Xuất khẩu Trung Quốc sang Mỹ giảm

00:00 12/10/2020

Tiền đồng là một trong hai tiền tệ của khu vực không giảm giá so với đôla Mỹ bất chấp thương chiến leo thang, nhân dân tệ liên tục giảm.

Đây là mức giảm lớn nhất trong ba tháng gần đây. Trước đó, cuộc khảo sát các nhà phân tích của Reuters dự đoán mức tăng là 2%. Giới chuyên gia đã kỳ vọng đồng nhân dân tệ giảm giá sẽ bù đắp một phần chi phí và áp lực từ thuế quan

"Xuất khẩu vẫn còn yếu ngay cả khi đồng nhân dân tệ đã mất giá đáng kể, cho thấy nhu cầu bên ngoài Trung Quốc chậm lại mới là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến xuất khẩu của quốc gia này", Zhang Yi, chuyên gia kinh tế tại Zhong Hai Sheng Rong Capital Management cho biết.

Công nhân tại cảng Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc ngày 10/6. Ảnh: Reuters

Công nhân tại cảng Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc ngày 10/6. Ảnh: Reuters

Trong số các đối tác thương mại lớn, xuất khẩu Trung Quốc sang Mỹ giảm 16% trong tháng 8 so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức giảm 6,5% trong tháng 7. Nhập khẩu từ Mỹ cũng sụt giảm 22,4%.

Nhiều nhà phân tích dự đoán tăng trưởng xuất khẩu của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ tiếp tục chậm đi trong những tháng tới, khi số lượng các đơn hàng xuất khẩu cả khu vực nhà nước và tư nhân đều cho thấy sự xấu đi. Trong khi đó, các biện pháp thuế quan khác của Mỹ sẽ có hiệu lực vào ngày 1/10 và 15/12.

"Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung là nguyên nhân chính khiến xuất khẩu của Trung Quốc tới Mỹ sụt giảm", Steven Zhang, nhà kinh tế trưởng, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của Morgan Stanley Huaxin Securities nhận xét.

Xuất khẩu từ Trung Quốc sang các thị trường khác như châu Âu, Hàn Quốc, Úc và Đông Nam Á cũng trở nên tồi tệ hơn so với tháng trước đó, trong khi các đơn hàng đến Nhật Bản và Đài Loan có mức tăng trưởng tốt hơn một chút.

Không riêng xuất khẩu, nhập khẩu của Trung Quốc cũng giảm tháng thứ tư liên tiếp. Hoạt động này giảm 5,6% trong tháng 8, thấp hơn mức dự báo giảm 6%, nhưng không cải thiện so với cùng mức giảm 5,6% của tháng 7.

Nhu cầu trong nước yếu đi có thể là nguyên nhân của sự suy giảm, cùng với đà giảm trên thị trường hàng hóa toàn cầu. Tiêu thụ và đầu tư nội địa của Trung Quốc vẫn không phục hồi, mặc dù đã có hơn một năm kinh tế nước này áp dụng các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng.

Bắc Kinh dự kiến sẽ công bố nhiều biện pháp hỗ trợ hơn nữa trong những tuần tới để ngăn chặn nguy cơ suy thoái kinh tế khi Mỹ tăng các biện pháp trừng phạt thuế quan.

Thứ sáu tuần trước, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc lần thứ bảy kể từ đầu năm 2018, nhằm giải phóng thêm khả năng cho vay của hệ thống tài chính. Động thái này được đưa ra chỉ vài ngày sau giới chức Trung Quốc cho biết các chính sách nới lỏng hơn có thể sắp thực hiện.

Minh Sơn (theo CNBC)