Thứ ba 26/11/2024 03:44
Hotline: 024.355.63.010
Tài chính

Cán cân thương mại duy trì trạng thái tích cực

01/06/2022 17:05
Mặc dù cán cân thương mại hàng hóa trong tháng 5/2022 ước nhập siêu khoảng 1,73 tỷ USD nhưng tính chung 5 tháng đầu năm 2022, cán cân thương mại của cả nước tiếp tục duy trì trạng thái tích cực, ước xuất siêu khoảng 0,8 tỷ USD.

Ảnh minh họa

Kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước tăng cao

Mặc dù xuất khẩu hàng hóa của cả nước đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong tháng 4, cùng với sự thuận lợi về tỷ giá (tỷ giá USD tăng mạnh trong khi các ngoại tệ khác như euro, yen Nhật lao dốc, tiền đồng ổn định đã tác động thuận lợi cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam) nhưng kim ngạch xuất khẩu trong tháng 5 có sự sụt giảm so với tháng 4 chủ yếu do sự sụt giảm về kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng công nghiệp chế biến chế tạo (giảm 9,1% so với tháng trước). Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong tháng 5 ước tính đạt 30,48 tỷ USD, giảm 8,5% so với tháng trước nhưng tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 5 tháng, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 152,96 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 30,7%). Trong đó, khu vực doanh nghiệp trong nước tăng cao (tăng 21,2%), cao hơn so với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (tăng 14,8%), điều này tiếp tục cho thấy sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong nước trong việc khôi phục sản xuất kinh doanh, nối lại chuỗi cung ứng trong điều kiện dịch bệnh vẫn còn phức tạp.

- Về xuất khẩu các nhóm hàng

Kim ngạch xuất khẩu nhóm nông, lâm, thuỷ sản trong 5 tháng ước đạt 13,08 tỷ USD, tăng 20,3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 12,8%), chiếm 8,55% tổng kim ngạch xuất khẩu, trở thành điểm sáng trong xuất khẩu chung của cả nước. Trong đó, xuất khẩu thủy sản, gạo, sắn và các sản phẩm từ sắn là điểm sáng trong xuất khẩu nhóm hàng này. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong tháng 5 tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, ước tính đạt 1,1 tỷ USD, tăng 39,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, riêng xuất khẩu thủy sản cả nước ước tính đạt 4,75 tỷ USD, tăng 45% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 12%). Nguyên nhân chủ yếu là các thị trường hiện đều có nhu cầu rất cao đối với thủy sản Việt Nam. Tình hình xung đột Nga - Ukraine có tác động lớn đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam khi các thị trường này là 2 trong số 20 thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá ngừ của Việt Nam.

Đồng thời, kim ngạch xuất khẩu gạo trong tháng 5 đạt 386 triệu USD, tăng 39,9% so với tháng trước và tăng 14% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước giảm 17,2%); xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 636 triệu USD, tăng 13,3% so với tháng trước và tăng 38,7% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 47,7%).

+ Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến trong 5 tháng đầu năm 2022 tiếp tục đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng chung của hoạt động xuất khẩu với kim ngạch ước đạt 131,39 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 85,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung. Tuy nhiên, tính riêng tháng 5, kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này có sự sụt giảm so với tháng trước (giảm 9,1%), chủ yếu do sự sụt giảm về kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng chủ yếu như: Điện thoại các loại và linh kiện giảm 27,5%; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 6% (chủ yếu do sự sụt giảm về sản lượng sản xuất của Tập đoàn Samsung và Tập đoàn Electronic, giảm khoảng 10%); Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện giảm 19%; Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác giảm 6%; Xơ sợi dệt các loại giảm 7,5%; Sắt thép các loại giảm 18,8%; sản phẩm từ sắt thép giảm 6,8%... Đồng thời, kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng chiến lược khác như giầy dép các loại chỉ tăng 1,5%; dây điện và cáp điện chỉ tăng 2,1%... đã làm giảm kim ngạch xuất khẩu chung của nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo. Điều này cho thấy sự phụ thuộc vào khu vực FDI trong sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam.

+ Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản trong 5 tháng đầu năm 2022 tiếp tục đà tăng cao nhất trong các nhóm hàng, tăng 69,4% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó xăng dầu, than đá và quặng, khoáng sản khác tăng cao cả về lượng và giá trị do giá các mặt hàng này tăng cao.

- Về thị trường xuất khẩu hàng hóa trong 5 tháng đầu năm 2022: Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và là điểm sáng trong tăng trưởng xuất khẩu với kim ngạch ước tính đạt 45,6 tỷ USD, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 29,8% tổng KNXK; tiếp đến là Trung Quốc ước đạt 22,17 tỷ USD, tăng 9,2%; thị trường EU ước đạt 19,7 tỷ USD, tăng 21,7%; thị trường ASEAN ước đạt 13,9 tỷ USD, tăng 20,1%; Hàn Quốc ước đạt 10,4 tỷ USD, tăng 19%; Nhật Bản ước đạt 9,3 tỷ USD, tăng 12,8%.

Hàng hóa nhập khẩu chủ yếu là nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất trong nước

Trong tháng 5/2022, giá các mặt hàng chiến lược, thiết yếu (xăng dầu, khí đốt) và giá các mặt hàng nguyên vật liệu sản xuất (than, gỗ, phân bón, titan, nhôm…) tiếp tục tăng cao đã dẫn đến kim ngạch nhập khẩu của một số mặt hàng tăng cao, làm tăng tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa chung của cả nước.

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 5/2022 ước tính đạt 32,2 tỷ USD, giảm 0,8% so với tháng trước và tăng 12,9% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 56,4%). Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 152,16 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 36,4%), trong đó khu vực kinh tế trong nước ước đạt 53,2 tỷ USD, tăng 14,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 98,9 tỷ USD, tăng 14,9%.

- Về cơ cấu hàng hóa nhập khẩu: chiếm gần 89% tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam trong 5 tháng là nhóm hàng cần nhập khẩu (nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất trong nước) với kim ngạch đạt 135,3 tỷ USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ. Đặc biệt, nhập khẩu các nhóm hàng năng lượng tiếp tục tăng cao, một phần do sản lượng nhập khẩu tăng, một phần do nguồn cung khan hiếm nên giá nhập khẩu tăng. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu than đá tăng tới 109,8% so với cùng kỳ năm trước do nhu cầu của các nhà máy nhiệt điện than; xăng dầu các loại tăng 123,2%; dầu thô tăng 46,8%; Khí đốt hoá lỏng tăng 65,2%...

Ngoài ra, nhập khẩu một số mặt hàng khác cũng tăng mạnh như: lúa mì tăng 39,5% (chủ yếu do sự tăng về giá); nguyên phụ liệu thuốc lá tăng 72,4%; hóa chất tăng 30,2%; phân bón tăng 48% (riêng ure tăng 107,9%); cao su các loại tăng 32,9%; máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 28,6%; phôi thép tăng 39%...

Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu trong 45 tháng ước tính tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước, đạt 8,98 tỷ USD. Trong đó, nhập khẩu rau quả tăng 29,1%; đá quý, kim loại quý và sản phẩm tăng 51,9%; chế phẩm thực phẩm khác tăng 31,3%… so với cùng kỳ năm trước.

- Về thị trường nhập khẩu hàng hóa trong 5 tháng đầu năm 2022: Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 48,9 tỷ USD, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm trước; tiếp theo là Hàn Quốc đạt 28 tỷ USD, tăng 33,5%; thị trường ASEAN đạt 20,5 tỷ USD, tăng 15,9%; Nhật Bản đạt 10 tỷ USD, tăng 12,4%; thị trường EU đạt 6,6 tỷ USD, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước (giảm 2,1%); Hoa Kỳ đạt 5,8 tỷ USD, giảm gần 10% so với cùng kỳ năm trước.

Dự báo hoạt động xuất khẩu tiếp tục khởi sắc

Dự báo trong những tháng tiếp theo, sự phục hồi của nền kinh tế thế giới và việc triển khai các FTAs của Việt Nam được thực thi một cách đầy đủ với thuế quan ưu đãi hơn cùng với những cam kết về tạo thuận lợi giảm thiểu các rào cản; Cùng với đó, làn sóng chuyển dịch đầu tư để tái cơ cấu chuỗi cung ứng của các tập đoàn nước ngoài với quy mô sản xuất lớn và mạng lưới khách hàng rộng khắp sẽ là động lực mới cho hoạt động xuất nhập khẩu.

Theo đó, trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ đẩy mạnh hỗ trợ các doanh nghiệp về thông tin thị trường, xúc tiến xuất khẩu, tận dụng các cam kết trong các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã ký kết và thông qua các chuỗi giá trị toàn cầu để tìm kiếm thị trường mới; Theo dõi sát những biến động của tình hình quốc tế, chủ động đánh giá các tác động của các sự kiện đó đến sản xuất, xuất nhập khẩu của Việt Nam để kịp thời có sự điều chỉnh, ứng phó thích hợp, tăng cường công tác thông tin, hỗ trợ cho các Hiệp hội, doanh nghiệp.

Rà soát, đánh giá nhu cầu trong nước đối với các mặt hàng chiến lược như phân bón, xăng dầu, than,...để có biện pháp điều hành phù hợp hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, vừa tận dụng được cơ hội về giá để xuất khẩu và đảm bảo nguồn cung đủ cho nhu cầu tiêu dùng, sản xuất trong nước đặc biệt trong trường hợp giá cả nguyên vật liệu tăng quá cao. Đồng thời, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, các địa phương biên giới phía Bắc tiếp tục giao thiệp, trao đổi thường xuyên với phía Trung Quốc để bàn bạc các giải pháp nhằm tháo gỡ ùn tắc, tăng hiệu suất thông quan, hướng đến thông quan thông suốt ổn định lâu dài.

Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, rà soát thủ tục, quy trình cấp phép, thực hiện tối đa việc cấp phép trực tuyến đảm bảo đơn giản, công khai, minh bạch; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện kết nối liên thông các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ.

Nguồn: Bộ Công thương Việt Nam

Bài liên quan
Tin bài khác
Ngân hàng bơm vốn hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tăng tốc cuối năm 2024

Ngân hàng bơm vốn hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tăng tốc cuối năm 2024

Cuối năm 2024, doanh nghiệp xuất khẩu đang đẩy mạnh sản xuất, gia tăng đơn hàng và nhận sự hỗ trợ tín dụng ưu đãi từ ngân hàng, duy trì tăng trưởng bền vững.
SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond

Ngân hàng SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Ngân hàng Nhà nước cấm khuyến mại, lưu mật khẩu trên app từ 2025

Ngân hàng Nhà nước cấm khuyến mại, lưu mật khẩu trên app từ 2025

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu dừng khuyến mại cho người gửi tiền và cấm lưu mật khẩu trên ứng dụng ngân hàng từ 2025, cùng với việc giảm lãi suất cho vay.
Lãi suất ngân hàng ngày 25/11: 4 ngân hàng vượt mốc 7%

Lãi suất ngân hàng ngày 25/11: 4 ngân hàng vượt mốc 7%

Lãi suất ngân hàng hôm ngày 25/11 đang đạt mức cao, với 4 ngân hàng vượt mốc 7%. Nhưng để nhận lãi suất cao, khách hàng cần đáp ứng các điều kiện đặc biệt.
Ngân hàng thúc đẩy tín dụng xanh: Nỗ lực và thách thức trong chuyển đổi bền vững

Ngân hàng thúc đẩy tín dụng xanh: Nỗ lực và thách thức trong chuyển đổi bền vững

Các ngân hàng trong nước đang đẩy mạnh tín dụng xanh để hỗ trợ phát triển bền vững, nhưng thiếu tiêu chí rõ ràng vẫn là thách thức lớn trong quá trình chuyển đổi.
Lãi suất ngân hàng 23/11:  Hàng loạt ngân hàng có lãi suất trên 6,3%

Lãi suất ngân hàng 23/11: Hàng loạt ngân hàng có lãi suất trên 6,3%

Lãi suất ngân hàng ngày 23/11/2024 tiếp tục thu hút với mức cao từ 6,3% đến 9,5%. Tuy nhiên, các điều kiện đặc biệt yêu cầu số dư lớn để nhận lãi suất ưu đãi.
Abbank được vinh danh “doanh nghiệp vì cộng đồng 2024”

Abbank được vinh danh “doanh nghiệp vì cộng đồng 2024”

Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) được vinh danh “Doanh nghiệp vì cộng đồng 2024”.
Bac A Bank lên kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 10.538 tỷ đồng

Bac A Bank lên kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 10.538 tỷ đồng

Bac A Bank dự kiến tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng qua hai đợt phát hành cổ phiếu trong năm 2024 và 2025, nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh.
BIDV ưu đãi chuyển tiền quốc tế không giới hạn dành cho doanh nghiệp

BIDV ưu đãi chuyển tiền quốc tế không giới hạn dành cho doanh nghiệp

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) triển khai chương trình ưu đãi đặc biệt - Global Unlimited dành cho khách hàng doanh nghiệp chưa phát sinh doanh số chuyển tiền quốc tế tại BIDV trong vòng 01 năm gần nhất.
Tiền gửi ngân hàng tăng cao, ngân hàng “đua nhau” nâng lãi suất huy động

Tiền gửi ngân hàng tăng cao, ngân hàng “đua nhau” nâng lãi suất huy động

Trong bối cảnh nhiều kênh đầu tư gặp khó, tiền gửi ngân hàng ghi nhận tăng cao. Do nhu cầu tín dụng tăng, các ngân hàng không ngừng nâng lãi suất.
Lãi suất ngân hàng 22/11: Ngân hàng nào có lãi suất hấp dẫn nhất nhóm Big4 ?

Lãi suất ngân hàng 22/11: Ngân hàng nào có lãi suất hấp dẫn nhất nhóm Big4 ?

Cập nhật lãi suất ngân hàng hôm nay 22/11/2024, với các mức lãi suất tiền gửi cao nhất trong nhóm Big4 và nhiều lãi suất đặc biệt hấp dẫn từ các ngân hàng khác.
Lãi suất ngân hàng ngày 21/11: Tăng vọt ở các kỳ hạn dưới 6 tháng

Lãi suất ngân hàng ngày 21/11: Tăng vọt ở các kỳ hạn dưới 6 tháng

Lãi suất ngân hàng ngày 21/11 đã có nhiều biến động, đặc biệt là sự tăng vọt ở các kỳ hạn dưới 6 tháng. Cùng tìm hiểu những thay đổi lãi suất và cơ hội đầu tư.
Lãi suất ngân hàng ngày 20/11: Ngân hàng nào có mức lãi suất cao nhất ?

Lãi suất ngân hàng ngày 20/11: Ngân hàng nào có mức lãi suất cao nhất ?

Lãi suất ngân hàng tiếp tục tăng mạnh trong tháng này. Nhiều ngân hàng áp dụng mức lãi suất tiền gửi hấp dẫn lên tới 9,5%, tuy nhiên, yêu cầu về số tiền gửi tối thiểu khá cao.
Hai nhà băng bội thu từ Concert “Anh trai vượt ngàn chông gai”

Hai nhà băng bội thu từ Concert “Anh trai vượt ngàn chông gai”

Techcombank và VIB gây sốt với chiến lược "săn vé concert", thu hút hàng triệu khách hàng và huy động nghìn tỷ đồng từ các chương trình tặng vé hấp dẫn.
150 cán bộ nhân viên HDBank tham gia chương trình “Hiến máu tình nguyện 2024”

150 cán bộ nhân viên HDBank tham gia chương trình “Hiến máu tình nguyện 2024”

Đây là lần thứ 24 Đoàn cơ sở HDBank phối hợp Bệnh viện truyền máu huyết học TP.HCM tổ chức hoạt động ý nghĩa này dành cho cán bộ nhân viên HDBank khu vực TP. Hồ Chí Minh.