Chủ nhật 08/12/2024 04:16
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc
Bài viết “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Tô Lâm

Tổng Bí thư Tô Lâm gióng tiếng chuông phòng, chống lãng phí

07/11/2024 07:15
Tổng Bí thư Tô Lâm đề cập đến những lãng phí có thể nhìn thấy, nhận diện những dạng lãng phí vô hình một thông điệp mạnh mẽ, mang tính thức tỉnh sâu sắc...
Tổng Bí thư, Tô Lâm, lãng phí

Tổng Bí thư Tô Lâm, Đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên phát biểu tại phiên thảo luận ngày 31/10. Ảnh: TTXVN.

1. Nhận diện các hình thức lãng phí

Mới đây Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết “Chống lãng phí”, được các phương tiện truyền thông đăng rộng rãi, như một thông điệp mạnh mẽ, mang tính thức tỉnh sâu sắc, khuyến khích mọi người xem xét lại cách thức sử dụng và quản lý các nguồn lực trong toàn xã hội. Từ đó, kêu gọi cả hệ thống chính trị và từng người dân cần có ý thức tránh xa lãng phí, không chỉ vì lợi ích quốc gia, lợi ích của bản thân, gia đình, xã hội mà còn vì trách nhiệm với thế hệ tương lai.

Trong bài viết, Tổng Bí thư nhìn nhận, lãng phí còn diễn ra khá phổ biến, dưới nhiều dạng thức khác nhau, đã và đang gây ra nhiều hệ luỵ nghiêm trọng cho phát triển. Trong đó, gây suy giảm nguồn lực con người, nguồn lực tài chính, giảm hiệu quả sản xuất, tăng gánh nặng chi phí, gây cạn kiệt tài nguyên, gia tăng khoảng cách giàu nghèo. Lãng phí còn gây suy giảm lòng tin của người dân với Đảng, Nhà nước, tạo rào cản vô hình trong phát triển kinh tế - xã hội, bỏ lỡ thời cơ phát triển của đất nước.

Tổng Bí thư nhận diện các dạng thức của lãng phí đang nổi lên gay gắt hiện nay, đó là: Chất lượng xây dựng, hoàn thiện pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn công cuộc đổi mới dẫn đến khó khăn, cản trở việc thực thi, gây thất thoát, lãng phí các nguồn lực. Lãng phí thời gian, công sức của doanh nghiệp, cá nhân khi thủ tục hành chính rườm rà. Lãng phí cơ hội phát triển của địa phương, của đất nước do bộ máy nhà nước có nơi, có lúc hoạt động chưa hiệu quả, một bộ phận cán bộ nhũng nhiễu, thiếu năng lực, né tránh, đùn đẩy công việc, sợ trách nhiệm; do chất lượng, năng suất lao động thấp. Lãng phí tài nguyên thiên nhiên; lãng phí tài sản công do quản lý, sử dụng chưa hiệu quả, trong đó giải ngân vốn đầu tư công; cổ phần hóa, xử lý thoái vốn của các doanh nghiệp nhà nước; sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước… Lãng phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng của nhân dân diễn ra dưới nhiều hình thức.

Từ đó Tổng Bí thư yêu cầu: Cần thống nhất nhận thức đấu tranh phòng, chống lãng phí là cuộc chiến chống "giặc nội xâm" đầy cam go, phức tạp.

Tập trung hoàn thiện và tổ chức triển khai có hiệu quả thể chế phòng, chống lãng phí; xử lý nghiêm các cá nhân, tập thể có hành vi, việc làm gây thất thoát, lãng phí tài sản công.

Tập trung giải quyết triệt để các nguyên nhân dẫn đến lãng phí tài sản công, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực chăm lo nhân dân và phát triển đất nước.

Phải xây dựng văn hoá phòng, chống lãng phí; đưa thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành "tự giác", "tự nguyện", như "cơm ăn nước uống, áo mặc hàng ngày".

2. "Tôi cũng rất bức xúc, nhiều người bức xúc"

Tại kỳ họp Quốc hội đang diễn ra, chiều 26/10, phát biểu tại thảo luận tổ về kinh tế - xã hội năm 2024, Tổng Bí thư Tô Lâm đề cập đến công tác phòng, chống lãng phí với biểu cảm rất lo lắng: "Tôi cũng rất bức xúc, nhiều người bức xúc".

"Dân hỏi mình không trả lời được. Ai cũng nói mảnh đất đó là vàng, quý lắm, bao nhiêu tiền nhưng sao đứng im, chục năm vẫn để cỏ mọc, vậy ai chịu trách nhiệm?

Nhà nước cấp thế nào mà để lãng phí, nếu doanh nghiệp không làm phải thu theo quy định chứ tại sao lại để vậy. Vướng chỗ nào tháo gỡ đi, phải có người chịu trách nhiệm. Đây là tài sản của Nhà nước, tiền của nhân dân", Tổng Bí thư trăn trở.

Tổng Bí thư dẫn chứng dự án chống ngập ở TP. HCM trị giá 10.000 tỉ đồng, qua hai nhiệm kỳ mà dân vẫn chịu ngập lụt, trong khi tiền Nhà nước bỏ ra rồi. Nếu để thế mãi không tham ô tham nhũng thì cũng lãng phí.

Hay hai bệnh viện ở Hà Nam được Nhà nước đầu tư chục năm vẫn chưa đưa vào sử dụng, vẫn treo như vậy. Nếu của tư nhân thì họ thu hồi vốn xong rồi, còn Nhà nước vẫn để không? Không có ai chịu à? Vậy là gì? Đó là lãng phí, Tổng Bí thư chỉ rõ.

Một vấn đề làm cho Tổng Bí thư bức xúc khác là giải ngân vốn đầu tư công. Tổng Bí thư trăn trở, có tiền mà không tiêu được, khi giải ngân vốn đầu tư công 9 tháng chưa được 50%.

"Chỉ còn mấy tháng nữa là hết năm có tiêu được hết không? Chương trình mục tiêu có hết rồi, quyết định rồi nhưng giờ đụng vào lại nói vướng cái nọ, là vướng cái gì?

Tại sao lại như thế? Quy định là do ai? Là do mình thôi. Quy định thế nào mà chính mình không làm được, đến Nhà nước còn không làm được, doanh nghiệp làm sao làm được”.

Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng, nguồn lực đất nước không nhỏ nhưng sản xuất trong nước chưa tương xứng, chưa được phát huy cũng là điều cần suy nghĩ tìm đến tận gốc.

"Tiềm năng phải tạo ra được của cải vật chất. Tôi rất sốt ruột, không thể chậm trễ hơn được nữa, chờ là lỡ mất cơ hội. Ai cũng nhìn thấy, mục tiêu đã rõ, chỉ tiêu thống nhất, bàn nhau nhất trí, thông qua.

Bây giờ làm cách gì để đạt được mục tiêu, trong đó phải cụ thể mỗi mốc đạt được, để tạo tiền đề, nền tảng phát triển tốt".

Liên hệ đến chuyến thăm Cộng hòa Ireland vừa qua, Tổng Bí thư phát biểu: Nhìn ra thế giới thấy họ phát triển", thấy sốt ruột. Trước đây Ireland là nước khó khăn nhưng nay phát triển nhanh, do họ đi vào công nghệ lõi, công nghệ số, công nghệ sinh học và các tập đoàn công nghệ lớn của thế giới đều có mặt.

Từ đó, Tổng Bí thư khẳng định phải nhìn vào những tấm gương để đi và "không vươn mình đứng lên mà cứ đi lò dò thì rất khó khăn".

"Thấy tốc độ phát triển thế giới rất sốt ruột. Họ tiến bộ kinh khủng, họ lao vào nghiên cứu vũ trụ rồi, đi vào công nghệ sinh học để làm sao kéo dài tuổi thọ, chúng ta không thể chậm được", Tổng Bí thư yêu cầu.

Tổng Bí thư, Tô Lâm, lãng phí

Tổng Bí thư Tô Lâm, Đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên phát biểu tại phiên thảo luận ngày 31/10. Ảnh: TTXVN.

3. Chúng ta đã để lãng phí xảy ra như thế nào?

Chính Tổng Bí thư nêu dẫn chứng dự án chống ngập ở TP. HCM trị giá 10.000 tỉ đồng, qua hai nhiệm kỳ mà dân vẫn chịu ngập lụt, trong khi tiền Nhà nước bỏ ra rồi. Nếu để thế mãi không tham ô tham nhũng thì cũng lãng phí.

Ngay sau khi Tổng Bí thư nêu đích danh, ngay lập tức Sở Kế hoạc Đầu tư TP. HCM (KH-ĐT) đã có báo cáo về khó khăn, vướng mắc liên quan đến dự án này. Theo Sở KH-ĐT TP. HCM, dự án áp dụng nhiều văn bản pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Nếu theo nguyên tắc áp dụng pháp luật tại thời điểm ký kết hợp đồng như luật PPP và Nghị định số 35/2021/NĐ-CP thì sẽ phải áp dụng nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực pháp luật.

Sở KH-ĐT TP lý giải thêm: Các vướng mắc liên quan đến quy định của luật, một số nội dung không được thể hiện trong các quy định của luật, nên vượt thẩm quyền của Chính phủ. TP sẽ phân tích và báo cáo cụ thể trong quá trình thực hiện thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư của dự án.

Trong khi các phương án gỡ vướng vẫn vướng thì phía chủ đầu tư (Công ty Trung Nam) đang phải từng ngày oằn lưng gánh nợ vì phần chi phí phát sinh. Chưa nói đến những thiệt hại về hiệu quả kinh doanh, tài chính, uy tín, nguồn nhân lực và trang thiết bị khi dự án kéo dài gần 10 năm qua, phía doanh nghiệp đang phải chịu lãi vay phát sinh mỗi ngày 1,73 tỉ đồng.

Về phía người dân TP. HCM thì hầu như không được biết vì sao dự án qua 10 năm vẫn chưa xong, để người dân lãnh đủ tình trạng ngập rất sâu khi triều cường đạt đỉnh. Dự án đã đạt 93% về mặt kỹ thuật, có thể tạm đưa công trình vào vận hành chưa để giải quyết vấn đề bức thiết của TP về ngập lụt, về môi trường được không?

Đây là dự án điển hình về lãng phí nguồn lực, lỗi ở thể chế hay lỗi ở con người? Các cơ quan chức năng TP. HCM không thể trả lời đơn giản như vậy.

Hay như dự án Khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa (TP. HCM) bị quy hoạch “treo” từ năm 1992. Hơn 30 năm qua đã “treo” luôn quyền lợi của hàng ngàn người dân ở phường 28, quận Bình Thạnh. 427 ha đất ở vị trí đắc địa, với những tiềm năng kinh tế, xã hội rất lớn nhưng đến nay vùng đất này vẫn như một vùng nông thôn nghèo giữa lòng Sài Gòn, chỉ cách trung tâm TP. HCM vài cây số.

Ai chịu trách nhiệm về sự lãng phí này? Cơ chế hay do con năng lực con người hay do những vấn đề nào khác?

Tương tự còn có Dự án Khu Liên hợp thể dục thể thao Rạch Chiếc (TP. Thủ Đức) có chủ trương đầu tư từ năm 1994 với tổng vốn dự kiến gần 15.000 tỷ đồng nhưng đến nay dự án vẫn đang "bất động" suốt 3 thập kỷ. TP. HCM còn nhiều dự án, công trình “bất động” như vậy, hết sức lãng phí…

4. Những câu chuyện của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Sáng 6/11, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), về việc phân cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C từ HĐND các cấp cho UBND các cấp đã nhận được nhiều ý kiến. Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, đầu tư công những năm qua được gắn với những cụm từ chậm, rất chậm và quá chậm, "như một căn bệnh mãn tính chưa có phác đồ điều trị".

Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng nói, trước hết cần thay đổi tư duy xây dựng pháp luật để “điều trị căn bệnh mãn tính” này.

Trong đó, quy định pháp luật phải tạo động lực, không gian mới và khơi thông điểm nghẽn, giải phóng nguồn lực cho phát triển đất nước. Ngoài ra, phải chuyển từ phương thức tiền kiểm sang hậu kiểm và đẩy mạnh phân cấp phân quyền.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng dẫn kinh nghiệm Trung Quốc, một tỉnh làm được 2.000km đường cao tốc trong 3 năm.

"Khi hỏi lý do có thể làm được khối lượng lớn trong thời gian ngắn, giá rẻ, họ cho biết là phân cấp mạnh cho địa phương, dám vay và lập các công ty nhà nước để làm các dự án hạ tầng giao thông. Sau khi đầu tư xong thì chuyển cho tư nhân khai thác, thu hồi vốn…", ông Dũng nói.

Ông Dũng nhấn mạnh nếu tiếp tục làm theo tư duy cũ sẽ rất chậm, nên cần phân cấp mạnh hơn.

Vấn đề ở đây là cơ chế và xây dựng pháp luật đủ mạnh, tạo ra động lực để tránh lãng phí đầu tư và tạo nên hiệu quả đầu tư, giải phóng nguồn lực.

Trước đó, tại phiên thảo luận tổ về dự án Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư (sửa đổi), khi đề cập đến việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng kể câu chuyện về thủ tục trong xây dựng của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. “Người ta chỉ mất 5 năm để xây dựng được TP. Dubai với 500 tòa nhà, trị giá 20 tỉ USD” - Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói và đặt vấn đề vì sao người ta làm được như vậy.

“Trong khi đó, mỗi khách sạn 5 sao ở Việt Nam phải mất ba năm thủ tục. Nếu Dubai được xây dựng với một “rừng quy định, thủ tục” ở ta thì phải mất… 1.500 năm” - Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói và cho hay Dubai giờ đã trở thành nơi để cả thế giới đến học tập, chiêm ngưỡng.

Bộ trưởng cũng nhắc lại câu chuyện ở Trung Quốc, thủ tục cho xây dựng một nhà máy ô tô trị giá hơn 1 tỉ USD từ lúc cấp phép đến khi hoàn thành chỉ mất 11 tháng; xây dựng một trung tâm thương mại cả thủ tục lẫn triển khai chỉ mất 68 ngày.

Từ đó Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh đến định hướng sửa một số điều của Luật Đầu tư và thông tin rằng dự luật này sẽ thiết kế trường hợp được hưởng “thủ tục đầu tư đặc biệt”. Lý do, theo ông là các nước hiện nay không ngừng đổi mới, cải cách. Nếu Việt Nam không đổi mới, cải cách thì chắc chắn các nhà đầu tư sẽ không đến hoặc đến rồi lại đi…

Một "rừng thủ tục" hành chính còn là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng nhũng nhiễu, hối lộ trong bộ máy công quyền. Và đó cũng là hình thức lãng phí, lãng phí nguồn lực, đầu tư, kiềm hãm việc giải phóng sức sản xuất.

Chính vì vậy, bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm rất thời sự và có giá trị đặc biệt, không chỉ đề cập đến những lãng phí có thể nhìn thấy mà còn đề cập đến những dạng lãng phí “vô hình” như lãng phí cơ hội, lãng phí tiềm năng, và đặc biệt là lãng phí trong hệ thống tổ chức và quản lý nhà nước.

Bài viết như một thông điệp mạnh mẽ, mang tính thức tỉnh sâu sắc, yêu cầu xem xét lại cách thức sử dụng và quản lý các nguồn lực trong toàn xã hội, yêu cầu cả hệ thống chính trị và toàn xã hội vào cuộc quyết liệt, giải quyết triệt để việc phòng, chống lãng phí gắn với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Tin bài khác
Thủ tướng: Ưu tiên cao nhất cho tăng trưởng, chính sách phải

Thủ tướng: Ưu tiên cao nhất cho tăng trưởng, chính sách phải 'cởi trói' để sản xuất, kinh doanh bung ra

Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ sáng 7/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xây dựng chính sách phải nhìn xa, trông rộng, nghĩ lớn, làm lớn, các chính sách phải "cởi trói" để sản xuất kinh doanh bung ra, phục vụ ưu tiên cao nhất là thúc đẩy tăng trưởng, từ đó tăng thu nhập bình quân đầu người, tăng năng suất lao động, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân và nâng cao vị thế đất nước.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Định hướng về sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị và các ban chỉ đạo

Bà Rịa - Vũng Tàu: Định hướng về sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị và các ban chỉ đạo

Ngày 6/12, Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã gợi ý, định hướng về sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị và các ban chỉ đạo.
HĐND tỉnh Lào Cai khóa XVI trả lời chất vấn lĩnh vực tài nguyên môi trường, nông nghiệp

HĐND tỉnh Lào Cai khóa XVI trả lời chất vấn lĩnh vực tài nguyên môi trường, nông nghiệp

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 24 HĐND tỉnh Lào Cai khóa XVI nhiệm kỳ 2021 - 2026 tập trung vào 02 lĩnh vực chính tài nguyên môi trường và nông nghiệp, phát triển nông thôn với 04 nhóm vấn đề.
Chính phủ Việt Nam và NVIDIA hợp tác thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển, Trung tâm Dữ liệu AI

Chính phủ Việt Nam và NVIDIA hợp tác thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển, Trung tâm Dữ liệu AI

Chiều 5/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc làm việc với ông Jensen Huang, nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn NVIDIA và chứng kiến lễ ký Thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Tập đoàn NVIDIA về hợp tác thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển về trí tuệ nhân tạo (AI) của NVIDIA và Trung tâm Dữ liệu AI tại Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Ninh Thuận tạo những bứt phá mới trong phát triển kinh tế-xã hội

Tổng Bí thư Tô Lâm: Ninh Thuận tạo những bứt phá mới trong phát triển kinh tế-xã hội

Sáng 5/12, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã đến thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Thuận về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV nhiệm kỳ 2020-2025; kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng; quá trình triển khai chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận thời gian qua.
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp xúc cử tri huyện Thường Xuân (Thanh Hoá)

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp xúc cử tri huyện Thường Xuân (Thanh Hoá)

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp xúc cử tri huyện Thường Xuân (Thanh Hoá) Ngày 4.12, Chủ tịch nước Lương Cường cùng Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND tỉnh Thanh Hóa đã tiếp xúc cử tri tại huyện miền núi Thường Xuân (Thanh Hóa). Sau cuộc tiếp xúc cử tri Thanh Hóa lần này, Chủ tịch nước Lương Cường sẽ chuyển sinh hoạt tại Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM.
Hội nghị Thành uỷ lần thứ 18 quyết định nhiều vấn đề quan trọng trong phát triển TP Hải Phòng năm 2025

Hội nghị Thành uỷ lần thứ 18 quyết định nhiều vấn đề quan trọng trong phát triển TP Hải Phòng năm 2025

Thực hiện Chương trình công tác năm 2024, Ban Thường vụ Thành uỷ triệu tập Hội nghị Thành uỷ lần thứ 18 nghe báo cáo, cho ý kiến về một số nội dung theo Quy chế làm việc. Đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Hải Phòng chủ trì hội nghị.
Đà Nẵng dự kiến sắp xếp tinh gọn lại bộ máy tổ chức

Đà Nẵng dự kiến sắp xếp tinh gọn lại bộ máy tổ chức

Ban cán sự Đảng UBND TP. Đà Nẵng vừa có báo cáo đề xuất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan thuộc UBND Thành phố, UBND các quận, huyện trên địa bàn, các hội được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan gặp gỡ cử tri và trao tặng nhà “Đại đoàn kết” tại Đồng Tháp

Bộ trưởng Lê Minh Hoan gặp gỡ cử tri và trao tặng nhà “Đại đoàn kết” tại Đồng Tháp

Vừa qua, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp đã có buổi tiếp xúc cử tri xã Phú Hựu, huyện Châu Thành, sau kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hà Nội sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hà Nội sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Ngày 3/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các thành viên Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội, đơn vị bầu cử số 1, tiếp xúc cử tri các quận Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa, báo cáo kết quả kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV và lắng nghe các ý kiến, kiến nghị của cử tri.
Infographic: Dự kiến sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ

Infographic: Dự kiến sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết các Nghị quyết của Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng đã nêu lên phương án nghiên cứu, đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động của một số bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ.
Ông Nguyễn Khắc Thận được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình nhiệm kỳ 2020 - 2025

Ông Nguyễn Khắc Thận được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình nhiệm kỳ 2020 - 2025

Ông Nguyễn Khắc Thận, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình nhiệm kỳ 2020 – 2025, với số phiếu tín nhiệm tuyệt đối 100%.
Khẳng định quyết tâm chính trị cao nhất trong thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy

Khẳng định quyết tâm chính trị cao nhất trong thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu phải khẩn trương, tích cực thực hiện tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW và tiến hành cuộc cách mạng về sắp xếp, tổ chức, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị. Đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, không chỉ là vấn đề về quy mô hay số lượng mà sâu xa hơn là phải tạo sự thay đổi về chất trong hoạt động của hệ thống chính trị.
Sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng

Sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng

Sáng 1/12, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của BCHTW Đảng khóa XII; tình hình KT - XH năm 2024, giải pháp tăng tốc, phát triển KT-XH năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế.
Quốc hội thông qua Nghị quyết tổ chức chính quyền đô thị Hải Phòng

Quốc hội thông qua Nghị quyết tổ chức chính quyền đô thị Hải Phòng

Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại Hải Phòng, mở ra bước ngoặt lớn cho sự phát triển của thành phố cảng trong tương lai.