Thứ hai 28/04/2025 12:32
Hotline: 024.355.63.010
Tài chính

Trở thành khách VIP của ngân hàng cần có bao nhiêu tiền?

04/12/2020 11:13
Khách hàng VIP đã được nhiều ngân hàng biết đến và chú trọng, nhưng mỗi ngân hàng đều có một “bộ nhận diện” khác nhau để phục vụ và thu hút tệp khách hàng này…

Sau nhiều năm kể từ khi các ngân hàng bắt đầu triển khai các dịch vụ khách hàng VIP, bức tranh nhiều màu về mảng dịch vụ đặc biệt này đang có những khoảng sáng tích cực. Đa dạng về dịch vụ, phong phú về chương trình là những gì nhiều khách hàng trong thời gian qua có thể cảm nhận khi tiếp cận chương trình dành cho VIP của các nhà băng.

Bằng nhiều tên gọi khác nhau như Priority, Pemium, Imperial… các sản phẩm chuyên biệt được nhiều ngân hàng xây dựng cho khách hàng VIP.

Để được nhận diện là khách hàng VIP thì phổ biến các ngân hàng nước ta yêu cầu có tài sản từ 1 tỷ đồng trở lên. Sau khi trở thành khách VIP, nhưng đến một thời điểm nào đó tài sản không đủ điều kiện như định danh, các ngân hàng thường cho khách hàng một thời gian "đợi", phổ biến là 3 tháng, với các quyền lợi được giữ nguyên, nếu sau thời gian đó mà tài sản không đủ thì sẽ không còn là khách VIP của ngân hàng.

Mỗi ngân hàng đều có
Mỗi ngân hàng đều có "bộ nhận diện" khách VIP riêng của mình. (Ảnh: Minh họa)

Mỗi ngân hàng có một bộ "nhận diện" khách VIP khác nhau. Chẳng hạn như ở VPBank có hai bậc khách VIP là Diamond và Diamond Elite, trong đó khách hàng Diamond phải có tổng tài sản tại ngân hàng này từ 1 - 5 tỷ đồng hoặc ngoại tệ quy đổi tương đương; hoặc có số dư trên tài khoản thanh toán trung bình tại VPBank từ 150 – 500 triệu đồng. Còn khách hàng Elite là có tổng tài sản từ 5 tỷ đồng trở lên hoặc có số dư trên tài khoản thanh toán trung bình hàng tháng 500 triệu đồng trở lên.

Ở MB cũng có hai loại khách VIP là Priority và Private. Trong đó khách hàng Priority cần đáp ứng một trong các tiêu chí như số dư tiền gửi bình quân 3 tháng từ 1 tỷ đến dưới 20 tỷ đồng; số dư trên tài khoản thanh toán bình quân 3 tháng từ 100 triệu trở lên; doanh số tham gia sản phẩm đầu tư từ 1 tỷ trở lên; tham gia bảo hiểm nhân thọ từ 200 triệu trở lên hoặc dư nợ tín dụng nhóm 1 từ 4 tỷ đồng trở lên. Còn khách hàng Private là những đối tượng siêu giàu, có tài sản tại MB từ 1 triệu USD trở lên (tương đương hơn 23 tỷ đồng). Đây là mảng khách hàng cao cấp nhất vừa được MB đưa vào phục vụ từ tháng 2/2020 với sự hợp tác cùng đối tác tư vấn Bordier & Cie của Thụy Sĩ, theo đúng tiêu chuẩn quốc tế. Trên thị trường, MB Private cũng là nhóm khách hàng cao cấp nhất với tài sản lớn nhất được định danh hiện nay.

Tại Vietcombank, khách VIP được nhận diện khi có số dư bình quân 12 tháng liền trước từ 2 tỷ đồng trở lên; hoặc tại thời điểm định danh có số dư 2 tỷ trở lên và cam kết duy trì số dư tối thiểu 2 tỷ trong 6 tháng tiếp theo. Về tiền vay, khách hàng cũng được nhận diện là Priority khi có dư nợ 12 tháng liền trước từ 3 tỷ trở lên hoặc tại thời điểm định danh có dư nợ nhóm 1 từ 3 tỷ trở lên và cam kết vay tối thiểu 3 tỷ trong 6 tháng tiếp theo. Khách hàng nếu có thu nhập bình quân tháng trong 12 tháng gần nhất từ 50 triệu đồng trở lên cũng được nhận diện là khách vip của Vietcombank.

Tại Techcombank, khách Priority của nhà băng này cần đáp ứng điều kiện cơ bản là trong 3 tháng liên tiếp gần nhất có tài sản bình quân tại Techcombank từ 1 tỷ trở lên. Tài sản đó có thể là tiền gửi tiết kiệm, tài khoản thanh toán hoặc trái phiếu, chứng chỉ quỹ…

ACB, khách hàng được định danh là ACB Privilege Banking duy trì tài khoản cá nhân tại ngân hàng tối thiểu 2 tỷ trong vòng 6 tháng.

Ở BIDV, khách hàng cao cấp có tên gọi Premier với tài sản từ 1 tỷ đồng trở lên. Ngân hàng lại phân chia tiếp khách VIP ra các hạng để phục vụ riêng như hạng kim cương có tiền gửi bình quân trong 1 quý từ 10 tỷ trở lên, hạng bạch kim có tiền gửi bình quân quý từ 3 tỷ đến dưới 10 tỷ và hạng vàng có tiền gửi trong quý từ 1 tỷ đến dưới 3 tỷ đồng.

Không phải ngẫu nhiên các ngân hàng chịu đầu tư công sức và chất xám cho những chương trình phục vụ khách hàng VIP, bởi đây là lĩnh vực mang lại doanh thu cao, phát triển chắc chắn và ít rủi ro hơn.

Thông thường, ngân hàng chỉ cung cấp các dịch vụ mà họ đang triển khai. Tuy nhiên với nhóm khách hàng VIP, ngân hàng không cung cấp dịch vụ họ có mà bán các dịch vụ khách hàng cần, từ nhà hàng, khách sạn, máy bay, du lịch, bảo hiểm, nhu cầu khám chữa bệnh, mua sắm, dịch vụ làm đẹp, thể thao, giải trí cho đến đầu tư, quản lý tài sản…

Sở dĩ nhóm khách hàng này được coi trọng như vậy, vì theo lãnh đạo các ngân hàng, họ đóng góp tới 60 – 70% doanh thu của mỗi chi nhánh.

Theo một số chuyên gia tài chính nhận định: Dù chương trình cho khách hàng VIP đa dạng về dịch vụ và phong phú về hình thức ưu đãi thì cuối cùng thước đo chất lượng hoạt động của các chương trình ấy vẫn là độ hài lòng của khách hàng. Chính vì thế, mỗi lời phàn nàn của khách hàng có thể khiến “tiền tỷ đội nón ra đi”, nên mỗi ngân hàng đều có cách riêng tận dụng ưu thế để chiều chuộng khách VIP.

Trang Nhi (T/H)

Tin bài khác
Lãi suất ngân hàng ngày 28/4/2025: Xu hướng giảm

Lãi suất ngân hàng ngày 28/4/2025: Xu hướng giảm

Lãi suất ngân hàng ngày 28/4/2025, tiếp tục xu hướng giảm, nhưng một số ngân hàng vẫn duy trì mức lãi suất cao đặc biệt, thu hút khách hàng có khoản tiền gửi lớn.​
Hai ngân hàng GPBank và PGBank cùng thay đổi nhân sự cấp cao

Hai ngân hàng GPBank và PGBank cùng thay đổi nhân sự cấp cao

Việc đồng loạt củng cố bộ máy nhân sự cấp cao, triển khai kế hoạch tăng vốn tại GPBank và PGBank cho thấy sự quyết liệt trong quá trình tái cấu trúc.
Lãi suất ngân hàng ngày 26/4/2025: Xu hướng giảm tiếp tục

Lãi suất ngân hàng ngày 26/4/2025: Xu hướng giảm tiếp tục

Lãi suất ngân hàng ngày 26/4/2025, tiếp tục xu hướng giảm, đặc biệt tại nhóm ngân hàng quốc doanh. Nhưng, nhiều ngân hàng vẫn duy trì mức lãi suất cao cho khách hàng gửi số tiền lớn.
Tín dụng tiêu dùng – Động lực thúc đẩy cầu nội địa và tăng trưởng kinh tế

Tín dụng tiêu dùng – Động lực thúc đẩy cầu nội địa và tăng trưởng kinh tế

Tín dụng tiêu dùng đóng vai trò then chốt trong phát triển cầu nội địa, góp phần tăng trưởng bền vững. Việt Nam cần chính sách linh hoạt, ưu đãi để tối ưu hóa nguồn lực tài chính cho người dân.
Lãi suất ngân hàng ngày 25/4/2025: Bac A Bank điều chỉnh tăng lãi suất huy động ở nhiều kỳ hạn

Lãi suất ngân hàng ngày 25/4/2025: Bac A Bank điều chỉnh tăng lãi suất huy động ở nhiều kỳ hạn

Lãi suất ngân hàng ngày 25/4/2025, Bac A Bank điều chỉnh tăng lãi suất huy động ở nhiều kỳ hạn, với mức cao nhất đạt 6,1%/năm, thiết lập mặt bằng mới trên thị trường.
Ngân hàng TP.Bank đặt mục tiêu lợi nhuận 9.000 tỷ đồng năm 2025

Ngân hàng TP.Bank đặt mục tiêu lợi nhuận 9.000 tỷ đồng năm 2025

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, HOSE: TPB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2025 nhằm trình kế hoạch kinh doanh, phân phối lợi nhuận và một số nội dung quan trọng khác.Trong đó, đặt chỉ tiêu lợi nhuận 2025 đạt 9.000 tỷ đồng, chia cổ tức 15% tiền mặt và cổ phiếu.
Đề xuất để Ngân hàng Nhà nước quyết định cho vay đặc biệt

Đề xuất để Ngân hàng Nhà nước quyết định cho vay đặc biệt

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng đã sửa đổi, bổ sung thẩm quyền quyết định cho vay đặc biệt với lãi suất 0%/năm, không có tài sản bảo đảm.
VPBankS và GtelPay ký kết hợp tác chiến lược, kiến tạo hệ sinh thái đầu tư – thanh toán tích hợp

VPBankS và GtelPay ký kết hợp tác chiến lược, kiến tạo hệ sinh thái đầu tư – thanh toán tích hợp

VPBankS và GtelPay chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược, mở ra bước tiến quan trọng trong hành trình kiến tạo hệ sinh thái tài chính số hiện đại, toàn diện và thuận tiện cho người dùng.
An cư từ 200 nghìn đồng/ngày: HDBank biến giấc mơ nhà ở thành hiện thực

An cư từ 200 nghìn đồng/ngày: HDBank biến giấc mơ nhà ở thành hiện thực

Với ưu đãi đặc biệt từ chương trình hỗ trợ mua nhà ở xã hội của HDBank, khách hàng chỉ cần chi trả từ 200 nghìn đồng/ ngày, thời hạn lên đến 50 năm – dài nhất thị trường cho vay mua nhà ở xã hội. Cơ hội cho người có mức lương dưới 15 triệu đồng/ tháng sở hữu ngôi nhà mơ ước.
NHNN chấp thuận dùng Mobile-Money thanh toán cho hàng hóa giá trị nhỏ tới hết 2025

NHNN chấp thuận dùng Mobile-Money thanh toán cho hàng hóa giá trị nhỏ tới hết 2025

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chấp thuận cho triển khai thí điểm dịch vụ Mobile-Money – hình thức thanh toán các hàng hóa giá trị nhỏ thông qua tài khoản viễn thông.
Lãi suất ngân hàng ngày 23/4/2025: Những ngân hàng duy trì lãi suất 6% ?

Lãi suất ngân hàng ngày 23/4/2025: Những ngân hàng duy trì lãi suất 6% ?

Lãi suất ngân hàng ngày 23/4/2025 tiếp tục giảm mạnh, chỉ còn ba ngân hàng giữ mức từ 6% trở lên, tạo cuộc đua ngầm giữa các “ông lớn” ngành tài chính.
ĐHĐCĐ SHB: Bứt phá vươn tầm trong kỷ nguyên mới, kế hoạch lợi nhuận tăng 25%

ĐHĐCĐ SHB: Bứt phá vươn tầm trong kỷ nguyên mới, kế hoạch lợi nhuận tăng 25%

Ngày 22/4, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025 tại Khách sạn Melia, Hà Nội với sự tham gia của hàng nghìn cổ đông và người được ủy quyền.
Ngân hàng OCB tăng vốn, đặt mục tiêu lợi nhuận 5.338 tỷ đồng

Ngân hàng OCB tăng vốn, đặt mục tiêu lợi nhuận 5.338 tỷ đồng

Ngân hàng OCB đặt mục tiêu tăng vốn lên hơn 26.600 tỷ đồng, lấn sân chứng khoán, đẩy mạnh tín dụng và tăng trưởng lợi nhuận 33% trong năm 2025.
Techcombank báo lãi 7.236 tỷ trong quý I năm 2025

Techcombank báo lãi 7.236 tỷ trong quý I năm 2025

Lợi nhuận trước thuế quý 1/2025 của Techcombank đạt 7.236 tỷ đồng. Theo đó, Ngân hàng này tiếp tục chứng minh năng lực nội tại vững vàng giữa môi trường kinh tế đầy thách thức.
Lãi suất ngân hàng ngày 22/4/2025: Chỉ còn 3 nhà băng giữ mức 6%/năm

Lãi suất ngân hàng ngày 22/4/2025: Chỉ còn 3 nhà băng giữ mức 6%/năm

Lãi suất ngân hàng ngày 22/4/2025,ghi nhận chỉ còn ba ngân hàng thương mại duy trì lãi suất huy động từ 6%/năm cho kỳ hạn dài, sau nhiều đợt điều chỉnh giảm mạnh toàn hệ thống.