Thứ bảy 19/07/2025 06:24
Hotline: 024.355.63.010
Kinh tế số

Sự trỗi dậy của Ant Group và tương lai của fintech toàn cầu

17/10/2020 09:05
Một danh sách bom tấn cho thấy fintech đang cách mạng hóa tài chính như thế nào.

Mạng lưới thanh toán của Ant thực hiện 16.000 tỷ USD giao dịch năm ngoái, kết nối 80 triệu thương nhân.Nguồn ảnh: The Economist

Theo The Economist, vào năm 1300, ông Marco Polo, thương nhân đến từ Venice (Italy), đã kể cho người dân Châu Âu về kỳ tích tiền tệ mà ông chứng kiến ở châu Á. Theo đó, hoàng đế Trung Quốc đã "dùng vỏ cây tạo ra một thứ gọi là tiền giấy và lưu hành trên khắp đất nước". Cuối cùng, khoảng 6 thế kỷ sau phát minh của Trung Quốc, phương Tây cũng sử dụng tiền giấy.

Gần đây, nhiều du khách nước ngoài đến Trung Quốc lại khá thích thú với sự phát triển mạnh mẽ về mặt tiền tệ. Đó là tiền giấy dần biến mất và được thay thế bằng pixel trên màn hình điện thoại, hay dễ hiểu hơn là thanh toán di động.

COVID-19 khiến nhiều người hơn bao giờ hết sử dụng ngân hàng và thanh toán trực tuyến. Nguồn ảnh: The Economist.

COVID-19 khiến nhiều người sử dụng ngân hàng và thanh toán trực tuyến. Nguồn ảnh: The Economist.

Tương lai của fintech thế giới nhìn từ Ant Group​

Sự nổi trội về tiền kỹ thuật số của Ant Group - công ty fintech lớn nhất của Trung Quốc có thể sẽ càng hiện rõ khi niêm yết tại Hồng Kông và Thượng Hải.

Tính theo số tiền huy động được, đây có lẽ sẽ là đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng lớn nhất trong lịch sử, đánh bại Saudi Aramco vào năm ngoái. Sau khi được niêm yết, Ant Group có thể có giá trị tương đương với ngân hàng lớn nhất thế giới JPMorgan Chase.

Sự phát triển của Ant làm cho giới chức Nhà Trắng lo ngại, nhưng lại khiến các nhà đầu tư toàn cầu say mê. Điều này cho thấy một sự chuyển đổi lớn hơn về cách thức hoạt động của hệ thống tài chính, không chỉ ở Trung Quốc mà trên toàn thế giới.

CEO JPMorgan Jamie Dimon và những người khác đã để ý đến Ant trong nhiều năm. Được tách ra từ Alibaba, công ty thương mại điện tử Ant Group có hơn 1 tỉ người dùng, chủ yếu ở Trung Quốc và mạng lưới thanh toán hiện có 16 triệu USD giao dịch vào năm ngoái, kết nối 80 triệu thương gia.

Sự gia tăng số hóa có thể thấy rõ nhất trong các khoản thanh toán. Nguồn ảnh: The Economist.

Sự gia tăng số hóa có thể thấy rõ nhất trong các khoản thanh toán. Nguồn ảnh: The Economist.

Thanh toán chỉ là một phần nhỏ trong chuỗi hệ thống. Người dùng có thể vay tiền, lựa chọn trong số 6.000 sản phẩm đầu tư và mua bảo hiểm sức khỏe.

Để dễ hình dung, hãy tưởng tượng các ngân hàng thương mại lớn, các công ty môi giới ở Phố Wall, các nhà quản lý tài sản ở Boston và công ty bảo hiểm ở Connecticut đều bị thu nhỏ lại, tích hợp vào một ứng dụng duy nhất được thiết kế ở Thung lũng Silicon mà mọi người đều sử dụng được. Các công ty Trung Quốc khác, như Tencent, cũng vận hành các công nghệ tài chính tiên tiến như vậy.

Cùng với sự gia tăng của thương mại điện tử toàn cầu và làm việc từ xa, còn có sự bùng nổ đi kèm trong thanh toán kỹ thuật số. Các nhà đầu tư cảm nhận được một sự thay đổi kiến ​​tạo, giống như sự thay đổi làm rung chuyển ngành bán lẻ.

Các fintech hiện cung cấp phần lớn các khoản vay tiêu dùng ở Thụy Điển. Ở Mỹ, các hãng thẻ tín dụng như Visa hay PayPal và các ngân hàng lớn đều vừa hợp tác vừa cạnh tranh. Những gã khổng lồ công nghệ như Apple và Alphabet cũng đang tham gia, do bị hấp dẫn bởi tổng lợi nhuận toàn cầu trị giá 1.500 nghìn tỷ USD của ngành tài chính này.

Fintech có tiềm năng mang lại lợi ích lớn về hiệu quả. Nếu các ngân hàng niêm yết trên thế giới cắt giảm 1/3 chi phí, số tiền tiết kiệm được sẽ trị giá 80 USD một năm cho mỗi người dùng.

Bằng cách tạo ra các loại tiền kỹ thuật số, các chính phủ có thể bỏ qua hệ thống ngân hàng thông thường và thuế, nhận tiền gửi và thanh toán cho công dân chỉ bằng một nút bấm. Nguồn ảnh: The Economist.

Bằng cách tạo ra các loại tiền kỹ thuật số, các chính phủ có thể bỏ qua hệ thống ngân hàng thông thường và thuế, nhận tiền gửi và thanh toán cho công dân chỉ bằng một nút bấm. Nguồn ảnh: The Economist.

Cuộc "chinh phục" fintech cũng mang lại hai rủi ro

Đầu tiên là nó có thể gây mất ổn định hệ thống tài chính. Các công ty fintech tập trung vào các bộ phận sinh lời cao nhất của ngành, thường để lại ít lợi nhuận hơn và hầu hết rủi ro với các nhà cho vay truyền thống.

Khoảng 98% các khoản vay được phát hành thông qua Ant ở Trung Quốc sẽ nằm trên sổ sách của các ngân hàng, các ngân hàng buộc phải trả phí. Ant ​​sẽ thu được 1/10 hoặc nhiều hơn lợi nhuận của ngân hàng Trung Quốc.

Những ngân hàng cho vay với lãi suất cao ở thế giới giàu có đã bị đè bẹp bởi lãi suất thấp, hệ thống công nghệ thông tin cũ kĩ và chi phí tuân thủ khổng lồ. Nếu họ bị mất ổn định, nó có thể gây ra rắc rối, bởi vì các ngân hàng vẫn thực hiện các chức năng kinh tế quan trọng, bao gồm giữ tiền gửi của người dân và chuyển các khoản nợ ngắn hạn này thành các khoản vay dài hạn cho người khác.

Nguy hiểm thứ hai là nhà nước và các công ty “nền tảng” fintech có thể lấy thêm quyền lực từ các cá nhân. Hiệu ứng mạng là không thể thiếu đối với mô hình fintech — càng nhiều người sử dụng nền tảng thì nền tảng đó càng hữu ích và có khả năng khiến những người khác cảm thấy bị thu hút bởi nó.

Vì vậy ngành này có xu hướng độc quyền. Và nếu fintech cung cấp nhiều dữ liệu hơn nữa cho các chính phủ và nền tảng, thì khả năng bị giám sát, thao túng và tấn công mạng sẽ tăng lên.

Khi sự gia tăng fintech tiếp tục, các chính phủ nên có cái nhìn tổng thể về rủi ro tài chính bao gồm các ngân hàng và các công ty fintech. Các nhà quản lý Trung Quốc đã loại bỏ hoạt động kinh doanh đang bùng nổ của Ant, khi tập đoàn này có ý định cho vay dưới chuẩn.

Các chính phủ cũng nên hạ thấp các rào cản gia nhập để thúc đẩy cạnh tranh. Cuối cùng, sự trỗi dậy của fintech phải gắn liền với một nỗ lực mới để bảo vệ quyền riêng tư của mọi người khỏi các công ty khổng lồ và nhà nước.

Miễn là fintech có thể được thực hiện an toàn hơn, cởi mở và tôn trọng quyền cá nhân, thì một sự đổi mới tiền tệ (do Trung Quốc dẫn đầu) một lần nữa thay đổi thế giới tốt đẹp hơn.

Phùng Mỹ

Tin bài khác
Diễn đàn sản xuất thông minh Việt Nam 2025: Phát triển hệ sinh thái bán dẫn

Diễn đàn sản xuất thông minh Việt Nam 2025: Phát triển hệ sinh thái bán dẫn

Diễn đàn sản xuất thông minh Việt Nam 2025 với chủ đề chuyên sâu về nâng cấp sản xuất thông minh, phát triển hệ sinh thái bán dẫn và tăng trưởng bền vững. Đây là sự kiện nhằm cụ thể hóa các định hướng của Nghị quyết 57-NQ/TW, tạo cầu nối giữa chính sách của Chính phủ và thực tiễn triển khai tại doanh nghiệp.
Xuất khẩu công nghệ tăng tốc vượt trội tại châu Á

Xuất khẩu công nghệ tăng tốc vượt trội tại châu Á

Xuất khẩu công nghệ tại châu Á đã tăng vượt trội so với nhóm phi công nghệ, với khoảng cách lớn nhất ghi nhận ở Thái Lan, theo báo cáo mới nhất của Nomura.
Kinh tế số và công nghệ chiến lược: Lối đi tất yếu cho mô hình tăng trưởng mới của Việt Nam

Kinh tế số và công nghệ chiến lược: Lối đi tất yếu cho mô hình tăng trưởng mới của Việt Nam

Kinh tế số và công nghệ chiến lược đang trở thành hai trụ cột then chốt trong mô hình tăng trưởng mới, dẫn dắt nền kinh tế Việt Nam vươn lên mạnh mẽ trong giai đoạn 2026–2030.
Huawei trở lại ngôi vương thị trường smartphone Trung Quốc

Huawei trở lại ngôi vương thị trường smartphone Trung Quốc

Lần đầu tiên sau hơn bốn năm, Huawei đã vượt qua các đối thủ nội địa để dẫn đầu thị trường smartphone Trung Quốc, bất chấp sức mua yếu và tổng lượng tiêu thụ toàn ngành giảm sút.
Giao hàng hỏa tốc: Cuộc đua của những “ông lớn” thương mại điện tử Trung Quốc

Giao hàng hỏa tốc: Cuộc đua của những “ông lớn” thương mại điện tử Trung Quốc

Alibaba và JD.com đang đổ hàng tỷ USD vào cuộc chiến giành ngôi vương thị trường bán lẻ tức thời tại Trung Quốc, trong bối cảnh người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu và cạnh tranh khốc liệt với Meituan.
AI đang làm sụt giảm nhu cầu tuyển dụng tại Anh

AI đang làm sụt giảm nhu cầu tuyển dụng tại Anh

Nhiều doanh nghiệp tại Anh đang giảm tuyển dụng ở các vị trí dễ dàng bị thay thế bởi AI, cho thấy công nghệ này đang tác động rõ nét đến thị trường lao động và chiến lược nhân sự.
Diễn đàn “Ứng dụng Thương mại điện tử và Công nghệ số Việt Nam năm 2025”: Cú hích cho doanh nghiệp mở rộng thị trường

Diễn đàn “Ứng dụng Thương mại điện tử và Công nghệ số Việt Nam năm 2025”: Cú hích cho doanh nghiệp mở rộng thị trường

Diễn đàn “Ứng dụng Thương mại điện tử và Công nghệ số Việt Nam năm 2025” sẽ được tổ chức tại Trung tâm Hội chợ & Triển lãm Sài Gòn, TP. Hồ Chí Minh, từ ngày 4 - 6/9/2025.
Bước tiến mới của y tế tuyến đảo: Vinmec Phú Quốc điều trị hẹp ống sống cho bệnh nhân cao tuổi bằng kỹ thuật nội soi hiện đại

Bước tiến mới của y tế tuyến đảo: Vinmec Phú Quốc điều trị hẹp ống sống cho bệnh nhân cao tuổi bằng kỹ thuật nội soi hiện đại

Cụ bà N.T.C 85 tuổi vừa được phẫu thuật giải ép rễ thần kinh điều trị hẹp ống sống thành công tại Bệnh viện Đa khoa Vinmec Phú Quốc. Chỉ sau một ngày, người bệnh đã có thể ngồi dậy và đi lại - kết quả vượt mong đợi đối với người bệnh cao tuổi có bệnh lý vùng cột sống và nền sức khỏe phức tạp.
Nvidia trở thành công ty đầu tiên đạt mức định giá 4000 tỷ USD

Nvidia trở thành công ty đầu tiên đạt mức định giá 4000 tỷ USD

Nvidia trở thành công ty đầu tiên chạm mốc vốn hóa 4.000 tỷ USD, phản ánh vai trò dẫn đầu trong làn sóng AI toàn cầu và niềm tin mạnh mẽ từ Phố Wall.
Từ năm 2026, hàng hóa online bắt buộc công bố chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng

Từ năm 2026, hàng hóa online bắt buộc công bố chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng

Từ 2026, tất cả hàng hóa online trên thương mại điện tử phải công bố chứng nhận chất lượng theo nhóm rủi ro, truy xuất nguồn gốc và tuân thủ quy định mới.
"Ứng dụng AI sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu vận hành, tăng trưởng doanh thu"

"Ứng dụng AI sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu vận hành, tăng trưởng doanh thu"

Tại buổi toạ đàm: “Quản trị doanh nghiệp thực chiến trong kỷ nguyên AI" diễn ra sáng nay (9/7), ông Trần Khánh Tư đã chia sẻ 5 bước ứng dụng AI giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả, tăng trưởng vượt bậc.
Dữ liệu sẽ quyết định thắng cuộc trong cuộc đua công nghệ và trí tuệ nhân tạo

Dữ liệu sẽ quyết định thắng cuộc trong cuộc đua công nghệ và trí tuệ nhân tạo

Shark Hưng nhận định AI là cơ hội lớn, dữ liệu là “vàng mới”, doanh nghiệp nào làm chủ được công nghệ, sẽ chiến thắng trong kỷ nguyên chuyển đổi số toàn diện.
"Công nghệ AI thay đổi cách thức vận hành doanh nghiệp trong kỷ nguyên số"

"Công nghệ AI thay đổi cách thức vận hành doanh nghiệp trong kỷ nguyên số"

Công nghệ AI đang tạo ra cuộc chuyển đổi sâu rộng, buộc doanh nghiệp phải tái cấu trúc để tồn tại và phát triển trong kỷ nguyên mới. Đây cũng là nhận định được ông Bùi Quang Hiếu - Giảng viên tại Viện Quản trị & Công nghệ FSB (Đại học FPT) chia sẻ mới đây.
Giá điện thoại HONOR tháng 7/2025 giảm mạnh: Cơ hội tốt để nâng cấp

Giá điện thoại HONOR tháng 7/2025 giảm mạnh: Cơ hội tốt để nâng cấp

Tháng 7/2025, giá điện thoại HONOR tại Việt Nam giảm mạnh, từ phân khúc phổ thông đến cao cấp. HONOR 400 series chính thức mở bán, với giá từ 8,8 triệu đồng.
Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành bộ tiêu chí chuyển đổi số cho doanh nghiệp

Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành bộ tiêu chí chuyển đổi số cho doanh nghiệp

Để hỗ trợ doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành bộ tiêu chí đánh giá mức độ chuyển đổi số dành riêng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và doanh nghiệp lớn.