Năm 2019: Việt Nam sẽ triển khai 5G, đưa tốc độ mạng lên 10Gbps

00:00 12/10/2020

Sau khi triển khai thành công 4G, hiện Việt Nam đang hướng tới việc triển khai 5G. Về mặt lý thuyết, tốc độ truyền tải dữ liệu của 5G có thể lên tới 10Gbps.

Tính đến tháng 5/2018, Việt Nam hiện có tổng cộng 76,8 triệu người sử dụng Internet. Với truy cập băng rộng di động, hiện dịch vụ này có tổng cộng 64,2 triệu người dùng tại Việt Nam. Trong đó, có 51,2 triệu người sử dụng 3G và 13 triệu người sử dụng 4G.

Mạng 5G sẽ mở ra một loạt các ngành nghề mới như nông nghiệp thông minh, y tế thông minh để phục vụ đời sống.

Theo thống kê năm 2017 của HIS, công nghệ 5G có sức tác động khoảng 4.6% ở mọi lĩnh vực của đời sống. Công nghệ này giúp tạo ra nền kinh tế số và mở rộng môi trường hoạt động của các ngành công nghiệp dựa trên hạ tầng mạng băng rộng. Đến năm 2035, 5G có thể góp phần vào ngành kinh tế số trị giá 12.000 tỷ USD.

Trên thế giới hiện có trên 18 mạng 5G đã triển khai với hơn 20 năm nhà cung cấp các thiết bị khác nhau. Hiện cũng có 134 mạng thử nghiệm 5G tại 62 nước trên thế giới. Đến năm 2019, thế giới sẽ chính thức thông qua chuẩn 5G tại hội nghị vô tuyến quốc tế của ITU-A.

Theo ông Trần Tuấn Anh - Trưởng phòng Cơ chế chính sách và Quy hoạch (Cục Viễn thông, Bộ TT&TT), Việt Nam xác định 5G là hạ tầng mạng cho tất cả các ngành nghề trong nền kinh tế, không chỉ là viễn thông đơn thuần. Nó sẽ mở rộng, tăng khả năng làm việc của các ngành nghề dựa trên hạ tầng vô tuyến.

Tốc độ Internet tại Việt Nam với 2G, 3G, 4G và tiếp theo đó là 5G. Nếu triển khai thành công, tốc độ download tối đa với 5G có thể lên tới 10Gbps, tốc độ trung bình trên thực tế là 50Mbps.

Khi triển khai 5G sẽ mở ra một loạt các ngành nghề mới như nông nghiệp thông minh, y tế thông minh để phục vụ đời sống.

Theo ông Trần Tuấn Anh, việc triển khai 5G tại Việt Nam sẽ phụ thuộc vào vai trò của nhà mạng và các doanh nghiệp ICT. Việt Nam cũng cần phải xây dựng các trung tâm nghiên cứu về công nghệ 4.0 cho 5G, bên cạnh đó là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tương ứng.

Khi 5G được triển khai, Việt Nam sẽ phải đối mặt với các các thách thức bao gồm việc quản lý hàng triệu các thiết bị cùng kết nối. Bên cạnh đó, chúng ta phải đảm bảo được an toàn thông tin mạng và hoạt động chuyển đổi sang nền kinh tế số.

Bộ TT&TT đặt mục tiêu sớm nghiên cứu để tiến hành triển khai thử nghiệm 5G tại Việt Nam. Theo Thứ trưởng Phan Tâm, Bộ TT&TT đang trình Chính phủ xây dựng các chính sách ưu tiên để đáp ứng và tạo đà cho sự chuyển đổi của các ngành kinh tế, công nghiệp và dịch vụ với một số trọng tâm như khuyến khích phát triển hạ tầng băng rộng và hạ tầng cơ sở dữ liệu. Bên cạnh đó, một trong những mục tiêu cụ thể là việc hoàn thiện mạng di động 4G, nghiên cứu triển khai 5G nhằm đáp ứng yêu cầu Internet kết nối vạn vật trong thời gian sớm nhất.

Vân Khánh (tổng hợp)

Tags: