Thứ sáu 22/11/2024 07:15
Hotline: 024.355.63.010
Kinh tế số

Ấn Độ trở thành thỏi nam châm hút tiền của các 'ông lớn' công nghệ Mỹ

12/10/2020 00:00
Kể từ đầu năm đến nay, các tên tuổi lớn nhất trong ngành công nghệ Mỹ đã đầu tư và cam kết đầu tư khoảng 17 tỉ đô la Mỹ vào Ấn Độ, tập trung vào các công ty con thuộc Tập đoàn Reliance Industries của tỉ phú giàu nhất Ấn Độ Mukesh Ambani.

Kênh truyền hình ET Now (Ấn Độ) cho biết Tập đoàn Amazon của tỉ phú Jeff Bezos (trái) đang đàm phán để mua 9,9% của chuỗi bán bán lẻ lớn nhất Ấn Độ Reliance Retail của tỉ phú Mukesh Ambani. Ảnh: Daily India

Dồn dập rót tiền vào Ấn Độ

Hôm 23-7, kênh truyền hình ET Now (Ấn Độ) dẫn các nguồn tin giấu tên cho biết Amazon đang đàm phán để mua 9,9% của chuỗi bán bán lẻ lớn nhất Ấn Độ Reliance Retail của tỉ phú Mukesh Ambani.

Reliance Retail, được thành lập năm 2006, là công ty con của Tập đoàn Reliance Industries. Chuỗi bán lẻ này đang phục vụ 3,5 triệu khách hàng mỗi tuần thông qua mạng lưới 10.000 cửa hàng bán lẻ ở 6.500 thành phố và thị trấn trên khắp Ấn Độ. Giới quan sát định giá Reliance Retail khoảng 35-40 tỉ đô la Mỹ. Điều này có nghĩa là nếu đàm phán thành công, Amazon có thể chi khoảng 3,5-4 tỉ đô la Mỹ để nắm giữa gần 10% cổ phần của Reliance Retail.

Hồi đầu năm nay, tỉ phú Jeff Bezos, ông chủ của Amazon, cho biết sẽ đầu tư 1 tỉ đô la Mỹ vào các hoạt động tại Ấn Độ để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước này giúp họ tiếp cận khách hàng trực tuyến.
Động thái mới nhất của Amazon là một phần trong làn sóng đầu tư vào Ấn Độ của các ‘ông lớn’ công nghệ Mỹ trong năm nay.

Hôm 15-7, Mukesh Ambani, Chủ tịch Reliance Industries,cho biết Google đồng ý chi 4,5 tỉ đô la Mỹ để mua 7,73% cổ phần của Công ty viễn thông và dịch vụ kỹ thuật số Jio Platforms, một công ty con khác của Reliance Industries.

Khoản đầu tư này của Google sẽ được thực hiện thông qua Quỹ Google vì số hóa Ấn Độ, chỉ vừa ra mắt hai ngày trước đó. Theo Sundar Pichai, Giám đốc điều hành Google, quỹ này sẽ đầu tư 10 tỉ đô la Mỹ vào thị trường đông dân thứ hai thế giới trong 5-7 năm tới.

Ông nói Google sẽ tập trung đầu tư vào bốn lĩnh vực: cải thiện sự tiếp cận các ứng dụng và dịch vụ của Google bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau ở Ấn Độ; phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới phục vụ người dùng internet Ấn Độ; hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương bước vào thế giới trực tuyến và sử dụng công nghệ để thúc đẩy các vấn đề xã hội bao gồm y tế và giáo dục ở Ấn Độ.

Khoản đầu tư của Google vào Jio Platforms là một trong những trường hợp hiếm hoi ‘ông lớn’ tìm kiếm và quảng cáo trực tuyến này chung tay với đối thủ Facebook hỗ trợ một công ty. Hồi tháng 4, Facebook thông báo chi 5,7 tỉ đô la để nắm giữ 9,99% cổ phần của Jio Platforms. Hôm 22-5, Quỹ đầu tư toàn cầu KKR (Mỹ) cũng cho hay đã thương lượng thành công thương vụ mua 2,32% cổ phần của Jio Platforms với giá 1,5 tỉ đô la.

Quy mô và các nguồn đầu tư trên có thể sẽ không xảy ra, nếu không muốn nói là không thể hình dung được cách đây vài tháng khi tất cả các công ty công nghệ đang xung đột với các cơ quan quản lý Ấn Độ và các lãnh đạo ngành công nghệ phương Tây bị đối xử lạnh nhạt trong các chuyến thăm New Delhi.

Kể từ đó, đã có rất nhiều thay đổi. Đại dịch Covid-19 tác động đặc biệt nặng nề đến nền kinh tế Ấn Độ. Hục hặc ngoại giao giữa Ấn Độ với Trung Quốc lan sang lĩnh vực công nghệ, khiến New Delhi chuyển sang nghi kỵ các công ty công nghệ Trung Quốc.

Làn sóng đầu tư của các công ty công nghệ Mỹ vào Ấn Độ cũng làm nổi rõ những lợi thế rõ ràng của nước này từng được nói đến trong nhiều năm qua: Nền kinh tế số hóa Ấn Độ với 700 triệu người dùng internet và gần 500 triệu người khác vẫn chưa tiếp cận thế giới trực tuyến, là ‘phần thưởng’ quá lớn khiến các ‘ông lớn’ công nghệ không thể phớt lờ lâu hơn được.

“Mọi người tin rằng trong dài hạn, Ấn Độ sẽ trở thành một thị trường tốt và các quy định quản lý của nước này sẽ khá công bằng và minh bạch”, Jay Gullish, Giám đốc chính sách công nghệ ở Hội đồng kinh doanh Mỹ-Ấn, nói.

Hôm 15-7, Mukesh Ambani, Chủ tịch Reliance Industries, cho biết Google đồng ý chi 4,5 tỉ đô la Mỹ để mua 7,73% cổ phần của Công ty viễn thông và dịch vụ kỹ thuật số Jio Platforms. Ảnh: Business Insider

Yếu tố Trung Quốc thúc đẩy hợp tác công nghệ Ấn-Mỹ

Phần lớn công ty công nghệ ở Thung lũng Silicon (Mỹ) bị Trung Quốc ‘cấm cửa’ trong nhiều năm qua, một phần là vì cơ chế kiểm duyệt khổng lồ của Bắc Kinh, hay còn gọi là “Vạn lý Tường lửa”.

Một đạo luật an ninh quốc gia mới và gây nhiều tranh cãi vừa được Bắc Kinh ban hành và áp đặt ở Hồng Kông có thể khiến các công ty công nghệ Mỹ không còn mặn mà với thị trường này.

Luật mới trao cho nhà chức trách Hồng Kông thẩm quyền rộng lớn để quản lý các nền tảng công nghệ, bao gồm hạn chế tiếp cận các dịch vụ của họ hoặc ra lệnh họ gỡ bỏ những bài viết đe dọa an ninh quốc gia Trung Quốc.

Sau khi luật này có hiệu lực hồi đầu tháng 7, Facebook, Google và Twitter cho biết họ sẽ dừng chia sẻ dữ liệu với chính quyền Hồng Kông. “Ngày càng khó làm ăn với Trung Quốc. Cộng đồng công nghệ có một cảm nhận ngày gia tăng rằng làm ăn với Trung Quốc là phải chấp nhận thỏa hiệp về các chuẩn mực đạo đức”, Mark Lemley, Giám đốc chương trình luật pháp, khoa học và công nghệ ở Đại học Stanford (Mỹ), nói.

Thái độ nghi kỵ của Mỹ đối với các công ty công nghệ Trung Quốc tiếp tục dâng cao. Gần đây, Tổng thống Donald Trump nói rằng chính quyền ông đang xem xét cấm ứng dụng tạo và chia sẻ video TikTok của Công ty công nghệ ByteDance (Trung Quốc) ở Mỹ. Các quan chức Mỹ lo ngại ứng dụng video TikTok có thể thu nhập dữ liệu cá nhân của người Mỹ hoặc kiểm duyệt các thông tin bị Bắc Kinh xem là nhạy cảm.

Lệnh cấm đó, nếu được thực hiện, sẽ là một động thái càng khiến Mỹ xích lại gần hơn nữa với Ấn Độ.
Chính phủ Ấn Độ đã cấm TikTok và hàng chục ứng dụng khác của Trung Quốc hồi tháng trước sau vụ xung đột biên giới Ấn-Trung, khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng, dẫn đến làn sóng kêu gọi tẩy chay các sản phẩm của Trung Quốc ở Ấn Độ.

Dù các hãng smartphone Trung Quốc đang thống trị thị trường Ấn Độ và hầu hết các startup lớn nhất Ấn Độ đều nhận được các khoản vốn đầu tư lớn từ Trung Quốc, các căng thẳng gần đây giữa hai nước có thể củng cố mối quan hệ công nghệ lâu đời giữa Ấn Độ với Mỹ.

Hàng ngàn kỹ sư công nghệ Ấn Độ đang làm việc ở Thung lũng Silicon và các nhân tài Ấn Độ đang nắm các chức vụ lãnh đạo cao nhất ở Google, Microsoft và nhiều công ty công nghệ khác của Mỹ.

Khi các công ty công nghệ Mỹ đang nhắm đến thị trường Ấn Độ, tỉ phú Mukesh Ambani, đang đóng vai trò ‘người gác cổng’ hiếu khách. Hầu hết các khoản đầu tư của các công ty công nghệ Mỹ vào Ấn Độ trong năm nay đều chảy vào các công ty thuôc quyền kiểm soát của tỉ phú Mukesh Ambani.

Công ty viễn thông và dịch vụ kỹ thuật số Jio Platforms, đơn vị thành viên của Tập đoàn Reliance, đã huy động được hơn 20 tỉ đô Mỹ kể từ cuối tháng 4 từ các công ty, các quỹ đầu tư mạo hiểm và các quỹ đầu tư quốc gia đang tìm cách sử dụng Jio Platforms như là con đường nhanh nhất để tiến vào nền kinh tế số hóa khổng lồ của Ấn Độ.

Công ty viễn thông Reliance Jio, đơn vị thành viên của Jio Platforms, ra mắt mạng di động vào năm 2016 và nhanh chóng thu hút gần 400 triệu thuê bao. Tỉ phú Ambani đang muốn biến Jio Platforms thành một hệ sinh thái công nghệ khổng lồ, hoạt động khắp các lĩnh vực thương mại điện tử, thanh toán số, dịch vụ phát sóng trực tiếp, thậm chí dịch vụ hội nghị video trực tuyến giống Zoom.

“Giới doanh nghiệp công nghệ Mỹ không thể xâm nhập vào ‘Vạn lý Tường lửa’ của Trung Quốc nhưng dễ dàng tiến vào ‘bức tường phí’ khổng lồ tạo ra bởi Jio Platforms, và tất cả những gì họ làm là trả cho Reliance Industries ‘phí cầu đường’ để tiến vào’, Ravi Shankar Chaturvedi, Giám đốc nghiên cứu Viện Kinh doanh toàn cầu thuộc Đại học Tufts (Mỹ), nói.

Khánh Lan

Tin bài khác
Vingroup ra mắt VinRobotics, công ty tiên phong trong công nghệ robot tại Việt Nam

Vingroup ra mắt VinRobotics, công ty tiên phong trong công nghệ robot tại Việt Nam

Theo Vingroup, việc thành lập VinRobotics góp phần hoàn thiện hệ sinh thái công nghiệp - công nghệ cao, một trong ba trụ cột chính của tập đoàn.
Apple phát hành iOS 18.1.1: Bảo mật mạnh mẽ và cải thiện trải nghiệm người dùng

Apple phát hành iOS 18.1.1: Bảo mật mạnh mẽ và cải thiện trải nghiệm người dùng

Bản cập nhật iOS 18.1.1 đánh dấu sự khởi đầu cho các tính năng mới của Apple Intelligence - bộ công cụ AI của Apple dành cho iPhone 15 Pro và iPhone 16 series.
Google đầu tư 20 triệu USD thúc đẩy sáng kiến khoa học sử dụng trí tuệ nhân tạo

Google đầu tư 20 triệu USD thúc đẩy sáng kiến khoa học sử dụng trí tuệ nhân tạo

Thông tin này được Demis Hassabis, người sáng lập và CEO của Google DeepMind, công bố trong một cuộc trò chuyện tại Diễn đàn AI for Science Forum ở London.
Huawei Mate 70: Chưa ra mắt đã gây sốt với hàng dài người đặt trước

Huawei Mate 70: Chưa ra mắt đã gây sốt với hàng dài người đặt trước

Huawei ghi nhận hơn 130.000 lượt đặt hàng chỉ sau 10 giờ mở cổng, cho thấy sức hút lớn của dòng Mate 70. Con số này dự kiến sẽ tăng nữa khi chính thức ra mắt.
Google có thể phải bán Chrome: Đòn giáng từ cáo buộc độc quyền

Google có thể phải bán Chrome: Đòn giáng từ cáo buộc độc quyền

Nhà phân tích Mandeep Singh cho rằng, nếu Google phải bán Chrome, khó tìm được người mua tiềm năng vì các ứng viên như Amazon cũng đối mặt cáo buộc độc quyền.
iPad mini 7 lên kệ ở Việt Nam: Giá từ 13,9 triệu đồng, hỗ trợ Apple Intelligence

iPad mini 7 lên kệ ở Việt Nam: Giá từ 13,9 triệu đồng, hỗ trợ Apple Intelligence

iPad mini 7 đã chính thức có mặt tại thị trường Việt Nam với giá khởi điểm từ 13,9 triệu đồng. Sản phẩm được trang bị chip A17 Pro và hỗ trợ Apple Intelligence.
Công ty mẹ của TikTok nâng mức định giá lên 300 tỷ USD

Công ty mẹ của TikTok nâng mức định giá lên 300 tỷ USD

Mức định giá khổng lồ này đưa ByteDance - công ty mẹ TikTok vượt qua vốn hóa của nhiều tập đoàn lớn như Alibaba (221 tỷ USD) hay Coca-Cola (266 tỷ USD).
VinFuture công bố lịch trình Tuần lễ Khoa học Công nghệ và Lễ trao giải 2024

VinFuture công bố lịch trình Tuần lễ Khoa học Công nghệ và Lễ trao giải 2024

Quỹ VinFuture chính thức công bố lịch trình Tuần lễ Khoa học Công nghệ và Lễ trao giải VinFuture 2024 diễn ra từ ngày 4 - 7/12/2024 tại Hà Nội.
YouTube lên tiếng giải thích về việc người dùng trả phí nhưng vẫn thấy quảng cáo

YouTube lên tiếng giải thích về việc người dùng trả phí nhưng vẫn thấy quảng cáo

Một số người dùng YouTube tại Đức đã phản ánh về việc quảng cáo vẫn xuất hiện trên nền tảng, mặc dù họ đã đăng ký gói Premium đầy đủ.
Người dùng iPhone tại Việt Nam phàn nàn về sự cố chậm, giật sau khi nâng cấp lên iOS 18.1

Người dùng iPhone tại Việt Nam phàn nàn về sự cố chậm, giật sau khi nâng cấp lên iOS 18.1

Người dùng cho biết, tình trạng này chỉ mới xuất hiện trong khoảng 2-3 ngày qua, mặc dù họ đã thực hiện nâng cấp iPhone của mình lên iOS 18.1 từ cuối tháng 10.
Meta bị phạt 840 triệu USD vì lạm dụng dịch vụ Facebook Marketplace

Meta bị phạt 840 triệu USD vì lạm dụng dịch vụ Facebook Marketplace

Meta chỉ ra “quyết định của Ủy ban châu Âu không cung cấp bằng chứng về tác hại cạnh tranh đối với các đối thủ hoặc bất kỳ tác hại nào đối với người tiêu dùng".
Bí kíp khi tham gia du lịch trưc tuyến: Những điều cần biết để phòng tránh rủi ro

Bí kíp khi tham gia du lịch trưc tuyến: Những điều cần biết để phòng tránh rủi ro

Du lịch trực tuyến gần đây có mức tăng trưởng mạnh. Khi nền kinh tế số Việt Nam công bố chạm mốc 36 tỷ USD/năm, ghi nhận sự đóng góp lớn từ du lịch trực tuyến.
FPT ra mắt Nhà máy AI tại Nhật Bản giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất vận hành

FPT ra mắt Nhà máy AI tại Nhật Bản giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất vận hành

Nhà máy AI tại Nhật Bản của FPT sẽ cung cấp hơn 20 sản phẩm AI tạo sinh, giúp doanh nghiệp ứng dụng AI nâng cao hiệu suất vận hành, trải nghiệm khách hàng,...
iPhone SE 4: Lộ diện thiết kế và cấu hình, dự kiến ra mắt vào tháng 3/2025?

iPhone SE 4: Lộ diện thiết kế và cấu hình, dự kiến ra mắt vào tháng 3/2025?

Phone SE 4 sẽ tận dụng các linh kiện phần cứng từ những đời iPhone trước đó. Điều này sẽ giúp Apple tối ưu chi phí sản xuất, từ đó giúp hạ giá thành sản phẩm.
Amazon ra mắt dịch vụ thương mại điện tử giá rẻ tại Mỹ

Amazon ra mắt dịch vụ thương mại điện tử giá rẻ tại Mỹ

Động thái này cho thấy Amazon đang cảm nhận sức ép cạnh tranh từ Temu, vốn đã tạo nên một làn sóng mạnh mẽ tại thị trường Mỹ với những sản phẩm giá cực thấp.