Năm 2017, The Coffee House nhận nhượng quyền và mở cửa hàng trà sữa Ten Ren đầu tiên ở Việt Nam, chính thức bước chân vào thị trường trà sữa. Ngay khi vừa ra mắt, The Coffee House đã chuyển đổi một số bằng chính, doanh thu cao của hệ thống thành cửa hàng trà sữa. Tại thời điểm này, thị trường trà sữa trong nước đã xuất hiện hàng loạt những tên tuổi như: KOI Thé, Gong Cha, Royal Tea, Phúc Long, TocoToco hay Bobapop.
CEO The Coffee House Nguyễn Hải Ninh, cho biết, năm 2018 sẽ mở 40 cửa hàng Ten Ren. Để đạt được mục tiêu này, năm 2018, Ten Ren Việt Nam đầu tư hơn 100 tỷ đồng cho việc nghiên cứu thị trường và mở rộng cửa hàng với các mô hình kinh doanh khác nhau.
Ảnh: Nguoiduatin.vn
Mặc dù, một số báo cáo ngành thực phẩm, đồ uống F&B cho thấy tốc độ tăng trưởng của thị trường trà sữa chỉ đạt khoảng 5,7%/năm, so với mức 20% thời kỳ đỉnh cao. Tuy nhiên, theo bà Phạm Quỳnh Trang - Insight Director tại hãng nghiên cứu thị trường Worldpanel, Kantar Việt Nam, thị trường trà sữa vẫn còn cơ hội để phát triển. Số liệu mới nhất về hành vi tiêu dùng của Worldpanel, Kantar, trong 6 tháng đầu năm 2019 ở TP.HCM, trà sữa vẫn là thức uống dùng ngay được chọn mua nhiều nhất chỉ sau cà phê. Trung bình một tháng, cứ 5 người lại có 1 người mua trà sữa tại các cửa hàng bên ngoài với tần suất 2 tuần/lần.
Cuộc cạnh tranh khốc liệt
Theo thống kê, hiện có khoảng 20 thương hiệu lớn được chia thành 3 nhóm theo quy mô. Thứ 1, Thứ nhất là nhóm có thị phần lớn, có quy mô lên tới 150 cửa hàng. Đây chủ yếu là những thương hiệu của Việt Nam với chính sách nhượng quyền linh hoạt như Bobapop, TocoToco. Nhóm thứ 2 tập trung các thương hiệu trà sữa với quy mô bình dân khoảng 50 cửa hàng trên toàn quốc. Nhóm này là các thương hiệu đên từ Trung Quốc, Đài Loan với chi phí nhượng quyền cao như Ding Tea, Phúc Long, The Allay. Nhóm thứ 3 là nhóm có quy mô khoảng 20 cửa hàng trong hệ thống. Nhóm này cũng tập trung không ít tên tuổi nhưng vẫn loay hoay không bứt phá được trong việc mở rộng chuỗi như The Koi, Easy Life.
Theo ông James Dương Nguyễn, tổng giám đốc D’Corp R Keeper Việt Nam cho biết hiện nay, Rất nhiều người đã tham gia vào thị trường trà sữa. Do đó, nếu sức mạnh thương hiệu của người tham gia sau nó không đủ lớn để thu hút thì việc tham gia nó cũng không tồn tại được lâu.
Đồng quan điểm, chuyên gia bán lẻ Phạm Thái Bình cho biết, những thương hiệu nhượng quyền từ nước ngoài vào Việt nam sẽ phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt. Việc tìm ra chiến lược vận hành trong lĩnh vực F&B cũng không phải đơn giản.
Áp lực về chi phí mặt bằng, nguyên liệu nhập khẩu tăng lên, khiến cho lợi nhuận của các cửa hàng trà sữa sụt giảm mạnh. Theo bà Linh Nguyễn, chủ thương hiệu trà sữa Easy Life, hiện nay ngành F&B không chỉ cạnh tranh về khách hàng với nhau mà còn cạnh tranh về mặt bằng, nhân lực, nguồn nguyên liệu và tất cả mọi thứ. Cho nên, đó là một cuộc chiến khốc liệt.
Thay đổi linh hoạt để cạnh tranh
Theo ông Dương, 80% khách hàng của trà sữa thuộc thế hệ Z (sinh từ giữa những năm 1990 đến giữa những năm 2000, chiếm khoảng 1/3 dân số Việt Nam). Nhóm khách hàng trẻ với thói quen ăn uống thay đổi liên tục trở thành thách thức với những chuỗi có tính linh động kém. Theo ông Dương Nguyễn, nhóm khách hàng của thị trường trà sữa là người trẻ với thói quen ăn uống thay đổi liên tục, nó khác rất nhiều so với nhóm khách hàng café hay nhà hàng. Lòng trung thành thương hiệu của họ không cao, và họ sẵn sàng thử tất cả những cái mới mẻ trên thị trường. Do đó, các cưa hàng cần phải có sự thay đổi linh hoạt để đáp ứng, ông Dương nhấn mạnh.
Nguồn VTV