Chính sách giãn nợ, giảm lãi suất cho vay bắt đầu 'ngấm'
- Tài chính - Ngân hàng
- 16:18 01/04/2020
Hàng loạt nhà băng đang khẩn trương rà soát từng khách hàng, đưa ra chính sách trợ giúp đến từng đối tượng khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Theo thống kê chưa đầy đủ, sau 2 tuần kể từ khi Thông tư 01 ban hành, chỉ tính riêng ngân hàng có quy mô lớn đã có khoảng 100.000 tỷ đồng được giảm lãi suất.
![]() |
Sau 2 tuần kể từ khi Thông tư 01 ban hành, chỉ tính riêng ngân hàng có quy mô lớn đã có khoảng 100.000 tỷ đồng được giảm lãi suất (Ảnh minh hoạ: Internet) |
100.000 tỷ đồng đã được giải ngân
Ông Nguyễn Đình Vinh, Phó tổng giám đốc Vietinbank, cho biết đến thời điểm hiện nay, Vietinbank nhận được đề nghị hỗ trợ từ khoảng 115 khách hàng bị ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, với quy mô dư nợ lên đến gần 16.000 tỷ đồng. “Giai đoạn vừa qua, chúng tôi đã giải ngân cho gần 550 khách hàng với quy mô dư nợ gần 11.000 tỷ đồng”, ông Vinh cho biết.
Theo báo cáo tại Hội nghị trực tuyến toàn hệ thống Vietcombank được tổ chức ngày 30/3, hiện tổng số dư nợ các ngành/lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi Covid-19 được Vietcombank hỗ trợ, ưu đãi lãi suất thấp hơn 0,5% - 1,5% lên tới trên 112.700 tỷ đồng.
Từ ngày 23/1/2020 đến nay, Vietcombank đã thực hiện giải ngân hơn 41.200 tỷ đồng góp phần hỗ trợ đáng kể cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và cân đối dòng tiền.
Chẳng hạn, riêng Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) có 7.000 tỷ đồng được giảm lãi, đồng thời hạn mức cho vay mới tăng thêm 6.000 tỷ đồng, với lãi suất thấp.
Vietcombank cho biết, đến nay, tổng dư nợ của các khách hàng gặp khó khăn tạm thời do bị ảnh hưởng bởi Covid-19 được ngân hàng này giữ nguyên nhóm nợ từ đầu năm đến nay trên 8.200 tỷ đồng. Trong thời gian tới, nhiều trường hợp trong tổng số hơn 50.000 tỷ đồng dư nợ cho vay bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 sẽ được Vietcombank xem xét cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo quy định.
Ông Lê Minh Châu, Chủ tịch Hội đồng thành viên TKV, chia sẻ đối với TKV, gói hỗ trợ của Vietcombank vô cùng ý nghĩa, giúp Tập đoàn vượt qua khó khăn dịch bệnh và gần 10 vạn người lao động ổn định, yên tâm làm việc.
Tuy nhiên, theo bà Bùi Thị Thanh Hương, Tổng giám đốc Sungroup, ngoài việc giảm lãi vay, điều được các doanh nghiệp đánh giá thiết thực đó là chính sách giãn nợ cho doanh nghiệp. “Ngoài câu chuyện giảm lãi vay thì quan trọng hơn là câu chuyện tái cấu trúc lại khoản vay giúp doanh nghiệp giãn thời gian trả nợ do dòng tiền bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19”, bà Hương cho hay.
Theo các chuyên gia, chương trình giải ngân tín dụng 285.000 tỷ đồng mà ngành ngân hàng đang triển khai nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp không phải từ nguồn ngân sách nhà nước mà từ nguồn vốn huy động trong dân cư và sắp xếp để cho vay, giãn nợ cho doanh nghiệp. Vì vậy, đây là nỗ lực lớn của các ngân hàng.
Thống kê chỉ tính riêng các ngân hàng có quy mô lớn đã có khoảng 100.000 tỷ đồng được giảm lãi suất "đến tay" các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19.
Tăng thêm trách nhiệm "cứu" doanh nghiệp
Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), dịch bệnh vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, tiếp tục ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân trong thời gian tới. Nhiệm vụ phòng, chống và khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của dịch là rất cấp bách.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, ngày 31/3/2020, Thống đốc NHNN đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-NHNN về các giải pháp cấp bách của ngành ngân hàng nhằm tăng cường phòng chống và khắc phục khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid-19.
Trong đó, yêu cầu đối với các đơn vị tại NHNN Trung ương thường xuyên nghiên cứu, dự báo, đánh giá tác động của dịch bệnh đối với nền kinh tế; bám sát diễn biến thị trường trong và ngoài nước để cập nhật, điều chỉnh các kịch bản điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng phù hợp; chủ động điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, điều tiết nghiệp vụ thị trường mở với kỳ hạn, khối lượng, lãi suất hợp lý và chuẩn bị các phương án hỗ trợ khi cần thiết để đảm bảo thanh khoản thị trường thông suốt, cung ứng vốn kịp thời, giảm lãi suất cho vay đối với nền kinh tế, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát theo mục tiêu.
Chỉ thị yêu cầu các tổ chức tín dụng chủ động rà soát, cắt giảm các chi phí hoạt động, đặc biệt là chi lương, thưởng, kịp thời điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính phù hợp với thực tế trước khi tổ chức đại hội cổ đông, trước mắt không chia cổ tức bằng tiền mặt để tập trung nguồn lực giảm mạnh lãi suất cho vay đối với dư nợ hiện nay và các khoản cho vay mới.
Chia sẻ với Thời báo Kinh Doanh, đại diện một ngân hàng thương mại cho hay, Chỉ thị 02 vừa được NHNN ban hành sẽ tăng thêm trách nhiệm “cứu” doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 của các ngân hàng. Bởi vậy, các ngân hàng đang cấp bách lên kế hoạch “ứng cứu”.
“Ngân hàng chủ động tự cân đối, tính toán khoanh, giãn, hoãn nợ, giảm phí trên tinh thần tự lực. Đồng thời, đẩy mạnh tiết kiệm chi phí, nhất là chi phí quản lý hành chính để không ảnh hưởng sâu tới kế hoạch tài chính, nhất là kế hoạch lợi nhuận”, đại diện một ngân hàng cho hay.
Thanh Hoa
Tin liên quan
#giãn nợ

Ngành ngân hàng cam kết giãn nợ, đảm bảo nguồn vốn cho doanh nghiệp
Để tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp (DN) bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, trong những ngày đầu tháng 6/2020 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã phối hợp với UBND các tỉnh Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức Hội nghị Kết nối Ngân hàng- DN. Tại mỗi địa phương, NHNN đều lắng nghe vướng mắc và có hướng giải quyết kịp thời nhằm đảm bảo nguồn vốn giúp DN vượt khó.

Đơn xin giãn, hoãn nợ của các cá nhân dồn dập gửi về ngân hàng
Không chỉ doanh nghiệp, hàng chục ngàn cá nhân vay vốn ngân hàng cũng có nguy cơ rơi vào nợ xấu, vì thu nhập của người dân sút giảm hoặc mất việc do “bão” Covid-19. Đơn xin giãn, hoãn nợ của các cá nhân dồn dập gửi về ngân hàng.
Đọc thêm Tài chính - Ngân hàng
Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương: Nếu duy trì lãi suất quá lâu, Lợi nhuận Ngân hàng bị xói mòn
Nếu tình trạng căng thẳng hiện tại tiếp diễn, lãi suất có thể sẽ tiếp tục được giữ ở mức thấp. Tuy vậy, nếu lãi suất thấp duy trì quá lâu, lợi nhuận của ngân hàng có thể bị xói mòn…
Việt Nam là một trong những nước giảm lãi suất mạnh nhất trong khu vực
Không nằm ngoài xu hướng chung, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có đến 3 lần liên tục điều chỉnh giảm đồng bộ các mức lãi suất với quy mô tương đối lớn.
Các ngân hàng tung nhiều gói hỗ trợ doanh nghiệp sau làn sóng thứ 3 của đại dịch COVID-19
Trước làn sóng thứ 3 của đại dịch COVID-19, những “ông lớn” ngân hàng như: BIDV, Vietcombank, VietinBank hay Agribank đang giảm mạnh lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi...
Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp - chưa hết “nóng”
Việc tăng gấp đôi, gấp ba lượng trái phiếu doanh nghiệp nắm giữ đã giúp nhiều nhà băng giữ phong độ lợi nhuận năm 2020, bất chấp tín dụng tăng trưởng chậm.
Đồng hành cùng khách hàng chống dịch, phát triển kinh tế, HDBank tiếp tục giảm lãi suất cho vay
HDBank tiếp tục triển khai các gói hỗ trợ dành cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp siêu nhỏ với lãi suất giảm sâu, lãi suất hấp dẫn chỉ còn từ 3%/năm – tùy chương trình.
Ngành Ngân hàng: Lãi suất gửi vào giảm, vay vốn lãi suất cao
Đầu năm 2021 lãi suất tiết kiệm tại nhiều ngân hàng tiếp tục giảm. Dự báo cho thấy, lãi suất huy động còn duy trì ở mức thấp trong nhiều tháng nữa.
Vắc-xin sẽ quyết định hiệu quả ngành Ngân hàng trong năm 2021
Nguồn gốc của các khoản nợ tiềm ẩn liên quan đén vấn đề sản xuất kinh doanh nên sẽ dễ dàng phục hồi. Năm 2020, dù phải đối mặt với khó khăn do ảnh hưởng tiêu cực từ Đại dịch Covid-19, nhưng nhiều ngân hàng đã vượt chỉ tiêu lợi nhuận đưa ra cả năm.
Lịch sử những cơn sóng của Bitcoin
Bitcoin xuất hiện vào ngày 31 tháng 10 năm 2008, cha đẻ là một nhân vật ẩn danh, lấy tên Satoshi Nakamoto.
Bitcoin phục hồi trở lại trên 50.000 đô la sau phiên mua bán của Square
Giá của Bitcoin đã tăng trở lại vào thứ Tư sau đợt bán tháo mạnh, leo lên ngưỡng trên 50.000 đô la sau khi công ty dịch vụ tài chính Square thông báo họ đã mua số tiền điện tử trị giá 170 triệu đô la.
9 ngân hàng Việt trong top 500 thương hiệu ngân hàng giá trị nhất thế giới
Trong bảng xếp hạng Top 500 ngân hàng có giá trị thương hiệu lớn nhất thế giới năm 2021 của Brand Finance, ngành Ngân hàng Việt Nam có 5 thương hiệu.