Tuyên Quang: Đặc sản rau sắn chua đem lại thu nhập cao cho các hộ dân

11:24 03/11/2022

Tuyên Quang là một tỉnh miền núi diện tích chủ yếu là các núi cao thích hợp để trồng các cây ngắn ngày như: Ngô, đậu, khoai, sắn … củ sắn có thể sơ chế được thương lái thu mua xuất khẩu trong và ngoài nước lá có thể làm rau chua ngâm để kho cá hoặc ăn với cơm. Từ lâu, tại Tuyên Quang rau sắn muối chua trở thành món ăn đặc sản, dân dã, bổ dưỡng cho cơ thể.

Rau sắn muối là món ăn dân dã ở tại Tuyên Quang là món ăn được người dân tự tay làm nhưng hiện nay đã và đang trở thành đặc sản khiến dân Hà Nội tìm mua, săn lùng ráo riết. Đến với Tuyên Quang khi nhắc đến rau sắn chua người dân người ta nghĩ ngay những món ăn dân dã, những bữa cơm xung túc bên gia đình, vợ con và là một biểu tượng quê hương, nơi đã từng là thủ đô kháng chiến.  

Ảnh minh họa
Rau sắn muối là món ăn dân dã ở tại Tuyên Quang

Muốn làm được một mẻ rau sắn chua thì người dân Tuyên Quang phải lên đồi chọn những ngọn sắn non ở trên nương sau đó về rửa sạch ráo nước mới cho vào muối. Khi muối, người dân cho thêm khoảng 2 đến 3 lá bánh tẻ kèm theo đòi hỏi ngọn to, mập mạp, còn nguyên lớp phấn mịn phía đầu chồi vào cùng. Những lá sắn non lấy về được ngâm qua cho bớt nhựa rồi vò nát. 

Ảnh minh họaMột mẻ rau sắn chua. 

Khi vò phải khéo léo để làm sao cho rau mềm nhưng phải giữ nguyên hình dạng của ngọn lá, không để rau nát vụn. Sau khi vò xong, lá sắn sẽ được đem rửa kĩ và để ráo nước. Những ngọn sắn sau khi được sơ chế sẽ bỏ vào chum sành, rắc muối đều rồi đổ nước sôi để nguội vào, bịt kín, hàng ngày còn bê vại dưa ra phơi nắng chút rồi bê vào bóng mát cho dưa nhanh ngấm. Tầm 5 đến 7 ngày, dưa ngấm muối là ăn được. 

Ảnh minh họa
Tầm 5 đến 7 ngày, dưa ngấm muối là ăn được

Theo chị Triệu Thị Trang – một người chuyên muối lá sắn chua chia sẻ: Muốn làm được một mẻ sắn ngon thơm, đầu tiên là khâu nhiên liệu, phải lựa chọn những ngọn to, béo thì khi muối ăn mới thơm, mới ngậy. Tiếp đến là khâu chế biến làm sao có thể tuân theo quy trình an toàn vệ sinh thực phẩm, từ đó mới cho vào muối từ 5 đến 7 ngày. Hiện nay nhiều cơ sở kinh doanh tại các thành phố lớn như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh cũng kết hợp mua bán kinh doanh, đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng. Ngoài ra, hiện nay người dân có thể bán trên các sản thương mại điện từ như: Shopee, Lazada hay Sendo cũng tăng thêm thu nhập cho người dân.

Rau sắn sau khi ra thành phẩm, loại rau này sẽ được đóng bịch nặng khoảng 1,5kg và bán với giá khoảng 75.000 đồng/bịch chưa kể tiền ship. Một khách hàng tại quận Hoàng Mai chia sẻ:“Từ khi biết rau sắn muối chua được bày bán online, việc mua và sử dụng của gia đình tôi cũng dễ dàng tiện lợi hơn. Ngày trước mỗi lần muốn ăn phải chờ người quen ở Tuyên Quang hoặc Phú Thọ gửi qua đường xe khách mới có thể mua được và đợi vài ngày mới có".

Theo một chủ shop kinh doanh ở Hà Nội chia sẻ: Cách kinh doanh của gia đình chị đã thay đổi hoàn toàn từ khi biết đến sàn thương mại điện tử. Trước đây, rau sắn muối chua chỉ là một món ăn dân dã ít người biết đến. Nhưng hiện nay, chủ yếu là khách hàng online khắp các tỉnh thành trên cả nước. Mỗi độ vào mùa (từ tháng 4 đến tháng 9), một tháng gia đình bán được khoảng trên 1 tấn rau sắn muối chua để phục vụ bán hàng online.

Có thể khẳng định, trong thời đại 4.0 như hiện nay, nhờ các sàn thương mại điện tử nên việc mua bán của người dân cũng dễ ràng việc mua bán các đặc sản quê hương, đặc sản vùng miền cũng được người dân chú trọng, không chỉ phát triển ở lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đối với sản xuất nông nghiệp, giúp các sản phẩm nông sản nâng tầm giá trị, mở rộng thị trường.

Vũ Tiến