Big Tech ủng hộ luật thuế mới nhưng giảm thuế dịch vụ kỹ thuật số

10:12 08/06/2021

Những “gã khổng lồ” công nghệ nước Mỹ được hưởng lợi kể từ thỏa thuận của G7 nhằm đặt ra mức 15% thuế doanh nghiệp toàn cầu, theo các nhà vận động hành lang, thỏa thuận cuối cùng sẽ loại bỏ thuế dịch vụ kỹ thuật số ngày càng phổ biến trên thế giới.

Thỏa thuận đạt được vào thứ Bảy vừa qua khuyến khích các công ty chuyển lợi nhuận sang các “thiên đường thuế” ở nước ngoài có thuế suất thấp và đóng góp hàng trăm tỷ đô la cho kho bạc của chính phủ. Tuyên bố của Hoa Kỳ trên trang chủ của Bộ Ngân khố đã thảo luận về vấn đề “loại bỏ tất cả thuế dịch vụ kỹ thuật số và các biện pháp tương tự có liên quan khác đối với tất cả các công ty”.

Các công ty như Facebook đã nhanh chóng thể hiện sự ủng hộ đối với thỏa thuận và Google của Alphabet cho hay: “Chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ các hoạt động nhằm cập nhật quy tắc thuế. Chúng tôi hy vọng các công ty tiếp tục làm việc cùng nhau để đảm bảo các thỏa thuận công bằng và bền vững sớm được hoàn thành”. Ngành công nghiệp mong muốn loại bỏ các khoản thuế ví dụ như thuế 3% của Pháp đối với một số doanh thu trực tuyến. Năm 2019, Pháp đã thực hiện chính sách 3% thuế dịch vụ kỹ thuật số thường niên của các công ty có doanh thu trong nước hơn 25 triệu euro mỗi năm và 750 triệu euro trên toàn cầu. Pháp đã tạm dừng hoạt động thu thuế đầu năm 2020 trong bối cảnh các cuộc đàm phán quy tắc thuế đang được tiến hành trên toàn cầu. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

Matthew Schruers, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Máy tính và Truyền thông cho hay, các luật thuế mới sẽ đánh vào doanh thu nhiều hơn lợi nhuận và các quy tắc thuế đã trở thành phương thức phổ biến giúp các quốc gia cân bằng ngân sách. Thành viên của CCIA bao gồm Facebook, Google và Twitter. Ông cũng lưu ý rằng, quy tắc thuế mới được kỳ vọng sẽ bãi bỏ thuế dịch vụ kỹ thuật số: “Các công ty ủng hộ các cuộc đàm phán thuế toàn cầu và sự ổn định về thuế là các giá tối thiểu phải trả”.

Adam Kovacevich từ Phòng Tiến bộ của Hoa Kỳ, là đối tác của các doanh nghiệp công nghệ lớn như Amazon, Facebook, Twitter chia sẻ, những “gã khổng lồ” công nghệ là mục tiêu của thuế dịch vụ kỹ thuật số có sự phân biệt đối xử” trong 5 đến 10 năm qua và mong muốn có một hệ thống thuế khác thay thế. Tuy nhiên, Chủ tịch Steve DelBianco của NetChoice bày tỏ quan điểm khác: “Đánh thuế nhiều hơn đồng nghĩa với chi phí cho người dùng tăng cao và giảm bớt đầu tư R&D nhưng đồng thời chính quyền và quốc hội đang kêu gọi đầu tư R&D để cạnh tranh với Trung Quốc”. Ông không đồng tình với thỏa thuận loại bỏ thuế dịch vụ kỹ thuật số: “15% là con số sàn, không phải số trần và điều này sẽ không ngăn cản Châu Âu đặt ra các thuế ký thuật số mới hoặc thu hành các biện pháp chống độc quyền làm tổn thương các công ty Hoa Kỳ”.

TL