Cắt giảm điều kiện kinh doanh- Còn cần rất nhiều nỗ lực
- Sự kiện
- 08:29 15/11/2018
Ngày 14/11/2018, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức hội thảo “Đánh giá chất lượng cắt giảm điều kiện kinh doanh: Kết quả, vấn đề và kiến nghị”.
Khảo sát về các điều kiện kinh doanh mới đang dừng ở cấp độ các nghị định
Báo cáo sơ bộ của CIEM cho thấy mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong cải thiện môi trường kinh doanh nói chung và cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh thế nhưng sự biến tướng, “thay hình đổi dạng” của các điều kiện kinh doanh dẫn tới hệ quả hoạt động kinh doanh bị cản trở, bị can thiệp quá mức, việc gia nhập thị trường và cạnh tranh trên thị trường bị bóp méo, trong khi các lợi ích công cộng vẫn không được bảo vệ.
Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành rà soát và đề xuất cắt giảm 50% số điều kiện kinh doanh; hoàn thành và trình Chính phủ ký ban hành trước ngày 31/10/2018. Song theo ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng CIEM cho hay, các điều kiện kinh doanh thực sự được bãi bỏ chỉ là 771, trong khi đó có 29 điều kiện kinh doanh phát sinh. Nếu tính tổng số các điều kiện kinh doanh hiện hành, thì việc cắt giảm là không đạt 50% như yêu cầu của Chính phủ.
Điểm đáng quan ngại là vẫn có những sự cắt giảm điều kiện kinh doanh chẳng mang lại tác động gì. Đặc biệt, có những quy định được bổ sung điều kiện kinh doanh lại gây khó khăn cho doanh nghiệp. Thêm vào đó là tình trạng chất lượng thấp của các quy định về điều kiện kinh doanh; còn yếu về tư duy quản lý và hệ thống quản lý theo phương pháp rủi ro. Bên cạnh đó, hệ thống kiểm soát chất lượng quy định về điều kiện kinh doanh không hiệu quả; thiếu cơ chế bảo đảm thực thi đầy đủ. Không những thế còn thiếu nhận thức đúng về bản chất giấy phép, điều kiện kinh doanh…
Ví dụ được đưa ra là một số quy định trong Nghị định 49/2018/NĐ-CP quy định về yêu cầu kiểm định chất lượng giáo dục. Nghị định này yêu cầu cơ sở kiểm định chất lượng giáo dục phải có ít nhất 10 kiểm định viên, có trụ sở ổn định hai năm, có phòng làm việc cho mỗi kiểm định viên tối thiểu 8 m2… “Quy định này cứ như cho các trường mẫu giáo. Nó là các điều kiện kinh doanh mà các bộ đã bãi bỏ thì lại xuất hiện trong lĩnh vực giáo dục”, ông Hiếu nhận xét.
Bà Nguyễn Minh Thảo, Ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh phân tích thêm, có việc điều kiện kinh doanh sửa đổi gây khó khăn hơn cho doanh nghiệp. Theo đó, vẫn còn nhiều quy định không rõ ràng, khó tiên liệu, tiềm ẩn rủi ro cho doanh nghiệp; số điều kiện dinh doanh quy định chung chung, thiếu rõ, khó tiên liệu, vào tạo rủi ro cho doanh nghiệp; chứng chỉ hành nghề chỉ do các cơ quan quản lý nhà nước cấp tồn tại ở hầu hết các lĩnh vực (nhất là trong lĩnh vực xây dựng); mở rộng thêm các quy định về điều kiện doanh doanh trong thủ tục hồ sơ.
Trong khi đó chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh mô tả, nhiều điều kiện kinh doanh hiện nay hoàn toàn lạc hậu so với cách mạng công nghiệp 4.0. Trong khi đó, Việt Nam đang hội nhập sâu, thị trường trong nước là thị trường của cộng đồng ASEAN, sắp tới là CPTPP, hàng hóa nhập khẩu giảm thuế từ 0-5%. "Cắt giảm điều kiện kinh doanh là cuộc chiến đấu lâu dài gian khổ, khẩn cấp và cần thiết", ông Doanh chia sẻ.
Chia sẻ quan điểm này, Viện trưởng CIEM Nguyễn Đình Cung thừa nhận, bao nhiêu đợt cải cách điều kiện kinh doanh nhưng vẫn còn thấy không thành công, những nỗ lực kiến nghị của mình vẫn đạt được kết quả rất thấp. “Cải cách phải liên tục, nhất quán, có áp lực bên ngoài thì mới làm được", ông Cung nói.
Bình luận về các kết quả khảo sát trên, ông Đậu Anh Tuấn- Trưởng Ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng các nghị định được ban hành tuy là của Chính phủ nhưng mang bóng dáng các bộ rất rõ. Một nghị định được ban hành theo ông Tuấn cần trả lời rành rẽ hai câu hỏi, một là bộ sẽ đóng vai trò gì, hai là nghĩa vụ của bộ là gì.
Vẫn theo ông Tuấn qua việc rà soát các điều kiện kinh doanh cho thấy tư duy nhà nước can thiệp còn rất rõ. Chẳng hạn có cơ quan vẫn muốn thẩm định phương án kinh doanh của doanh nghiệp trong khi “liệu phương án được trình lên đó liệu có thật và sẽ được doanh nghiệp áp dụng hay không?”- ông Tuấn đặt câu hỏi. Còn chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng cần có một bộ “lọc” pháp lý mang tính độc lập để không có chỗ cho những điểu kiện kinh doanh bất hợp lý tồn tại và hành doanh nghiệp.
Tin liên quan
#DN

Công nghiệp chế biến, chế tạo không để phụ thuộc quá nhiều vào nước ngoài
Nội lực của công nghiệp chế biến chế tạo trong nước còn nhiều hạn chế, phụ thuộc rất lớn vào các chuỗi cung ứng từ nước ngoài.

Hành trình chuyển đổi số - xây dựng thành phố thông minh cho doanh nghiệp
Với sự ra đời và phát triển đột phá của những công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, dữ liệu lớn, blockchain,… cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang dẫn dắt chúng ta bước vào một hành trình mới, hành trình chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh cho doanh nghiệp

Phòng vệ thương mại: “Phao cứu trợ” doanh nghiệp đi ra biển lớn, hội nhập quốc tế
Quá trình hội nhập và mở cửa thị trường đặt các ngành sản xuất trước xu thế gia tăng các biện pháp phòng vệ thương mại với hàng hóa xuất,nhập khẩu. Phòng vệ thương mại(PVTM) được xem là công cụ hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các ngành sản xuất nội địa trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, hiện chưa nhiều doanh nghiệp (DN), Hiệp hội doanh nghiệp nắm vững hoặc có các hiểu biết nhất định về chính sách pháp luật PVTM hoặc có các kỹ năng sử dụng hiệu quả công cụ này.

Những bài học kinh doanh để doanh nghiệp nhỏ tránh đi vào vết xe đổ của tiền bối
Tất cả mọi người đều phạm sai lầm, đó là điều không thể tránh khỏi. Nhưng trong thế giới kinh doanh, những bước đi sai lầm có thể mang đến rủi ro lớn cho doanh nhân...

Không rót tiền giải cứu các doanh nghiệp thua lỗ
Trong báo cáo gửi Quốc hội về việc hoàn thiện và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, Chính phủ nêu rõ tình hình và kết quả triển khai thời gian qua.

Dòng vốn đầu tư R&D và hành trình thay đổi tư duy của doanh nghiệp
Các trung tâm nghiên cứu - phát triển (R&D) của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) xuất hiện ở Việt Nam ngày một nhiều đang phần nào giúp khối doanh nghiệp nội định hình lại tư duy kinh doanh trong thời đại mới. Đây có thể là chất xúc tác để Việt Nam kỳ vọng thoát ra khỏi “cái mác” gia công dịch vụ khi hàm lượng R&D trong sản phẩm thật sự tăng lên.
Đọc thêm Sự kiện
Ngày 2/3: Giá tiêu đạt mức 56 triệu đồng/tấn
Theo ghi nhận sức mua đang mạnh, các thương lái Trung Quốc đang mua vào nhiều, các công ty xuất khẩu cũng đang gom hàng để trả nợ các hợp đồng đã ký.
Kiên Giang: Phấn đấu giải ngân đạt 100% kế hoạch vốn đầu tư ngân sách nhà nước năm 2021
Sáng ngày 1-3, Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết đầu tư công năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Nhàn chủ trì hội nghị.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương triển khai tiêm vaccine Covid-19 từ tuần này
Sáng nay (2/3), dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 2/2021.
5 trường hợp mắc COVID-19 ở Kiên Giang không có nguy cơ lây nhiễm
Theo Sở Y tế tỉnh Kiên Giang, trong 13 trường hợp nhập cảnh nghi nhiễm ngày 25/02 qua Cửa khẩu Quốc tế Hà Tiên thì có 5 trường hợp trong số này cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2 và đều được cách ly sớm, không gây ra nguy cơ lây nhiễm.
Hà Nội yêu cầu người đến từ một số khu vực ở Hải Dương phải tự cách ly 14 ngày
Phó Giám đốc CDC Hà Nội đề nghị người từ các vùng Cẩm Giàng, Kinh Môn, Kim Thành và TP Hải Dương khi về Hà Nội phải cách ly tại nhà 14 ngày.
Hải Dương dừng cách ly xã hội toàn tỉnh từ ngày 3/3
Tỉnh Hải Dương sẽ chuyển sang một trạng thái mới, vừa chống dịch vừa thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Bí thư Hà Nội gửi thư khen tài xế anh hùng cứu bé gái rơi từ tầng 12
Chủ tịch UBND TP.Hà Nội đã quyết định khen thưởng đột xuất với anh Nguyễn Ngọc Mạnh, người đã dũng cảm đỡ được bé gái rơi từ tầng 12 chung cư xuống đất.
Hải Phòng: Tiếp tục những biện pháp thiết thực nhằm chống dịch hiệu quả
Sáng nay 28/2, Chủ tịch UBND TP, Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 TP. Hải Phòng vừa họp trực tuyến với các quận, huyện trên địa bàn và tiếp tục đưa ra những biện pháp thiết thực trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid - 19.
Các tác dụng phụ hay gặp của vaccine Covid-19
Việc tiêm chủng đang được triển khai trên khắp thế giới, đây là tín hiệu tích cực và được đánh giá cao từ các chuyên gia y tế. Tuy nhiên, các vaccine này cũng đã được ghi nhận có những tác dụng phụ.
Kiên Giang: Kiểm soát nghiêm ngặt tuyến biên giới phòng dịch Covid-19
Sáng 27/2, UBND tỉnh Kiên Giang triển khai họp trực tuyến với các huyện, thành phố kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh.