Thứ bảy 19/07/2025 06:30
Hotline: 024.355.63.010
Kinh tế số

Cách công ty của Bill Gates xây dựng thế hệ năng lượng hạt nhân tiếp theo

15/04/2021 14:07
Kể từ khi Bill Gates bắt đầu tìm hiểu về đổi mới năng lượng hạt nhân, ông đã viết trên Gates Notes năm 2019 như sau: “Tôi đã từng hoài nghi nhưng cũng rất thích thú”. Có nhiều người cho rằng, nhận xét trên về năng lượng hạt nhân của vị tỷ phú chịu ản

Sau một lần đọc nghiên cứu về thế hệ mới của lò phản ứng hạt nhân với công nghệ nâng cao hướng định hướng chống lại các thảm họa năng lượng, Gates đã thành lập TerraPower năm 2008 nhằm mục đích đem lại các lợi ích của đổi mới năng lượng.

Được lựa chọn bởi chính phủ Liên Bang Hoa kỳ đã chứng minh khả năng phát triển của năng lượng hạt nhân thông qua chương trình Advance Reactor Demonstration Program (ARDP), TerraPower hướng tới xây dựng “lò phản ứng hạt nhân đầy đủ chức năng nâng cao trong vòng 7 năm tới”. Chủ tịch kiêm CEO của TerraPower, Chris Levesque chia sẻ: “Chúng tôi hình dung năm 2050 sẽ bao phủ ngành năng lượng với năng lượng gió và năng lượng mặt trời”. Bên cạnh đó, Levesque cho biết, Công ty TerraPower sẽ giúp Mỹ trở thành lực lượng đi đầu trong năng lượng hạt nhân khi các quốc gia khác mới bắt đầu chuyển đổi năng lượng. Mỹ sẽ một lần nữa xuất khẩu các lò phản ứng hạt nhân, đặt ra tiêu chuẩn cho thế giới.

Bill Gates
Bill Gates. (Ảnh: internet)

Khả năng TerraPower đạt được mục tiêu này là rất lớn nhờ sự hậu thuẫn mạnh mẽ cả về nguồn tiền lẫn tầm ảnh hưởng của nhà sáng lập. Hiệu trưởng của Viện nghiên cứu công nghệ Massachusetts cho biết: “Yếu tố quan trọng nhất là Bill Gates đứng đằng sau công ty này. Các yếu tố cần thiết cho một lò phản ứng mới là vốn và người có chuyên môn. Ở Bill Gates hội tụ cả hai tiêu chuẩn cho dự án”. Dưới đây là cách TerraPower xây dựng các nhà máy hạt nhân tiên tiến.

Một hệ thống làm mát an toàn hơn

Đối lập với những quan niệm “tàn phá” về năng lượng hạt nhân, trên thực tế theo tỷ phú Bill Gates, hình thức phát điện an toàn nhất khi được phân tích theo số tử vong trên mỗi đơn vị điện được tạo ra. Và nhà máy phản ứng hạt nhân Natrium Reactor của TerraPower sẽ là một giải pháp an toàn nhờ vào hệ thống làm mát đáng tin cậy hơn các mẫu trước đó.

Phản ứng phân hạch hạt nhân là một quá trình nơi các nguyên tử phân tách và giải phóng một lượng lớn năng lượng, tỏa ra nhiệt. Trong các nhà máy điện hạt nhân thông thường, nước hấp thụ lượng nhiệt trên và biến chúng thành hơi nước rồi từ hơi nước đẩy các tuo bin và sản sinh ra điện. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là hơi nước cũng có thể hình thành và tạo ra áp lực bên trong một lò phản ứng dẫn đến khả năng gây nổ. Chính vì vậy, nhà máy Natrium cả công ty sử dụng một phương pháp khác đã xuất hiện từ hàng thập kỉ trước là lấy natri lỏng làm chất mát. Natri lỏng có điểm sôi cao hơn và có thể hấp thụ được nhiều nhiệt hơn so với dùng nước đồng nghĩa với không sinh ra áp lực trong lò hạt nhân.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

Lưu trữ năng lượng

Công nghệ natri có khả năng lưu giữ nhiệt trong các bể muối nóng chảy để sử dụng cho tương lai như “một viên pin”. Khả năng lưu trữ có thể nâng cao đầu ra năng lượng của nhà máy hạt nhân natri từ 345 megawatts tới 500 megawatts. Theo ông Levesque, đây là khái niệm hạt nhân đầu tiên tích hợp khả năng lưu trữ năng lượng quy mô lớn giúp giải quyết thách thức cho các công ty lập kế hoạch dài hạn và làm việc để đạt được các mục tiêu khử cacbon”. TerraPower được nhắc tới như công ty tiên phong, gợi ý về phương thức lưu trữ mới cho các công ty hạt nhân.

Chi phí xây dựng rẻ hơn

Tại Mỹ, giá thành xây dựng một nhà máy điện hạt nhân có thể lên đến hàng tỷ đô la. Số tiền dành cho thương mại hóa nhà máy Natri dự kiến tiêu tốn một tỷ đô la tiền vốn bao gồm chi phí xây dựng, kỹ thuật và mua sắm trang thiết bị. Nhưng giá cả đã không còn là vấn đề nhờ có công nghệ Natri không yêu cầu các tác vụ nặng cũng như nguyên vậy liệu đắt đỏ. Các nhà máy của TerraPower cũng có kích thước nhỏ hơn thông thường nhưng vẫn đảm bảo khả năng tạo lượng điện đủ dùng cho một thành phố nhỏ.

Định kiến về năng lượng hạt nhân

Cuộc tranh luận về hạt nhân vẫn chưa có hồi kết. Ngày 18 tháng 3, Liên minh các nhà khoa học quan tâm (UCS) đã thảo luận về bản thảo dài 140 trang với nội dung kiển trách các thiết kế “nâng cấp năng lượng” lò phản ứng hạt nhân. Edwin Lyman, Giám đốc mảng An toàn Hạt nhân tại UCS cho biết, trong một báo cáo: “Nếu năng lượng hạt nhân đóng vai trò lớn hơn trong biến đổi khí hậu thì điều cần thiết là xây dựng các mẫu thiết kế lò phản ứng an toàn hơn, an ninh hơn và giảm thiểu rủi ro phổ biến và khủng bố hạt nhân”. Lyman còn cho biết: “Đầu tư chỉ ra các thiếu sót của các lò phản ứng thông thường sẽ mang lại cơ hội thành công cao hơn bởi một lượng lớn các thí nghiệm và dữ liệu đã được các nhà khoa học xây dựng”.

Tiếp cận và phát triển năng lượng hạt nhân an toàn được coi là một “ước mơ” của thế giới. Một thập kỷ trước con người còn đang tranh luận lợi, hại của năng lượng hạt nhân nhưng ngày nay, năm 2021, chúng ta hoàn toàn có khả năng tái tạo nền kinh tế năng lượng và phát triển chúng nhanh hơn, an toàn hơn, rẻ hơn và bảo vệ môi trường.

TL (theo CNBC)

Tin bài khác
Diễn đàn sản xuất thông minh Việt Nam 2025: Phát triển hệ sinh thái bán dẫn

Diễn đàn sản xuất thông minh Việt Nam 2025: Phát triển hệ sinh thái bán dẫn

Diễn đàn sản xuất thông minh Việt Nam 2025 với chủ đề chuyên sâu về nâng cấp sản xuất thông minh, phát triển hệ sinh thái bán dẫn và tăng trưởng bền vững. Đây là sự kiện nhằm cụ thể hóa các định hướng của Nghị quyết 57-NQ/TW, tạo cầu nối giữa chính sách của Chính phủ và thực tiễn triển khai tại doanh nghiệp.
Xuất khẩu công nghệ tăng tốc vượt trội tại châu Á

Xuất khẩu công nghệ tăng tốc vượt trội tại châu Á

Xuất khẩu công nghệ tại châu Á đã tăng vượt trội so với nhóm phi công nghệ, với khoảng cách lớn nhất ghi nhận ở Thái Lan, theo báo cáo mới nhất của Nomura.
Kinh tế số và công nghệ chiến lược: Lối đi tất yếu cho mô hình tăng trưởng mới của Việt Nam

Kinh tế số và công nghệ chiến lược: Lối đi tất yếu cho mô hình tăng trưởng mới của Việt Nam

Kinh tế số và công nghệ chiến lược đang trở thành hai trụ cột then chốt trong mô hình tăng trưởng mới, dẫn dắt nền kinh tế Việt Nam vươn lên mạnh mẽ trong giai đoạn 2026–2030.
Huawei trở lại ngôi vương thị trường smartphone Trung Quốc

Huawei trở lại ngôi vương thị trường smartphone Trung Quốc

Lần đầu tiên sau hơn bốn năm, Huawei đã vượt qua các đối thủ nội địa để dẫn đầu thị trường smartphone Trung Quốc, bất chấp sức mua yếu và tổng lượng tiêu thụ toàn ngành giảm sút.
Giao hàng hỏa tốc: Cuộc đua của những “ông lớn” thương mại điện tử Trung Quốc

Giao hàng hỏa tốc: Cuộc đua của những “ông lớn” thương mại điện tử Trung Quốc

Alibaba và JD.com đang đổ hàng tỷ USD vào cuộc chiến giành ngôi vương thị trường bán lẻ tức thời tại Trung Quốc, trong bối cảnh người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu và cạnh tranh khốc liệt với Meituan.
AI đang làm sụt giảm nhu cầu tuyển dụng tại Anh

AI đang làm sụt giảm nhu cầu tuyển dụng tại Anh

Nhiều doanh nghiệp tại Anh đang giảm tuyển dụng ở các vị trí dễ dàng bị thay thế bởi AI, cho thấy công nghệ này đang tác động rõ nét đến thị trường lao động và chiến lược nhân sự.
Diễn đàn “Ứng dụng Thương mại điện tử và Công nghệ số Việt Nam năm 2025”: Cú hích cho doanh nghiệp mở rộng thị trường

Diễn đàn “Ứng dụng Thương mại điện tử và Công nghệ số Việt Nam năm 2025”: Cú hích cho doanh nghiệp mở rộng thị trường

Diễn đàn “Ứng dụng Thương mại điện tử và Công nghệ số Việt Nam năm 2025” sẽ được tổ chức tại Trung tâm Hội chợ & Triển lãm Sài Gòn, TP. Hồ Chí Minh, từ ngày 4 - 6/9/2025.
Bước tiến mới của y tế tuyến đảo: Vinmec Phú Quốc điều trị hẹp ống sống cho bệnh nhân cao tuổi bằng kỹ thuật nội soi hiện đại

Bước tiến mới của y tế tuyến đảo: Vinmec Phú Quốc điều trị hẹp ống sống cho bệnh nhân cao tuổi bằng kỹ thuật nội soi hiện đại

Cụ bà N.T.C 85 tuổi vừa được phẫu thuật giải ép rễ thần kinh điều trị hẹp ống sống thành công tại Bệnh viện Đa khoa Vinmec Phú Quốc. Chỉ sau một ngày, người bệnh đã có thể ngồi dậy và đi lại - kết quả vượt mong đợi đối với người bệnh cao tuổi có bệnh lý vùng cột sống và nền sức khỏe phức tạp.
Nvidia trở thành công ty đầu tiên đạt mức định giá 4000 tỷ USD

Nvidia trở thành công ty đầu tiên đạt mức định giá 4000 tỷ USD

Nvidia trở thành công ty đầu tiên chạm mốc vốn hóa 4.000 tỷ USD, phản ánh vai trò dẫn đầu trong làn sóng AI toàn cầu và niềm tin mạnh mẽ từ Phố Wall.
Từ năm 2026, hàng hóa online bắt buộc công bố chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng

Từ năm 2026, hàng hóa online bắt buộc công bố chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng

Từ 2026, tất cả hàng hóa online trên thương mại điện tử phải công bố chứng nhận chất lượng theo nhóm rủi ro, truy xuất nguồn gốc và tuân thủ quy định mới.
"Ứng dụng AI sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu vận hành, tăng trưởng doanh thu"

"Ứng dụng AI sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu vận hành, tăng trưởng doanh thu"

Tại buổi toạ đàm: “Quản trị doanh nghiệp thực chiến trong kỷ nguyên AI" diễn ra sáng nay (9/7), ông Trần Khánh Tư đã chia sẻ 5 bước ứng dụng AI giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả, tăng trưởng vượt bậc.
Dữ liệu sẽ quyết định thắng cuộc trong cuộc đua công nghệ và trí tuệ nhân tạo

Dữ liệu sẽ quyết định thắng cuộc trong cuộc đua công nghệ và trí tuệ nhân tạo

Shark Hưng nhận định AI là cơ hội lớn, dữ liệu là “vàng mới”, doanh nghiệp nào làm chủ được công nghệ, sẽ chiến thắng trong kỷ nguyên chuyển đổi số toàn diện.
"Công nghệ AI thay đổi cách thức vận hành doanh nghiệp trong kỷ nguyên số"

"Công nghệ AI thay đổi cách thức vận hành doanh nghiệp trong kỷ nguyên số"

Công nghệ AI đang tạo ra cuộc chuyển đổi sâu rộng, buộc doanh nghiệp phải tái cấu trúc để tồn tại và phát triển trong kỷ nguyên mới. Đây cũng là nhận định được ông Bùi Quang Hiếu - Giảng viên tại Viện Quản trị & Công nghệ FSB (Đại học FPT) chia sẻ mới đây.
Giá điện thoại HONOR tháng 7/2025 giảm mạnh: Cơ hội tốt để nâng cấp

Giá điện thoại HONOR tháng 7/2025 giảm mạnh: Cơ hội tốt để nâng cấp

Tháng 7/2025, giá điện thoại HONOR tại Việt Nam giảm mạnh, từ phân khúc phổ thông đến cao cấp. HONOR 400 series chính thức mở bán, với giá từ 8,8 triệu đồng.
Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành bộ tiêu chí chuyển đổi số cho doanh nghiệp

Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành bộ tiêu chí chuyển đổi số cho doanh nghiệp

Để hỗ trợ doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành bộ tiêu chí đánh giá mức độ chuyển đổi số dành riêng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và doanh nghiệp lớn.