Ba bài học quản lý nhân sự từ tỷ phú USD Howard Schultz

12:04 29/01/2024

Trong ngành dịch vụ ăn uống, việc thay đổi nhân sự thường xuyên xảy ra do tính chất công việc đòi hỏi sức chịu đựng áp lực cao. Tuy nhiên, Starbucks đã thành công giữ chân nhân sự của mình nhờ chiến lược quản lý thông minh của CEO Howard Schultz.

Ảnh minh họa
CEO Howard Schultz có một chiến lược quản lý nhân sự thông minh.

1. Lợi nhuận không phải là tất cả

CEO Starbucks hay còn được biết đến với tên gọi tỷ phú USD Howard Schultz đã chia sẻ rằng, ông rất nhạy cảm với những người phải đối mặt với cuộc sống khó khăn. Ông đã cố gắng xây dựng Starbucks dựa trên đạo đức nghề nghiệp và cân nhắc giữa kĩ lưỡng giữa lợi nhuận và lương tâm, đó cũng chính là ước nguyện từ người cha của ông. Và nếu một trong hai yếu tố này không cân bằng, ông sẽ cảm thấy lương tâm bị cắn rứt.

Thú vị là, lợi nhuận và lương tâm không phải lúc nào cũng đối ngược nhau, mà có thể tương trợ lẫn nhau. Lãnh đạo doanh nghiệp cần phải tìm cách kết hợp và cân nhắc giữa hai yếu tố này. Howard không đặt lợi ích trên lương tâm, nhưng cũng không để lương tâm ảnh hưởng quá mức đến lợi ích của toàn bộ nhân viên.

2. Đầu tư vào nhân viên 

Trước khi Starbucks có lợi nhuận, Howard Schultz đã tự đề xuất với các nhà đầu tư về việc cung cấp quyền lợi về đảm bảo sức khỏe và cổ phần cho 100 nhân viên đầu tiên của công ty. Ý tưởng này là một thách thức lớn vào thời điểm đó, khi thương hiệu chỉ mới ở giai đoạn khởi đầu.

Mặc dù doanh thu và lợi nhuận là quan trọng, nhưng với Howard, nhân viên mới là "huyết mạch" của sự phát triển của công ty. Vị CEO này liên tục đổi mới không chỉ về sản phẩm, như việc thử nghiệm hương vị mới của cà phê, mà còn chú trọng phát triển các chính sách phúc lợi nhằm thúc đẩy sự gắn bó lâu dài của nhân viên. Starbucks liên tục đầu tư vào nhân viên thông qua hành động trả học phí, cung cấp bảo hiểm y tế và chia sẻ cổ phần cho họ. Đối với Howard, đầu tư vào nhân viên không bao giờ là một nỗi sợ hãi, mà thực sự là một thương vụ đáng giá.

3. Đề cao việc tương tác với nhân viên

Trong vai trò lãnh đạo luôn bận rộn, hiếm ai coi trọng việc giao tiếp và tương tác với nhân viên như Howard Schultz. Ông tin rằng, để Starbucks đạt doanh thu hàng chục tỷ mỗi năm, việc quan tâm đến nhân viên là cực kỳ quan trọng. Howard chia sẻ: "Chúng tôi nhìn vào từ một góc độ khác, không chỉ đổi mới trong cà phê và thiết kế cửa hàng, mà còn trong việc chúng tôi có thể làm gì đó cho nhân viên của chúng tôi".

Starbucks gọi nhân viên là đối tác, khuyến khích họ đóng góp ý kiến để giúp công ty phát triển. Mọi đóng góp đều được lắng nghe, ghi nhận và áp dụng để cải thiện sản phẩm và mô hình kinh doanh. Hiện nay, Starbucks đã trở thành chuỗi cà phê lớn nhất thế giới với gần 36.000 cửa hàng và hơn 400.000 nhân viên phục vụ. Sự tương tác thường xuyên với đội ngũ nhân viên cốt cán của họ đã đóng góp không ít vào thành công này.

H.C (t/h)