cho từ khóa của đối thủ.
VinFast thu hẹp khoản lỗ, doanh thu tăng mạnh nhờ doanh số bán xe

VinFast thu hẹp khoản lỗ, doanh thu tăng mạnh nhờ doanh số bán xe

VinFast Auto cho biết, khoản lỗ trong quý III của hãng đã thu hẹp, trong khi doanh thu tăng vọt nhờ lượng xe giao tăng mạnh.
Tập đoàn Hirosawa kết nối, hợp tác với tỉnh Đồng Tháp

Tập đoàn Hirosawa kết nối, hợp tác với tỉnh Đồng Tháp

Vừa qua, Đoàn công tác từ Tập đoàn Hirosawa, do ông Sogawa Shiro – Chủ tịch Tập đoàn kiêm Phó Chủ tịch Hiệp hội các Doanh nghiệp vận tải và các trường đào tạo lái xe cơ giới Nhật Bản dẫn đầu, đã đến thăm tỉnh Đồng Tháp để trao đổi và đề xuất một số lĩnh vực hợp tác tiềm năng.
Chìa khóa cải vận: Giải pháp giúp doanh nghiệp phát triển bền vững thời suy thoái

Chìa khóa cải vận: Giải pháp giúp doanh nghiệp phát triển bền vững thời suy thoái

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, việc không nắm bắt cơ hội, không có chiến lược đúng đắn sẽ khiến doanh nghiệp bị tụt hậu, thậm chí là phá sản. Để thành công trong cuộc đua này, doanh nghiệp cần không ngừng cải tiến và ứng dụng những giải pháp phong thủy khoa học.
Cần "lực đẩy" để doanh nghiệp công nghệ Việt Nam bứt phá

Cần "lực đẩy" để doanh nghiệp công nghệ Việt Nam bứt phá

Doanh nghiệp công nghệ Việt có cơ hội lớn từ thị trường và dòng vốn FDI, nhưng cần vượt qua thách thức về nhân lực, hạ tầng và chính sách để phát triển mạnh mẽ.
Biến động "ghế nóng" tại REE Corporation: Chuyển giao và thử thách lớn

Biến động "ghế nóng" tại REE Corporation: Chuyển giao và thử thách lớn

Với sự trở lại của bà Nguyễn Thị Mai Thanh, REE bước vào giai đoạn mới đầy thử thách. Liệu sự thay đổi lãnh đạo có thể giúp công ty vượt qua khó khăn tài chính?