3/5 người Việt mong muốn khởi nghiệp có kế hoạch kinh doanh nhỏ trong 18 tháng tới |
Khảo sát này còn cho thấy cơ hội trong lĩnh vực sức khỏe và chăm sóc sức khỏe từ góc độ chi tiêu của người tiêu dùng và tiềm năng kinh doanh:
Cuộc khảo sát, được thực hiện bởi Talker Research vào tháng 6 năm 2024 theo ủy quyền của Herbalife, tập trung vào khát vọng khởi nghiệp và xu hướng chi tiêu sức khỏe tại 11 thị trường, bao gồm Việt Nam, Úc, Hồng Kông (Trung Quốc), Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc) và Thái Lan.
Ông Vũ Văn Thắng, Tổng Giám đốc Herbalife Việt Nam và Campuchia, nhận định: “Tinh thần khởi nghiệp tại Việt Nam đang rất mạnh mẽ. Nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ kỳ vọng năm 2024 sẽ là năm kinh doanh thành công hơn, mặc dù khởi nghiệp vẫn gặp nhiều thách thức. Những người khởi nghiệp có thể xem xét các mô hình kinh doanh với chi phí thấp và có sự hỗ trợ từ cộng đồng để chia sẻ kiến thức và chuyên môn phù hợp."
Ông Thắng cũng nhấn mạnh rằng, người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quan tâm hơn đến sức khỏe và thể chất. Xu hướng chi tiêu tăng trong lĩnh vực này mở ra nhiều cơ hội cho những người muốn phát triển kinh doanh. “Herbalife luôn cam kết hỗ trợ người khởi nghiệp bằng cách tạo ra môi trường thuận lợi giúp họ phát huy tiềm năng,” ông Thắng chia sẻ thêm.
Mặc dù nền kinh tế có nhiều ảnh hưởng, bao gồm chi phí tăng và thay đổi sản phẩm dịch vụ, 92% doanh nhân Việt Nam được khảo sát kỳ vọng rằng doanh nghiệp của họ sẽ phát triển mạnh hơn trong năm 2024. Ba thách thức lớn nhất mà các chủ doanh nghiệp phải đối mặt hiện nay bao gồm: áp lực tăng chi phí do lạm phát (37%), cần dành nhiều thời gian hơn để duy trì doanh nghiệp (30%) và khó khăn trong việc cân bằng giữa tăng trưởng và chất lượng (30%).
Chi tiêu cho các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến sức khỏe và thể chất đang có xu hướng tăng lên. Theo khảo sát, 74% người tham gia cho biết họ có kế hoạch tăng chi tiêu cho sức khỏe và thể chất vào năm 2024. Đặc biệt, 64% có ý định tăng chi tiêu lên ít nhất 25%. Hai hạng mục chi tiêu ưu tiên của người tiêu dùng là thực phẩm bổ sung (81%, mức cao nhất tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương) và các lớp học thể dục (31%).
So với các thế hệ trước, thế hệ Z và Millennials thể hiện khát vọng khởi nghiệp rõ rệt hơn. 83% người tham gia khảo sát thuộc hai thế hệ này cho biết họ đã hoặc có ý định sở hữu doanh nghiệp nhỏ trong tương lai, cao hơn nhiều so với thế hệ X và Boomers. Trong bối cảnh các mô hình kinh doanh đa dạng, ngành bán hàng trực tiếp được đánh giá tích cực, với 87% thế hệ Z và 90% Millennials mở lòng với ngành này. Đặc biệt, bán hàng trực tiếp cũng được 87% các doanh nhân tiềm năng Việt Nam đánh giá cao.
Các lý do chính mà người thuộc thế hệ Z và Millennials đưa ra khi lựa chọn khởi nghiệp bao gồm: tiềm năng kiếm được thu nhập cao hơn, mong muốn sở hữu doanh nghiệp riêng và theo đuổi đam mê mà công việc hiện tại không đáp ứng.