Công bố hoàn thành số hóa truyền hình mặt đất
- Hội nhập
- 08:39 12/01/2021
DNHN - Bộ Thông tin và Truyền thông công bố Việt Nam đã hoàn tất việc tắt sóng truyền hình tương tự mặt đất (analog).
Thông tin này được Bộ Thông tin và Truyền thông công bố tại buổi họp báo ngày 11/1. Điều này đồng nghĩa với việc chính thức hoàn thành Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất (Đề án số hóa truyền hình) được ban hành theo Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định:“Công nghệ truyền hình đã trải qua nhiều cuộc cách mạng như truyền hình cơ học, truyền hình điện tử (đen trắng), truyền hình màu, đến nay là truyền hình số và trong tương lai sẽ là truyền hình thông minh, truyền hình 3D”.
Trước đây, với truyền hình mặt đất thì một kênh tần số chỉ có thể phát sóng một kênh chương trình truyền hình.
Khi tắt sóng truyền hình tương tự (analog), người dân sẽ có 3 cách để xem truyền hình số là mua đầu thu chuẩn DVB T2/MPEG4, đăng ký dịch vụ truyền hình trả tiền hoặc mua tivi tích hợp sẵn đầu thu kỹ thuật số.
Sau quá trình phát triển và hiện đại hoá thì hiện nay một kênh tần số có thể phát sóng tới 30 kênh chương trình truyền hình. Tại nhiều địa phương, người dân đã có thể thu xem từ 40 đến 60 kênh chương trình SDTV và hơn 10 kênh chương trình HDTV, trong đó có bảy kênh thiết yếu phục vụ nhiệm vụ chính trị-xã hội.
Đề án số hóa truyền hình đã hoàn thành việc chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất từ công nghệ analog sang công nghệ số trên phạm vi toàn quốc với gần 100 triệu dân/26 triệu hộ gia đình, có địa hình trải dài và đồi núi phức tạp. Từ đó, đã giải phóng 112 MHz trên băng tần 700 MHz, băng tần có độ phủ sóng tốt nhất hiện nay cho thông tin di động 5G toàn quốc.
Thành tựu đáng kể là Việt Nam đã hỗ trợ đầu thu số cho 1,9 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn quốc gia từ năm 2015 đến 2020. Vùng phủ sóng truyền hình số mặt đất đã đạt 80% dân cư (vượt 10 điểm % so với mục tiêu đề ra) so với 50% dân cư của năm 2011.
Trải qua chín năm thực thi, Đề án số hóa truyền hình đã đạt và vượt tất cả các mục tiêu ban đầu đã đề ra, góp phần thực hiện cam kết của toàn khối ASEAN vào năm 2010 là tắt sóng hoàn toàn truyền hình tương tự mặt đất (Analog) vào năm 2020.
Điều đáng tự hào là trong ASEAN, Việt Nam là nước thứ 5/10 hoàn thành việc tắt sóng truyền hình tương tự (Brunei năm 2017, Singapore năm 2019, Malaysia năm 2019, Thailand năm 2020).
Như vậy, Việt Nam đã giữ đúng cam kết với toàn khối ASEAN – hoàn thành đúng hạn việc tắt sóng trước năm 2020, trong khi là nước đông dân nhất trong năm nước đã hoàn thành cam kết này.
Trên thế giới, mặc dù Việt Nam có dân số đứng thứ 15 và thu nhập đứng thứ 130/193 nước nhưng đứng thứ 78/193 nước hoàn thành tắt sóng truyền hình tương tự mặt đất.
Điểm đột phá lớn nhất là Việt Nam đã đi thẳng vào công nghệ tiên tiến DVB-T2 (bỏ qua công nghệ DVB-T). Vào thời điểm 2011, cũng chỉ có sáu nước sử dụng DVB-T2 trong số 147 nước sử dụng DVB-T hoặc DVB-T2. Đến 2020, có 102 nước đã sử dụng DVB-T2 trong số 162 nước sử dụng DVB-T hoặc DVB-T2.
Đề án số hóa truyền hình theo Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ được thực hiện thành công đã góp phần thực hiện bốn mục tiêu lớn, bao gồm: hoàn thành việc chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất từ công nghệ tương tự sang công nghệ số trên phạm vi toàn quốc với gần 100 triệu dân/26 triệu hộ gia đình. Đã giải phóng 112MHz trên băng tần 700MHz, là băng tần có độ phủ sóng tốt nhất hiện nay cho thông tin di động 5G toàn quốc;
Mở rộng vùng phủ sóng truyền hình số mặt đất, từ phủ trung tâm của 40 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2011 (tương đương 50% dân số) đến nay đã vươn đến tất cả 63 địa phương trên toàn quốc (tương đương với 80% dân số), xuống đến nhiều huyện, xã, thôn, bản.
Thu hút được nguồn lực xã hội để phủ sóng truyền hình số mặt đất. Trong 9 năm qua, đầu tư cho phủ sóng truyền hình số mặt đất đã thêm gần 2000 tỷ, trong đó vốn xã hội hóa đạt trên 50%;
100% các Đài Phát thanh truyền hình địa phương đã được tổ chức, sắp xếp theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa tập trung vào sản xuất nội dung chương trình và thuê dịch vụ truyền dẫn phát sóng, trong khi trước 2011 thì 100% các nhà đài vừa làm nội dung, vừa truyền dẫn, phát sóng.
Phương Ngân
Tin liên quan
- Xây dựng và hoàn thiện nền tài chính quốc gia theo hướng hiện đại, phát triển bền vững
- Báo Thái Lan ấn tượng với chiến lược gạo của Việt Nam
- Trung Quốc tước "ngôi vương" của Mỹ để trở thành nước thu hút FDI nhiều nhất thế giới
- Vị thế của Việt Nam qua góc nhìn các Đại sứ và kỳ vọng thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng
- Những doanh nhân Việt từng lên núi ở ẩn ngẫm việc đời và tìm kiếm những giá trị cao hơn vật chất
Đọc thêm Hội nhập
Vị thế của Việt Nam qua góc nhìn các Đại sứ và kỳ vọng thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng
Nhân dịp xuân mới Tân Sửu, Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập gửi tới quý bạn đọc ý kiến của các Đại sứ tại Việt Nam về cái nhìn tổng quan trong năm 2020 đầy biến động và đưa ra kỳ vọng cho năm tới.
Cảnh báo mới nhất từ châu Âu về 3 biến thể đặc biệt nguy hiểm của SARS-CoV-2
ECDC đã phát đi cảnh báo về 3 biến thể mới của virus SARS-CoV-2 xuất hiện ở Anh, Nam Phi và Brazil có nguy cơ cao gây ra nhiều ca mắc, nhập viện và tử vong do Covid-19 ở châu Âu.
Cập nhật thông tin dịch Covid-19 đến ngày 21/1: Việt Nam đang kiểm soát tốt!
Đáng chú ý, Việt Nam chuẩn bị tiêm thử nghiệm trên người vắc-xin thứ hai tự sản xuất; Nga đăng ký lưu hành vắc-xin Sputnik V tại EU; Hãng dược Mỹ Pfizer mới đây thông báo việc giao vắc-xin sẽ bị trì hoãn...
Tổng thống đắc cử Joe Biden ký 17 sắc lệnh hành pháp trong những giờ đầu tiên lên nắm quyền
Sau khi vào Nhà Trắng, ông Biden đã ký một loạt sắc lệnh nhằm khôi phục nhiều chính sách từ thời cựu Tổng thống Obama và đảo ngược một số chính sách của chính quyền ông Trump mà đội ngũ của ông Biden cho là “gây tổn hại nghiêm trọng nhất” đối với Mỹ.
Ông Biden xúc động tạm biệt quê nhà để tới Washington nhậm chức
Tổng thống đắc cử Joe Biden hôm 19/1 đã có bài phát biểu chia tay đầy cảm xúc tại bang quê nhà Delaware trước khi ông và vợ đến Washington để chuẩn bị cho lễ nhậm chức.
Thấy gì sau quyết định đầu tư dự án trị giá 270 triệu USD của Foxconn
Foxconn – một trong những hãng chế tạo linh kiện điện tử và máy tính lớn nhất thế giới, chuyên sản xuất các sản phẩm cho Apple - đã quyết định chuyển một phần dây chuyền sản xuất máy tính sang Việt Nam.
Đại dịch Covid-19 mang lại 3 bài học đắt giá nổi bật
Bài học về sự chuẩn bị và ứng phó đối với đại dịch; sức khỏe của con người, động vật và hành tinh có mối liên hệ mật thiết và thế giới cần một WHO mạnh mẽ..
Lễ nhậm chức của ông Joe Biden sẽ diễn ra theo cách chưa từng có
Tổng thống đắc cử Joe Biden sẽ chính thức trở thành ông chủ Nhà Trắng vào ngày 20/1. Do ảnh hưởng từ Đại dịch Covid-19 và lo ngại an ninh, lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ thứ 46 sẽ diễn ra theo cách chưa từng có...
Dịch Covid-19 gia tăng đáng ngại ở các nước Đông Nam Á
Dịch Covid-19 đang có diễn biến phức tạp theo hướng lây lan mạnh ở nhiều nước Đông Nam Á. Tại một số quốc gia đã ghi nhận mức tăng kỷ lục số ca nhiễm Covid-19.
Giới nhà giàu Trung Quốc mạnh tay mua sắm bất chấp Covid-19
Mặc dù bị hạn chế đi du lịch nước ngoài do Covid-19, nhà giàu Trung Quốc đã chi 340 tỷ nhân dân tệ (54 tỷ USD) để mua trang sức, túi xách, quần áo, khiến nhu cầu hàng xa xỉ nội địa tăng vọt.