Cách kinh doanh mới lạ của những "gã khổng lồ" bán lẻ tại Mỹ
- Thương hiệu
- 09:09 13/01/2021
Trong một báo cáo mới của Wall Street Journal, Walmart, Target và Amazon được cho là đang tung ra một chiêu bài mới trong việc lấy lòng khách hàng.
Nước Mỹ đã đi qua những kỳ nghỉ lễ và mua sắm rầm rộ. Giờ đây một số nhà bán lẻ lớn nhất của Mỹ đang xử lý việc hoàn lại tiền với những mặt hàng mà khách hàng không ưng ý.
Trong một báo cáo mới của Wall Street Journal, Walmart, Target và Amazon được cho là đang tung ra một chiêu bài mới trong việc lấy lòng khách hàng.
Và tất nhiên là không phải đem tới những chiếc TV và máy tính miễn phí. Đối với những mặt hàng rẻ tiền hoặc những mặt hàng sẽ phải chịu phí vận chuyển cao, họ tặng luôn cho khách hàng mà không đòi lại.
Tóm lại, đây là chính sách dành cho các mặt hàng có giá thấp hơn và được áp dụng cho những khách hàng quen thuộc tại một nhà bán lẻ nhất định.
Rick Faulk, Giám đốc điều hành của Locus Robotics, nói với The Journal rằng, chi phí lớn nhất liên quan đến việc xử lý hàng trả lại là chi phí vận chuyển: “Nhà bán lẻ có thể tiết kiệm chi phí từ 15% đến 20% nếu để lại món đồ đó cho khách hàng tiềm năng”.
Nhưng với đại dịch vẫn khiến người Mỹ phải ở nhà, ngày càng ít người mạo hiểm đến các cửa hàng để mua hàng và thay vào đó là mua hàng trực tuyến. Theo báo cáo của công ty xử lý hoàn trả Narvar, lợi nhuận trực tuyến đã tăng vọt 70% vào năm 2020, The Journal đưa tin.
Với sự gia tăng mạnh mẽ của doanh số bán hàng trực tuyến, không có gì ngạc nhiên khi các nhà bán lẻ lớn như Walmart, Amazon hay là Targetđang đang xem xét lại chi phí vận chuyển phát sinh khi hàng trả lại.
Một chính sách tiếp cận tương đối mới, được phổ biến bởi Amazon, Walmart và một số chuỗi khác, đang được áp dụng rộng rãi hơn trong đại dịch COVID-19, khi sự gia tăng mua sắm trực tuyến buộc các công ty phải suy nghĩ lại cách họ xử lý hàng trả lại.
Đại dịch COVID-19 đang khiến người Mỹ phải ở lại nhà, ngày càng ít người mạo hiểm đến các cửa hàng để mua sắm hàng hóa. Và ngày càng có nhiều người mua những thứ chỉ để “thử”. Họ không có ý định thực sự mua hoặc có mua mà không ưng ý nên họ “đòi” các nhà bán lẻ hoàn lại tiền và trả lại hàng.
Các nhà bán lẻ như Walmart, Amazon hay là Target đều có những công ty chuyên để xử lý các mặt hàng hoàn trả. Tuy nhiên, trên thực tế, có những món hàng tiền vận chuyển còn cao hơn cả giá trị của nó. Điều này khiến các nhà bán lẻ cần suy nghĩ lại.

Amit Sharma, Giám đốc điều hành của Narvar, chuyên xử lý hàng cho các nhà bán lẻ, cho biết: “Chúng tôi đang nhận được rất nhiều câu hỏi về vấn đề này và cái cách mà các nhà bán lẻ xử lý đang nhận được rất nhiều cảm tình từ phía khách hàng”.
Rõ ràng cùng với sự gia tăng mạnh mẽ của doanh số bán hàng trực tuyến, không có gì ngạc nhiên khi các nhà bán lẻ lớn đang xem xét lại chi phí xử lý hàng trả lại và vấn đề phát sinh chi phí vận chuyển.
Và cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi khách hàng rất thích thú được giữ những món đồ mà họ không phải trả tiền. Tuy vậy, không phải khách hàng nào cũng được nhận chính sách ưu đãi này, chỉ có các khách hàng với lịch sử mua sắm lâu dài và trung thành mới nhận chính sách này.
Lorie Anderson ở Vancouver, Wash, đã rất ngạc nhiên và thích thú khi cô ấy cố gắng trả lại các giao dịch mua đồ trang điểm trực tuyến tại Target và pin từ Walmart. Các chuỗi đã hoàn lại tiền cho cô ấy nhưng lại bảo cô ấy giữ các món đồ.
Một người phụ nữ ở Philadelphia nói với The Journal rằng cô ấy đã cố gắng trả lại một món đồ nhỏ cho Walmart nhưng họ đã bảo cô giữ lại món đồ đó. Điều này đang khiến cô cảm thấy rất thích thú
Bảo Trinh (Theo Business Insider)
Tin liên quan
- Xây dựng và hoàn thiện nền tài chính quốc gia theo hướng hiện đại, phát triển bền vững
- Báo Thái Lan ấn tượng với chiến lược gạo của Việt Nam
- Trung Quốc tước "ngôi vương" của Mỹ để trở thành nước thu hút FDI nhiều nhất thế giới
- Vị thế của Việt Nam qua góc nhìn các Đại sứ và kỳ vọng thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng
- Những doanh nhân Việt từng lên núi ở ẩn ngẫm việc đời và tìm kiếm những giá trị cao hơn vật chất
Đọc thêm Thương hiệu
Café lon Meet More: Sản phẩm mới chuẩn hội nhập quốc tế
Ngày 23/1, Công ty TNHH Liên Kết Thương Mại Toàn Cầu đã chính thức ra mắt sản phẩm café lon vị trái cây mang thương hiệu Meet more. Ngay sau khi ra mắt, công ty đã xuất khẩu cho đối tác Ấn Độ lô hàng đầu tiên.
Toyota triệu hồi hàng loạt mẫu xe vì nguy cơ lỗi dễ chết máy
Ngày 22-1, Toyota Việt Nam thông báo thực hiện chương trình triệu hồi mở rộng để kiểm tra và thay thế bơm nhiên liệu trên các dòng xe thương hiệu Toyota lắp ráp ở Việt Nam và nhập khẩu với 11.693 xe.
Netflix mong muốn trở thành ưu tiên hàng đầu đối với dịch vụ phát trực tuyến
Netflix cho hay, chiến lược của họ trong tương lai rất đơn giản, đó là họ muốn cải thiện Netflix mỗi ngày để làm hài lòng các thành viên của công ty tốt hơn, biến nó trở thành ưu tiên hàng đầu đối với dịch vụ phát trực tuyến.
Nước đóng chai Dasani bỗng dưng trở thành “giọt đắng” của Coca-Cola tại Anh
Dasani bỗng dưng trở thành “giọt đắng” của Coca-Cola tại thị trường nước Anh theo cách chẳng ai ngờ tới... Hàng chục triệu USD chi cho quảng cáo bị “bốc hơi” vô nghĩa, những chai nước được quảng cáo là tinh khiết thì bị người mua tẩy chay.
Vắc-xin Covid-19 “Made in Việt Nam” thứ hai được tiêm thử nghiệm trên người
Hôm nay, ngày 21/1, vắc xin ngừa Covid-19 thứ 2 của Việt Nam mang tên Covivac sẽ khởi động thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 trên người tình nguyện tại Đại học Y Hà Nội. Vắc-xin Covivac sẽ được sản xuất từ đầu năm 2022.
Làm gì để gạo ST25 thương mại hoá toàn cầu?
Sau sự kiện gạo ST25 rớt hạng và chỉ đạt giải nhì gạo ngon nhất thế giới năm 2020 được tổ chức tại Mỹ, tôi rất đồng cảm với KS Hồ Quang Cua (tác giả của chuỗi giống lúa thơm mang thương hiệu ST) và Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA).
Vinamilk "xông đất” đầu năm với lô sản phẩm sữa hạt và sữa đặc lớn đi Trung Quốc
Vào những ngày đầu năm 2021, Vinamilk “xông đất” năm mới với lô hàng lớn xuất khẩu đi Trung Quốc gồm 2 sản phẩm sữa hạt và sữa đặc.
Netflix tiếp tục kinh doanh, phát triển thành công ngoài mong đợi trong thời gian dịch COVID-19
Theo báo cáo cập nhật doanh thu hằng quý của Netflix, dịch vụ xem phim trực tuyến lớn nhất thế giới này có thêm khoảng 8,5 triệu thuê bao trả phí trong quý IV/2020, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước, bất chấp hãng vừa nâng phí đăng ký.
Gojek đang tìm cách mở rộng thị phần và tối đa hóa tiềm năng kinh doanh các thị trường nước ngoài
Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh sự đình trệ của ngành công nghiệp vận tải Indonesia có thể vẫn sẽ tiếp diễn trong năm 2021.
Reuters: Grab đang cân nhắc IPO tại Mỹ trong 2021
Theo hãng tin Reuters, Grab đang cân nhắc phương án niêm yết tại Mỹ trong năm nay trong bối cảnh tâm lý các nhà đầu tư ưu ái các thương vụ IPO mới.