
Amazon và Apple bị phạt 218 triệu USD vì hành vi phản cạnh tranh
Theo quy định, hai công ty của Mỹ có hai tháng để kháng cáo quyết định của Cơ quan giám sát chống độc quyền Tây Ban Nha. Apple và Amazon đã tuyên bố sẽ kháng cáo án phạt này.

Ngày 18/7, Cơ quan giám sát cạnh tranh của Tây Ban Nha (CNMC) cho biết, đã phạt 2 "gã khổng lồ" công nghệ Mỹ Amazon và Apple với tổng số tiền phạt lên tới 194 triệu euro (218 triệu USD) vì hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Trong một tuyên bố, cơ quan trên nêu rõ hai công ty đã thỏa thuận hạn chế các bên thứ ba bán các sản phẩm của Apple trên các trang web của Amazon tại Tây Ban Nha, theo đó kìm hãm cạnh tranh trong lĩnh vực này.
Theo các điều khoản hợp đồng của thỏa thuận được ký kết vào cuối tháng 10 năm 2018 giữa 2 công ty, chỉ những đại lý được Apple chọn mới được phép bán các sản phẩm của "Trái táo cắn dở" trên trang Amazon.
“Apple và Amazon đã hạn chế số lượng người bán các sản phẩm của Apple trên trang web Amazon ở Tây Ban Nha mà không có lý do chính đáng”, CNMC cáo buộc.
Kết quả là hơn 90% các nhà bán lẻ hiện đang sử dụng thị trường của Amazon để bán các thiết bị của Apple đã bị chặn.
Amazon cũng đã hạn chế quảng cáo mà các đối thủ của Apple được phép đặt trên trang web của họ khi người dùng tìm kiếm các sản phẩm Apple, cơ quan giám sát cho biết.
Sau thỏa thuận giữa hai tập đoàn công nghệ này, giá của các thiết bị Apple bán trực tuyến tại Tây Ban Nha đã tăng lên.
Theo quy định, hai công ty của Mỹ có hai tháng để kháng cáo quyết định của Cơ quan giám sát chống độc quyền Tây Ban Nha. Apple và Amazon đã tuyên bố sẽ kháng cáo án phạt này.
"Chúng tôi từ chối đề xuất của CNMC rằng Amazon có lợi từ việc loại bỏ người bán khỏi sàn giao dịch của mình, vì mô hình kinh doanh của chúng tôi phụ thuộc vào sự thành công của các công ty bán hàng thông qua Amazon", người phát ngôn của Amazon nói trong một tuyên bố qua email.
Cô ấy cũng cho biết, người mua thiết bị Apple đã được hưởng lợi từ thỏa thuận này và số lượng chiết khấu cho iPad và iPhone đã tăng.
Apple cho biết, thỏa thuận với Amazon được thiết kế để giảm bớt các sản phẩm giả mạo được bán trực tuyến. Trước đây, công ty đã tiêu rất nhiều tiền và công sức để ngăn chặn việc bán các thiết bị giả mạo, theo công ty cho biết.
Những năm gần đây, những công ty công nghệ lớn như Apple và Amazon đã nhiều lần lĩnh án phạt ở châu Âu do vi phạm luật cạnh tranh. Tháng 12/2021, Italy đã phạt Amazon 1,1 tỷ euro. Tháng 10/2022, Pháp phạt Apple 371,6 triệu euro.
Phương Linh (T/h)
Cùng chuyên mục


Apple có thể ra mắt công nghệ cảm biến vân tay dưới màn hình trong tương lai

Sony giới thiệu công nghệ xác thực trong máy ảnh để chống lại hình ảnh giả mạo AI

Cơ hội để doanh nghiệp Việt tham gia "Gian hàng Quốc gia Việt Nam" trên Alibaba

Điểm đến phổ biến nhất của các cựu nhân viên Apple là Google

Nvidia trở thành thương hiệu chip bán dẫn sinh lời nhiều nhất thế giới
-
Nghị quyết 41 - Khơi khát vọng phồn vinh. Bài IV: Những nhiệm vụ đặt ra về xây dựng đội ngũ doanh nhân Việt Nam thời kỳ mới
-
PGS. TS. Bùi Thị An: Một số dự án nhà ở xã hội chưa thật sự phù hợp với điều kiện sinh sống của người dân
-
GS. TS Hoàng Văn Cường: Hà Nội nên phát triển giao thông công cộng thay vì đầu tư những tuyến đường đắt nhất hành tinh
-
TS. Phan Hữu Thắng: Cần có sự quan tâm đúng mức về mối quan hệ giữa doanh nghiệp Việt Nam và FDI
-
Tương lai của du lịch: Không có sân bay, chỉ có tàu từ nhà đến chuyến bay