Thứ năm 03/04/2025 10:03
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Việc sáp nhập tỉnh, thành: Tiến hành mạnh mẽ, triệt để, khoa học và nhân văn

02/04/2025 09:14
Theo dự thảo Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính, có 52 tỉnh, thành dự kiến sáp nhập, 11 tỉnh thành giữ nguyên. Sẽ sửa đổi Hiến pháp và lấy ý kiến nhân dân về sáp nhập.

Chiều 29/3, tại Đà Nẵng, Tổng Bí thư Tô Lâm và đoàn công tác Trung ương làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng và Ban Thường vụ tỉnh Quảng Nam. Phát biểu tại buổi làm việc, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định chủ trương sáp nhập tỉnh, không tổ chức cấp huyện là định hướng lớn, mang tầm chiến lược của Trung ương đang được triển khai rất quyết liệt, kiên quyết và dứt khoát trên cơ sở tham vấn rộng rãi, được sự đồng thuận cao. Đây là bước đột phá về thể chế để chuẩn bị cho tầm nhìn 100 năm phát triển đất nước. Mọi cải cách thể chế đều vì lợi ích thiết thực, lâu dài của nhân dân, vì sự phát triển của đất nước.

sáp nhập, sắp xếp đơn vị hành chính, Tổng Bí thư Tô Lâm 1

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng và Ban Thường vụ tỉnh Quảng Nam - Ảnh: TTXVN .

Bức tranh sáp nhập dần lộ diện

Cũng tại buổi làm việc trên, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: Việc cải cách bộ máy hành chính, sáp nhập địa giới hành chính đợt này tập trung vào những mục tiêu tái định vị không gian phát triển tự nhiên về kinh tế, gắn kết lịch sử văn hóa và địa lý, từ đó mở rộng tầm nhìn phát triển, hình thành nên thực thể hành chính kinh tế có quy mô đủ lớn, năng lực quản trị đủ mạnh, cạnh tranh cao để hội nhập sâu vào chuỗi giá trị quốc gia cũng như toàn cầu. Việc giảm tầng nấc quản lý, rút ngắn quy trình xử lý công việc để tái phân bổ nguồn lực, tập trung nguồn lực cho những lĩnh vực ưu tiên.

Quy mô các tỉnh, thành dự kiến thuộc diện sáp nhập

*Số liệu của Bộ Nội vụ 2023

Với Đà Nẵng và Quảng Nam, Tổng Bí thư cho rằng, trong lịch sử, hai địa phương này vốn là một, nên việc hợp nhất với nhau cũng phù hợp, nhằm mở rộng không gian phát triển, cùng nhau tạo ra sức mạnh phát triển mới. Tổng Bí thư cho rằng, hội nghị này nhằm lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, ý kiến đề xuất, kiến nghị của hai địa phương, để sau khi Trung ương có quyết định chính thức, quá trình triển khai sáp nhập sẽ được thuận lợi, thống nhất.

Như vậy, rất nhiều khả năng Đà Nẵng sáp nhập với Quảng Nam. Vì vậy Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng đề nghị Bộ Chính trị cho phép thành phố Đà Nẵng (sau khi hợp nhất với tỉnh Quảng Nam thành đơn vị hành chính mới) được tiếp tục kế thừa toàn bộ định hướng phát triển theo Kết luận số 79-KL/TW ngày 13/5/2024 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 136/202 của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố.

sáp nhập, sắp xếp đơn vị hành chính, Tổng Bí thư Tô Lâm 2

Bản đồ tỉnh Quảng Nam hiện nay, dự kiến sẽ được sáp nhập với TP Đà Nẵng.

Tương tự, ngày 20/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị thông qua dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra với Ban Thường vụ các tỉnh, thành TP. HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương. Thủ tướng là Trưởng Đoàn kiểm tra số 1908 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Nội dung kiểm tra tập trung vào việc tổng kết Nghị quyết số 18 về vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; kết luận số 12/2025 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tổng kết Nghị quyết 18, gắn với việc thành lập và hoạt động của các đảng bộ mới, trong đó có công tác sắp xếp địa giới hành chính, tổ chức bộ máy.

Hội nghị này cũng “lộ” ra một siêu đô thị mới TP. HCM, nếu 3 đơn vị hành chính nay sáp nhập với nhau.

Ngay sau đó, các chuyên gia đánh giá nếu Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu nhập vào TP. HCM là phương án hợp lý, bổ sung cho nhau các tiêu chí về diện tích, dân số, đồng thời tạo nên một siêu đô thị TP. HCM với nhiều cơ hội tăng tốc phát triển. Việc sáp nhập như vậy sẽ tạo ra không gian mở xây dựng vùng phát triển có tiềm lực kinh tế mạnh, cơ cấu kinh tế hiện đại, trung tâm khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao, logistics và trung tâm tài chính quốc tế thuộc nhóm đầu của khu vực và thế giới.

Dự kiến cả nước còn 34 tỉnh thành

Phát biểu tại cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu khu vực miền Trung, Tây Nguyên tại Đà Nẵng chiều 28/3, Tổng Bí thư Tô Lâm dành phần lớn thời gian để nói về việc sắp xếp bộ máy, sáp nhập các tỉnh thành.

Tổng Bí thư nhấn mạnh: Việc sắp xếp bộ máy, hệ thống chính trị được thực hiện mạnh mẽ, triệt để, khoa học và nhân văn, làm từ trên xuống dưới với phương châm Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng.

Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, chỉ trong 2 tháng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành 21 kết luận, quyết định. Ban chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18 đã ban hành 39 văn bản hướng dẫn, tổ chức triển khai các vấn đề liên quan, kể cả chủ trương sửa đổi Hiến pháp năm 2013.

Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết: Cụ thể việc sắp xếp như thế nào tới đây Trung ương, Quốc hội sẽ quyết theo thẩm quyền. Nhưng dự kiến sẽ cơ cấu lại tổ chức bộ máy hành chính 3 cấp gồm Trung ương, tỉnh thành phố và xã, phường.

Dự kiến sẽ có 34 tỉnh, thành phố trên cơ sở sắp xếp lại 63 tỉnh, thành phố hiện nay. Không tổ chức cấp huyện và sẽ có khoảng 5.000 cấp xã, phường. Cơ cấu tổ chức này hướng đến mục tiêu cán bộ phải gần, sát với dân hơn, phục vụ nhân dân tốt hơn.

Hiện nay cả nước có 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh; 696 quận, huyện và 10.035 xã, phường. Theo dự thảo Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính, căn cứ theo Tờ trình của Bộ Nội vụ ngày 23/3, có 52 tỉnh thành dự kiến sáp nhập, 11 tỉnh thành giữ nguyên.

52 đơn vị hành chính cấp tỉnh thực hiện sắp xếp

Theo đó, có 04 thành phố: Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ và 48 tỉnh: Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Hoà Bình, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Ninh Thuận, Quảng Trị, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Đắk Nông, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Thuận, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Hậu Giang, Trà Vinh, Tiền Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Long An và Cà Mau. Quảng Nam, Bình Định, Đắk Lắk, Đồng Nai, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Kiên Giang.

11 đơn vị hành chính cấp tỉnh không thực hiện sắp xếp gồm: Thành phố Hà Nội, thành phố Huế, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh.

11 tỉnh, thành dự kiến không thuộc diện sáp nhập

*Số liệu của Bộ Nội vụ 2023

Theo quy định tại Nghị quyết 1211, đơn vị hành chính cấp tỉnh phải đáp ứng ba tiêu chuẩn về diện tích, dân số, số đơn vị hành chính cấp huyện.

Tỉnh miền núi, vùng cao diện tích từ 8.000km2, dân số 0,9 triệu; tỉnh còn lại diện tích 5.000km2, dân số 1,4 triệu. Thành phố trực thuộc trung ương diện tích 1.500km2, dân số 1 triệu.

Trong các địa phương không thực hiện việc sáp nhập, có hai TP trực thuộc trung ương có diện tích nhỏ là Hà Nội và TP. Huế, nhưng Hà Nội là địa phương có số dân đông nhất, trong khi Huế là TP có diện tích lớn nhưng số dân chưa bằng một số tỉnh khác như Hà Tĩnh, Sơn La, Quảng Ninh. Tuy vậy, hai TP này đều đáp ứng yêu cầu về diện tích, dân số của Nghị quyết 1211.

Với 9 địa phương còn lại, Hà Tĩnh có diện tích nhỏ nhất (chỉ có 5.994 km2), trong khi Lai Châu là địa phương có dân số thấp nhất. Đặc biệt, Cao Bằng là tỉnh không đáp ứng tiêu chí quy mô diện tích và dân số nhưng vẫn giữ nguyên.

Với cấp phường, xã, dự kiến có khoảng 9.996/10.035 đơn vị cấp xã, phường thuộc diện sắp xếp, sáp nhập; toàn quốc có 39 xã không thuộc diện sắp xếp. Theo dự thảo, việc nhập xã, phường sẽ thực hiện theo nguyên tắc nhập nguyên trạng và có thể nhập xã của huyện này vào xã của huyện khác. Xã nhập với xã thì sau sắp xếp, đơn vị hành chính mới gọi là xã; xã nhập với phường thì sau sắp xếp, đơn vị hành chính mới gọi là phường.

Lấy ý kiến nhân dân về thực hiện sáp nhập

Thực hiện Hiến pháp 2013 về việc lấy ý kiến nhân dân khi thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, dự thảo Nghị quyết nêu trên quy định theo hướng giao Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc lấy ý kiến nhân dân là cử tri đại diện hộ gia đình trên địa bàn, quyết định nội dung và hình thức lấy ý kiến để bảo đảm tính linh hoạt, chủ động, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.

Trong thời gian tối đa 5 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc lấy ý kiến nhân dân, UBND tỉnh tổ chức việc tổng hợp và lập báo cáo kết quả lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn.

Sau đó, UBND cấp tỉnh (cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp) có trách nhiệm hoàn thiện đề án và gửi HĐND cùng cấp để xem xét, biểu quyết về chủ trương sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh. UBND cấp tỉnh (cơ quan chủ trì) tổng hợp báo cáo chung trên cơ sở báo cáo kết quả của UBND cấp tỉnh cùng sáp nhập (cơ quan phối hợp).

Trên cơ sở hồ sơ đề án của UBND cấp tỉnh, Bộ Nội vụ tổng hợp, xây dựng Đề án của Chính phủ trình Quốc hội.

Hồ sơ đề án của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh phải được Ủy ban Pháp luật và Tư pháp thẩm tra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi trình Quốc hội xem xét, quyết định theo thẩm quyền.

Chiều 31/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, dự kiến kỳ họp thứ 9 sẽ diễn ra từ ngày 5/5 đến ngày 30/6 thông qua 11 dự án luật và cho ý kiến lần đầu đối với 16 dự án luật khác. Đây là kỳ họp dài nhất, có rất nhiều nội dung quan trọng liên quan đến kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị của đất nước.

Đặc biệt, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội sẽ xem xét sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và sửa đổi các luật liên quan đến sửa đổi Hiến pháp nhằm phục vụ việc tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị quyết 18.

Tin bài khác
Bình Dương chủ động sắp xếp, tinh gọn bộ máy chính quyền địa phương

Bình Dương chủ động sắp xếp, tinh gọn bộ máy chính quyền địa phương

Thông tin về kế hoạch sáp nhập, tinh gọn tổ chức hành chính đã nhận được sự đồng thuận rộng rãi từ cán bộ và nhân dân Bình Dương.
Dấu ấn của cố Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa Phạm Minh Đoan: Từ bước đi “dò đường” của doanh nghiệp tư nhân đến động lực kinh tế

Dấu ấn của cố Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa Phạm Minh Đoan: Từ bước đi “dò đường” của doanh nghiệp tư nhân đến động lực kinh tế

Trong dòng chảy không ngừng của thời gian, có những con người để lại dấu ấn sâu đậm, không chỉ trong ký ức cá nhân mà cả trong sự nghiệp lớn lao của một vùng đất. Với doanh nhân Nguyễn Văn Đệ - hình ảnh cố Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Phạm Minh Đoan không chỉ là một kỷ niệm, mà còn là ngọn lửa soi đường, là biểu tượng của tầm nhìn lãnh đạo vượt thời đại.
Ông Trần Trí Quang được bầu làm Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp

Ông Trần Trí Quang được bầu làm Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp

Sáng ngày 28/3, tại kỳ họp thứ 13 của Hội đồng Nhân dân (HĐND) tỉnh Đồng Tháp, nhiệm kỳ 2021-2026, ông Trần Trí Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, đã được bầu làm Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đại hội XIV của Đảng là dấu son đặc biệt trên con đường phát triển

Tổng Bí thư Tô Lâm: Đại hội XIV của Đảng là dấu son đặc biệt trên con đường phát triển

Ngày 25/3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng đã tổ chức Phiên họp lần thứ tư, xem xét một số nội dung sửa đổi, bổ sung dự thảo Phương hướng công tác nhân sự Đại hội XIV của Đảng.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tương lai cho thế hệ vươn mình

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tương lai cho thế hệ vươn mình

Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết "Tương lai cho thế hệ vươn mình" của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Thanh Xuân tổng kết công tác tổ chức Đại hội các chi bộ trực thuộc

Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Thanh Xuân tổng kết công tác tổ chức Đại hội các chi bộ trực thuộc

Chiều ngày 24/3/2025, Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Thanh Xuân, thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết công tác chỉ đạo Đại hội các chi bộ trực thuộc nhiệm kỳ 2025 – 2027.
Quảng Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng

Quảng Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng

Tối 24/3, tại Quảng trường 24/3, thành phố Tam Kỳ, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Nam (24/3/1975 - 24/3/2025) và 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Quảng Nam (28/3/1930 - 28/3/2025).
Tạm dừng triển khai một số nhiệm vụ liên quan đến đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo tiêu chuẩn cũ

Tạm dừng triển khai một số nhiệm vụ liên quan đến đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo tiêu chuẩn cũ

Tối 23/3, Bộ Nội vụ thông tin đã có văn bản gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, yêu cầu tạm dừng thực hiện một số công việc liên quan đến tổ chức, sắp xếp đơn vị hành chính các cấp.
Giải phóng sức mạnh kinh tế tư nhân

Giải phóng sức mạnh kinh tế tư nhân

Hưởng ứng theo bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, phóng viên TTXVN đã thực hiện bài viết chuyên đề: "Giải phóng sức mạnh kinh tế tư nhân" nhằm góp phần làm rõ thêm các cơ chế, chính sách đột phá, khơi thông các nút thắt, mở ra lộ trình phát triển mạnh mẽ, khuyến khích khối doanh nghiệp tư nhân tham gia sâu rộng hơn vào nền kinh tế.
Thủ tướng Chính phủ làm việc với TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu

Thủ tướng Chính phủ làm việc với TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu

Ngày 20/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị thông qua dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra với Ban Thường vụ TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương.
Đoàn kiểm tra số 1927 của Bộ Chính trị làm việc tại Lào Cai

Đoàn kiểm tra số 1927 của Bộ Chính trị làm việc tại Lào Cai

Sáng 18/3, tại Tỉnh ủy Lào Cai, Đoàn kiểm tra số 1927 của Bộ Chính trị đã tổ chức buổi làm việc nhằm đánh giá việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện một số chuyên đề công tác trọng tâm năm 2025 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai. Đây là hoạt động nhằm tổng kết, rút kinh nghiệm và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả điều hành của tỉnh trong thời gian tới.
Hoàn tất sáp nhập đơn vị hành chính tỉnh, thành trước ngày 30/8

Hoàn tất sáp nhập đơn vị hành chính tỉnh, thành trước ngày 30/8

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, công tác sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh được lên kế hoạch hoàn thành trước ngày 30/8 và đưa vào vận hành từ 1/9.
Tỉnh ủy Bình Dương công bố các quyết định về công tác cán bộ

Tỉnh ủy Bình Dương công bố các quyết định về công tác cán bộ

Bên cạnh các quyết định nhân sự cấp tỉnh, Tỉnh ủy Bình Dương cũng công bố và trao các quyết định của Bộ Tài chính, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam về công tác cán bộ tại các đơn vị liên quan.
Tây Ninh: Ông Nguyễn Mạnh Hùng được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND

Tây Ninh: Ông Nguyễn Mạnh Hùng được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND

Tại Hội nghị lần thứ 52 của Ban chấp hành Đảng bộ Tây Ninh đã bầu ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh, Chủ tịch HĐND tỉnh.
Thủ tướng: Yêu cầu đẩy mạnh số hóa quốc gia, cắt giảm thủ tục hành chính không giới hạn

Thủ tướng: Yêu cầu đẩy mạnh số hóa quốc gia, cắt giảm thủ tục hành chính không giới hạn

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đẩy mạnh số hóa quốc gia, cắt giảm thủ tục hành chính không có giới hạn và tạo động lực phát triển cho doanh nghiệp, người dân trong bối cảnh chuyển đổi số.