Thứ bảy 28/09/2024 22:33
Hotline: 024.355.63.010
Kinh tế số

Bảo mật mạng để doanh nghiệp Việt thích ứng trong môi trường kỹ thuật số hiện đại

23/06/2024 10:13
Tầm quan trọng của an ninh mạng ngày càng được đề cao, khi sự phụ thuộc vào các hệ thống kỹ thuật số của doanh nghiệp và người dân ngày càng tăng. Gần 2/3 số lãnh đạo doanh nghiệp dự kiến sẽ tăng ngân sách cho chuyển đổi số trong năm 2024.
aa
Ảnh minh họa

Nhiều doanh nghiệp bộc lộ điểm yếu xử lý sự cố sau những vụ tấn công mạng gần đây. Ảnh AFP

Theo báo cáo, trong năm 2023 Việt Nam ghi nhận 13.900 vụ tấn công an ninh mạng vào các hệ thống, tăng 9,5% so với năm 2022. Chỉ tính trong quý 1-2024, có tới 29.000 báo cáo lừa đảo liên quan tội phạm mạng.

Các cuộc tấn công diễn ra dưới nhiều hình thức, từ đánh cắp danh tính, tấn công lừa đảo, mã hóa dữ liệu bằng mã độc, xâm phạm email, tấn công từ chối dịch vụ (DDoS)… với các mã độc tấn công được nâng cấp ngày càng tinh vi hơn, gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Năm 2024, việc công bố danh sách Top 10 công ty công nghệ uy tín do Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) thực hiện đã phơi bày những hạn chế đáng lo ngại về an ninh mạng tại các doanh nghiệp trong ngành.

Theo các chuyên gia của Vietnam Report, mặc dù các doanh nghiệp công nghệ đã có những bước tiến đáng kể trong triển khai các giải pháp bảo mật tiên tiến, nhưng vẫn còn những vấn đề cấp bách cần giải quyết. Một trong những thách thức lớn nhất vẫn là sự lỏng lẻo trong quản lý quyền truy cập và chính sách về an ninh mạng tại Việt Nam. Điều này dẫn đến các mối đe dọa tiềm ẩn đối với an ninh thông tin và sự an toàn của hệ thống tại cấp độ doanh nghiệp.

Ông Trần Minh Quảng, Giám đốc Trung tâm Phân tích nguy cơ an ninh mạng của Công ty an ninh mạng Viettel, đã nhấn mạnh rằng mỗi doanh nghiệp cần phải xây dựng chương trình an ninh mạng, đặc biệt là chương trình cảnh báo về các nguy cơ an ninh thông tin xảy ra trong môi trường kinh doanh của họ.

"Ví dụ như việc nắm bắt các thủ đoạn, kỹ thuật tấn công như các nhóm mã hóa dữ liệu tống tiền tại Việt Nam, doanh nghiệp cần cập nhật những dấu hiệu nhận biết này và tích hợp vào hệ thống giám sát của mình để có thể phát hiện kịp thời các cuộc tấn công tương tự", lãnh đạo của Công ty an ninh mạng Viettel chia sẻ.

Ông Nguyễn Lê Thành - Giám đốc công nghệ (CTO) của VNG, cho rằng: "Doanh nghiệp cần tập trung vào việc xây dựng chiến lược và đầu tư để nâng cao khả năng phòng chống sự cố. Đặc biệt quan trọng là khả năng phục hồi và duy trì hoạt động kinh doanh liên tục khi xảy ra sự cố". Ông Thành nhấn mạnh rằng những biện pháp này đòi hỏi đầu tư về mặt tài chính và nguồn lực nhưng là vô cùng cần thiết để bảo vệ tính liên tục và an toàn của hoạt động kinh doanh trong thời đại số, khi các mối đe dọa an ninh mạng ngày càng trở nên phức tạp và khó lường.

Ảnh minh họa

Khảo sát lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam, tháng 4-2024, nguồn VNR

Các chuyên gia Vietnam Report cũng lưu ý rằng, việc không đảm bảo chặt chẽ quyền truy cập vào hệ thống và dữ liệu nội bộ, thiếu phân cấp quyền và mức độ truy cập dựa trên từng loại dữ liệu và đối tượng, dễ dàng mở ra cánh cửa cho các kẻ tấn công xâm nhập trái phép.

Ngoài ra, tình trạng thiếu áp dụng chính sách bảo mật rõ ràng vẫn là vấn đề phổ biến tại nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Sự thiếu sót này không chỉ làm giảm khả năng kiểm soát và phản ứng nhanh chóng khi có sự cố an ninh mạng xảy ra mà còn làm gia tăng nguy cơ cho toàn bộ hệ thống.

Mặc dù nỗ lực đầu tư vào các giải pháp bảo mật, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn đối mặt với những hạn chế như không thường xuyên tra soát, thiếu quy trình đánh giá định kỳ để phát hiện các rủi ro tấn công mạng kịp thời. Hơn nữa, cơ sở hạ tầng số và hệ thống giám sát an ninh mạng của nhiều doanh nghiệp đã lỗi thời do sự chậm cập nhật các công nghệ mới và phần mềm bảo mật.

Các chuyên gia cũng lưu ý đến vai trò quan trọng của yếu tố con người trong bảo vệ an ninh mạng. Việc thiếu hiểu biết về an toàn thông tin và sự bất cẩn trong quản lý đối với nhân viên có thể tạo ra những lỗ hổng lớn trong hệ thống bảo mật của doanh nghiệp.

Để đối phó với sự gia tăng các mối đe dọa này, các doanh nghiệp công nghệ cần tập trung đầu tư vào các giải pháp bảo mật tiên tiến, bao gồm các yếu tố như tính bảo mật, tính toàn vẹn, tính kiểm toán, tính xác thực, tính sẵn sàng và tính chống chối bỏ.

Đứng trước những thiệt hại to lớn do những cuộc tấn công mạng gây ra, các công ty, doanh nghiệp bất kể quy mô nên có những giải pháp phòng vệ thích hợp để bảo đảm cho hệ thống an ninh mạng của doanh nghiệp mình. Đây không còn là thời điểm để nghĩ rằng liệu các vụ tấn công mạng có xảy ra đối với doanh nghiệp mình hay không mà là nó sẽ xảy ra khi nào. Điều này, buộc các doanh nghiệp cần triển khai đồng bộ các giải pháp cụ thể như:

1. Nắm chắc và hiểu rõ mức độ ảnh hưởng của các cuộc tấn công phổ biến.

2. Nâng cao nhận thức cho nhân viên.

3. Thường xuyên cập nhật tường lửa và các phần mềm diệt virus.

4. Yêu cầu sử dụng các mật khẩu mạnh, xác thực 2 yếu tố hoặc xác thực bằng sinh trắc và hạn chế sử dụng Wifi công cộng.

5. Sử dụng các công cụ mã hóa dữ liệu VPN.

6. Định kỳ quét các thiết bị kết nối mạng hoặc hệ thống máy tính.

7. Quy định chặt chẽ về việc sử dụng các thiết bị lưu trữ di động trên máy tính của công ty.

8. Phân quyền truy cập cho nhân viên, đặc biệt là việc tiếp cận tới các thông tin nhạy cảm.

9. Có giải pháp sao lưu hiệu quả.

10. Kết hợp chặt chẽ với các tổ chức cung cấp dịch vụ an ninh mạng, sẵn sàng chia sẻ thông tin cảnh báo về các mối đe dọa trên không gian mạng.

Sự gia tăng các mối đe dọa an ninh mạng buộc các doanh nghiệp phải đầu tư vào các giải pháp bảo mật tiên tiến. Điều này không chỉ là yếu tố quan trọng giúp các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam nắm bắt cơ hội để chuyển mình và tăng trưởng, mà còn đáp ứng nhu cầu từ thị trường quốc tế vẫn đang mở rộng. Dự báo cho năm 2024, chi tiêu vào công nghệ thông tin toàn cầu tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao, trong đó công nghệ điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo (AI) là hai yếu tố thúc đẩy chính.

Triển vọng xuất khẩu phần mềm sang các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản và APAC vẫn giữ được triển vọng lạc quan. Việc đẩy mạnh công tác chuyển đổi số đã trở thành xu hướng tất yếu trong cách tiếp cận của thế giới hiện đại.

Vũ Quý

Bài liên quan
Tin bài khác
Công bố 12 Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024

Công bố 12 Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024

Lễ trao Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam năm 2024 (Vietnam Digital Content Creation Awards - VCA 2024) ngày 27/9 đã vinh danh 12 tổ chức, cá nhân của 8 hạng mục giải thưởng là những cá nhân, đơn vị xuất sắc, có những sản phẩm nội dung số đóng góp tích cực cho cộng đồng.
Chuyển đổi sản xuất với hệ sinh thái nhà máy thông minh của Bosch Rexroth

Chuyển đổi sản xuất với hệ sinh thái nhà máy thông minh của Bosch Rexroth

Tại sự kiện Automation World Vietnam 2024 được tổ chức tại WTC Expo Bình Dương, Bosch mang đến cho khách hàng những trải nghiệm trực tiếp hệ sinh thái ctrlX AUTOMATION và các giải pháp công nghệ đột phá, tân tiến nhất, góp phần định hình tương lai của lĩnh vực sản xuất thông minh tại Việt Nam.
Thị trường AI dự kiến đạt gần 1.000 tỷ USD năm 2027: Áp lực cho chuỗi cung ứng linh kiện

Thị trường AI dự kiến đạt gần 1.000 tỷ USD năm 2027: Áp lực cho chuỗi cung ứng linh kiện

Quy mô thị trường AI dự kiến đạt gần 1.000 tỷ USD vào năm 2027, điều này gây áp lực lên chuỗi cung ứng linh kiện, bao gồm những con chip cần thiết để vận hành.
Các đại lý ủy quyền của Apple ở Việt Nam kinh doanh ra sao trong ngày mở bán iPhone 16?

Các đại lý ủy quyền của Apple ở Việt Nam kinh doanh ra sao trong ngày mở bán iPhone 16?

Các đại lý ủy quyền của Apple ở Việt Nam thừa nhận tình trạng "rất khan hiếm" đối với phiên bản Pro và Pro Max và dự kiến đến tháng 10 mới có thể trả hết.
Quyết định gây tranh cãi của Google khi chi gần 3 tỷ USD để chiêu mộ

Quyết định gây tranh cãi của Google khi chi gần 3 tỷ USD để chiêu mộ 'thiên tài AI'

Thỏa thuận này của Google khiến nhiều người đặt câu hỏi về việc liệu các gã khổng lồ công nghệ có đang chi tiêu quá mức trong cuộc đua phát triển AI hay không?