Thứ sáu 25/04/2025 09:09
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc
Sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn:

Bỏ công an cấp quận, huyện; nghiên cứu bỏ đơn vị hành chính cùng cấp

24/02/2025 08:58
Việc tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn theo yêu cầu của Bộ Chính trị chỉ mới bắt đầu và đang tiếp tục với những chặng đường tới quyết liệt hơn. Ngành công an bỏ công an cấp quận, huyện và tiếp tục nghiên cứu bỏ luôn cấp hành chính quận, huyện.

Kết quả đạt được trong việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy vừa qua rất quan trọng nhưng mới chỉ bước đầu, không chỉ làm một lần. Cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện để bộ máy mới ổn định, vận hành hiệu quả, nâng cao hiệu lực hoạt động - Tổng Bí thư (TBT) Tô Lâm phát biểu như vậy về quyết tâm tinh giảm bộ máy sau khi thí điểm bỏ công an cấp quận, huyện. Những bước tiếp theo sẽ rất quyết liệt, kể cả nghiên cứu chính quyền 3 cấp, nghiên cứu bỏ đơn vị hành chính cấp quận, huyện, có thể sáp nhập một số tỉnh thành.

Ngành công an đi đầu với việc bỏ công an cấp huyện

Ngày 24/1/2025, Ban chấp hành Trung ương (BCHTW) có Kết luận số 121-KL/TW về về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017 của BCHTW Đảng khoá XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, trong đó thống nhất chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy công an địa phương theo hướng "tỉnh toàn diện; xã vững mạnh, bám cơ sở", không tổ chức công an cấp quận, huyện.

Chủ trương này được ngành công an quán triệt và thực hiện ngay lập tức.

Phát biểu trong phiên thảo luận hôm 13/2 tại kỳ họp bất thường của Quốc hội vừa qua, TBT Tô Lâm cho biết công an chính quy về xã dân rất mừng vì đây là cấp trực tiếp làm việc với dân. "Từ đăng ký hộ khẩu, đăng ký ôtô, xe máy đến điều tra sự cố, trộm cắp, công an xã xử lý được hết, làm sao phải chờ đến huyện, tỉnh. Vậy thì công an huyện thì làm gì?", TBT đặt vấn đề.

Đề cập vấn đề chính quyền quốc gia nên 3 cấp hay 4 cấp, TBT Tô Lâm cho biết 80% các nước có chính quyền 3 cấp, ở Việt Nam có 4 cấp nên vừa qua ngành công an thí điểm làm trước, bằng việc bỏ công an cấp quận, huyện.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng ủng hộ bỏ công an cấp quận, huyện. "Tại sao ta bỏ công an cấp quận, huyện? Mỗi huyện trên dưới 100 đồng chí, khi bỏ đi, tổ chức lại thì một số chuyển lên tỉnh, nhưng đa số chuyển xuống cấp cơ sở, cấp gần dân nhất. Việc gì cũng xảy ra ở dưới cơ sở, nhân dân cũng chủ yếu ở cơ sở, xã phường nên phấn đấu mục tiêu vì dân thì phải tăng cường cơ sở để lo cho dân" - Thủ tướng phát biểu và nhấn mạnh: “Cải cách bộ máy hành chính không chỉ là cơ học mà mục tiêu là nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm thủ tục hành chính, bỏ cơ chế xin - cho. Chúng ta cắt đi một cấp, rõ ràng bớt đi một thủ tục hành chính. Việc này cần đi đôi với số hóa, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, hiệu năng của bộ máy".

Theo Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, từ năm 2018 đến nay, Đảng ủy CATW đã 2 lần kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh, gọn, mạnh, với nhiều điểm thay đổi có tính lịch sử, đột phá, khắc phục cơ bản những hạn chế kéo dài nhiều năm. Qua hai lần kiện toàn tổ chức bộ máy, Bộ Công an giảm 6 tổng cục, 1 đơn vị tương đương cấp tổng cục, 55 đơn vị cấp cục, 7 trường CAND, 20 đơn vị cảnh sát phòng cháy chữa cháy cấp tỉnh, gần 1.200 đơn vị cấp phòng, trên 3.500 đơn vị cấp đội.

Đại tướng Lương Tam Quang cho rằng, việc tổ chức bộ máy theo 4 cấp công an cần tiếp tục điều chỉnh theo hướng giảm tầng nấc, giảm cấp trung gian để tinh, gọn, mạnh, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả. Ngành công an xây dựng, vận hành theo phương châm "tỉnh toàn diện; xã vững mạnh, bám cơ sở".

Đại tướng Lương Tam Quang nhấn mạnh: Công an cấp tỉnh giải quyết toàn diện mọi tình hình an ninh, trật tự tại địa phương; công an cấp xã được tăng cường xây dựng vững mạnh, bám cơ sở, giải quyết các vấn đề phát sinh về an ninh, trật tự ngay từ đầu và tại cơ sở. Khi không tổ chức công an cấp huyện sẽ kết thúc hoạt động đối với 694 công an cấp huyện và khoảng gần 6.000 đội thuộc công an cấp huyện. Bộ trưởng cũng yêu cầu việc bỏ công an cấp huyện phải hoàn thành trong tháng 2/2025, để bộ máy vận hành, không được gián đoạn.

Công an, tinh gọn, sắp xếp, bộ  máy 1
Ngày 5/12/2024, Tỉnh uỷ Lâm Đồng tổ chức lễ công bố việc sáp nhập 3 huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên thành huyện mới Đạ Huoai. Định hướng sắp tới của Bộ Chính trị có thể bỏ cấp quận, huyện. Ảnh: TTXVN.

Tiến tới có thể bỏ cấp hành chính trung gian quận huyện

Tất nhiên việc bỏ công an cấp quận, huyện cũng ảnh hưởng dây chuyền đến một số ngành khác, đặc biệt trong công tác tố tụng, với các cơ quan tòa án nhân dân (TAND), viện kiểm sát nhân dân (VKSND) cấp quận, huyện.

Đây là một trong nhiều vấn đề trong việc tiếp tục tinh giản bộ máy theo chỉ đạo của Bộ Chính trị trong Kết luận số 126-KL/TW ngày 14/2/2025 về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025.

Kết luận yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp quận, huyện); xây dựng phương án tiếp tục sắp xếp cấp xã phù hợp với mô hình tổ chức mới, đề xuất tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cấp xã; định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Với các cơ quan tố tụng, Chỉ thị 126 cũng yêu cầu nghiên cứu, tham mưu về mô hình cơ quan (TAND, VKSND) theo định hướng bỏ cấp trung gian (cấp quận, huyện) và đề xuất bổ sung, sửa đổi các cơ chế, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan; tiếp tục đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của TAND, VKSND đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới; báo cáo Bộ Chính trị trong quý II/2025.

Tinh thần của Chỉ thị 126 là tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, như chỉ đạo của TBT Tô Lâm: “Trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết 18 là “vừa chạy, vừa xếp hàng”, theo tinh thần “Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng”; quán triệt nguyên tắc tuân thủ quy định của Hiến pháp, chủ trương của BCHTW, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; không ngại khó, không ngại thách thức, không cầu toàn”.

TBT yêu cầu thời gian tới tiếp tục xác định việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần và nhấn mạnh: “Kết quả đạt được vừa qua rất quan trọng nhưng mới chỉ bước đầu”.

Kết luận số 126-KL/TW có tính chiến lược, nhằm tinh gọn bộ máy mạnh mẽ nhất, khi yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp quận huyện); xây dựng phương án tiếp tục sắp xếp cấp xã phù hợp với mô hình tổ chức mới, đề xuất tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cấp xã; định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Bỏ hay không bỏ cấp trung gian (cấp quận huyện), định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh là vấn đề rất lớn, cần có những nghiên cứu, đánh giá thận trọng. Vì thế Bộ Chính trị yêu cầu các cơ quan chức năng tiếp tục nghiên cứu định hướng; ngoài ra cần xây dựng phương án tiếp tục sắp xếp cấp xã phù hợp với mô hình tổ chức mới, đề xuất tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cấp xã. Việc nghiên cứu, định hướng hai vấn đề lớn này phải báo cáo cho Bộ Chính trị trong quý III/2025. Quy định thời gian như vậy, để Bộ Chính trị có quyết sách kịp thời và có thể tiến hành sau Đại hội Đảng lần thứ XIV, dự kiến được tổ chức trong tháng 1/2026.

Có cần đơn vị hành chính cấp quận huyện?

Đây cũng là câu hỏi mà Bộ Chính trị, Ban Bí thư đặt ra, có nên tồn tại cấp hành chính trung gian quận, huyện hay không. Trước mắt cho phép thí điểm việc bỏ công an cấp quận, huyện, cho thấy quyết tâm của Bộ Chính trị. Thực tế ngay trong tháng 2 này, công an cấp huyện kết thúc nhiệm vụ của mình. Từ đó đặt ra hàng loạt vấn đề với các cơ quan cấp huyện khác như TAND, VKSND…

Trao đổi với báo chí bên lề Hội nghị Trung ương MTTQ Việt Nam sáng 20/2, GS Trần Ngọc Đường - nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cho rằng chủ trương này rất phù hợp với tổ chức chính quyền các nước trên thế giới vì nhiều nước chú trọng xây dựng chính quyền hai đầu mạnh, đó là tỉnh, thành mạnh và cơ sở (xã, phường) mạnh. Còn chính quyền trung gian ở giữa do chính quyền tỉnh đưa về một khu vực hoặc vùng nào đó thuộc một vài xã, phường để đại diện chính quyền tỉnh ở khu vực, cơ sở đó. Đây được xem là mô hình chính quyền hiện đại.

Công an, tinh gọn, sắp xếp, bộ  máy 2

GS Trần Ngọc Đường - nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trao đổi với báo chí bên lề Hội nghị Trung ương MTTQ Việt Nam sáng 20/2. Ảnh: TTXVN.

Theo GS Đường, việc bỏ cấp quận, huyện sẽ tạo ra không gian rộng hơn để phát triển kinh tế, xã hội, đồng thời tạo ra môi trường rộng lớn hơn để thu hút tiềm năng, nguồn lực để phát triển. Đó là một lợi thế rất lớn trong điều kiện phát triển kinh tế hội nhập ngày càng mạnh mẽ, do không bị rào cản bởi ranh giới của huyện, quận, phường.

Thực tế cho thấy việc bỏ đơn vị hành chính cấp quận, huyện là đúng định hướng giảm tầng nấc trung gian, giảm bớt nhân lực cho bộ máy hành chính cấp quận, huyện rất lớn, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách - một bài toán mà Bộ Chính trị yêu cầu gay gắt, để có tiền đầu tư cho phát triển.

Theo số liệu của Bộ Nội vụ, sau sắp xếp, sáp nhập trong thời gian qua, hiện cả nước có 63 tỉnh, thành, với 696 đơn vị cấp quận, huyện, 10.035 đơn vị cấp xã.

Theo số liệu của Ủy ban Thường vụ Quốc hộị (UBTVQH) báo cáo trong chuyên đề giám sát “Việc thực hiện các nghị quyết của UBTVQH về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019-2021”, năm 2022, số nhân sự trước khi sắp xếp trung bình mỗi quận, huyện là hơn 2.400 người. Đây là số lượng nhân sự rất lớn, nếu tính tất cả 696 đơn vị quận, huyện trên cả nước. Nếu bỏ cấp hành chính trung gian này, ngân sách nhà nước tiết tiệm cả ngàn tỉ đồng mỗi năm mà hiệu lực, hiệu quả các dịch vụ công của người dân không bị ảnh hưởng, vì gần như tất cả đều được thực hiện ở cấp phường, xã và tỉnh.

Nhiều chuyên gia cho rằng, với điều kiện công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, việc quản lý nhà nước từ tỉnh đến xã, phường thuận lợi hơn rất nhiều vì gần như tất cả các dịch vụ công đều làm trực tuyến, hết sức tiện lợi. Đó là lý do để đơn vị hành chính cấp quận, huyện kết thúc nhiệm vụ lịch sử của mình.

(Còn nữa)

Tin bài khác
Thủ tướng Chính phủ phát động Phong trào thi đua "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số"

Thủ tướng Chính phủ phát động Phong trào thi đua "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số"

Sáng 24/4, tại Hà Nội, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã phát động Phong trào thi đua "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số".
Yên Bái - Lào Cai "chốt" tên gọi tỉnh mới, trụ sở hành chính sau sáp nhập

Yên Bái - Lào Cai "chốt" tên gọi tỉnh mới, trụ sở hành chính sau sáp nhập

Theo định hướng bước đầu, tỉnh mới sau khi hợp nhất sẽ mang tên gọi Lào Cai, với trung tâm chính trị - hành chính đặt tại địa bàn tỉnh Yên Bái.
Bình Dương thống nhất cao với chủ trương sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính

Bình Dương thống nhất cao với chủ trương sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Lộc Hà cho biết, việc xây dựng đề án sắp xếp đơn vị hành chính được triển khai nghiêm túc theo chỉ đạo của Trung ương.
TP.HCM: Cử tri kiến nghị hỗ trợ cán bộ bị ảnh hưởng khi sắp xếp bộ máy hành chính

TP.HCM: Cử tri kiến nghị hỗ trợ cán bộ bị ảnh hưởng khi sắp xếp bộ máy hành chính

Sáng 21/4, Tổ đại biểu Quốc hội TP.HCM gồm ông Phan Văn Mãi – Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội, ông Dương Văn Thăng – Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, và bà Nguyễn Trần Phượng Trân – Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, đã có buổi tiếp xúc cử tri quận 4, quận 7 và huyện Nhà Bè, trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần Thơ tăng trưởng thấp là điều "đáng xấu hổ" dù có nhiều lợi thế

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần Thơ tăng trưởng thấp là điều "đáng xấu hổ" dù có nhiều lợi thế

Với vai trò đại biểu Quốc hội của TP Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ xin nhận trách nhiệm trước thực trạng địa phương tăng trưởng không tương xứng với tiềm năng, thế mạnh, sự ưu tiên của Trung ương; đời sống người dân không bằng nơi khác trong vùng.
Đề xuất chỉ định nhân sự tại các đơn vị hành chính mới thành lập hoặc hợp nhất

Đề xuất chỉ định nhân sự tại các đơn vị hành chính mới thành lập hoặc hợp nhất

Khi hợp nhất, sáp nhập cấp tỉnh, hoặc thành lập mới xã, thì không bầu cử các chức danh chủ tịch, phó chủ tịch HĐND, UBND, mà giao cơ quan có thẩm quyền chỉ định, bổ nhiệm nhân sự.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết Trung ương 11

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết Trung ương 11

Sáng 16/4, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Tổng Bí thư Tô Lâm dự, phát biểu chỉ đạo Hội nghị tại điểm cầu Trung ương. Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Tổng Bí thư: Tự nguyện đứng về phía sau vì sự phát triển là hành động bản lĩnh, đáng tự hào

Tổng Bí thư: Tự nguyện đứng về phía sau vì sự phát triển là hành động bản lĩnh, đáng tự hào

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trong tình hình hiện nay, không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, bon chen, trung bình chủ nghĩa, lừng chừng, ngại đổi mới, thu vén cá nhân. Những ai tự thấy mình không đáp ứng yêu cầu thì tự nguyện rút lui, nhường chỗ cho người xứng đáng hơn. Tự nguyện đứng về phía sau vì sự phát triển cũng là hành động bản lĩnh, dũng cảm, đáng tự hào, đáng được khen ngợi.
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Chiều 14/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, ngay sau Lễ đón chính thức, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiến hành hội đàm với đồng chí Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Tổ chức trọng thể lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Tổ chức trọng thể lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 - 15/4/2025.
Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Nhân dịp chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Nhân Dân Nhật Báo của Trung Quốc đăng bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Nhân chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm đã có bài viết "Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc" trên Nhân Dân nhật báo (Trung Quốc) và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình có bài viết đăng trên Báo Nhân dân với tiêu đề “Cùng chung chí hướng, chung tay tiến lên phía trước. Kế thừa quá khứ, viết tiếp trang mới tương lai”.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 14 - 15/4/2025.
Hội nghị Trung ương 11: Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử

Hội nghị Trung ương 11: Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử

Sau ba ngày làm việc khẩn trương với tinh thần trách nhiệm cao, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra và bế mạc chiều 12/4.
Chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình có ý nghĩa chiến lược

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình có ý nghĩa chiến lược

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 14 - 15/4. Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa chuyến thăm.