Chủ nhật 23/03/2025 18:28
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: HỌC TẬP SUỐT ĐỜI

02/03/2025 17:51
Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Học tập suốt đời". Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.

Học tập suốt đời để dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám hy sinh vì lợi ích chung, để trở thành người có ích cho xã hội.

----

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam TÔ LÂM

Tổng Bí thư Ban chấp hành Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm
Tổng Bí thư Ban chấp hành Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm

Cách mạng khoa học công nghệ đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu, tạo nên sự biến cách to lớn trong đời sống xã hội, đặt ra những yêu cầu mới, nhu cầu mới, nhiệm vụ mới, suy nghĩ mới, hành động mới với mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt đối với cán bộ, đảng viên của hệ thống chính trị trên con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, nhất là tận dụng tối đa thời cơ, vận hội, đi tắt đón đầu, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên phát triển, giàu mạnh, sánh vai với các cường quốc năm châu. Để thực hiện thắng lợi yêu cầu, nhiệm vụ, trọng trách trong giai đoạn mới, học tập suốt đời để dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám hy sinh vì lợi ích chung, để trở thành những người hữu dụng đang là đòi hỏi cấp thiết đối với từng cá nhân, mỗi công dân, đặc biệt là những cán bộ, nhân viên trong hệ thống chính trị.

Học tập suốt đời không phải là vấn đề mới. Ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào toàn dân, toàn quân xóa nạn mù chữ, Người căn dặn: "… Muốn biết thì phải thi đua học. Học không bao giờ cùng. Học mãi để tiến bộ mãi. Càng tiến bộ, càng thấy càng phải học thêm"[1]; "Xã hội càng đi tới, công việc càng nhiều, máy móc càng tinh xảo. Mình mà không chịu học thì lạc hậu, mà lạc hậu là bị đào thải, tự mình đào thải mình"[2]. Trong các giai đoạn cách mạng, đặc biệt trong những năm đổi mới, Đảng ta luôn quan tâm, khuyến khích học tập suốt đời và xây dựng cả nước thành xã hội học tập. Chủ trương học tập suốt đời được đề cập trong nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận của Đảng như Nghị quyết Trung ương 4 khoá VII về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo, Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm 2000, Kết luận số 14-KL/TW, ngày 26/7/2002, Hội nghị Trung ương 6 khoá IX về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X, XI, Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI về "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế", Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII khẳng định "Thúc đẩy xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời"[3] bởi "Người Cách mạng phải học suốt đời, học trong sách vở, học lẫn nhau và học từ nhân dân; "bể học" mênh mông, không bao giờ cạn.

Thực hiện các quan điểm, chủ trương của Đảng, việc xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời đã trở thành phong trào, thành nhu cầu, thành nếp văn hóa và đạt nhiều kết quả quan trọng. Theo đó, đã hình thành hệ thống giáo dục quốc dân thống nhất từ giáo dục mầm non đến đào tạo sau đại học; các loại hình trường, lớp, loại hình đào tạo được đa dạng hóa, mang lại cơ hội học tập cho người dân ở mọi lứa tuổi. Phương thức cung ứng, kết nối giữa các trình độ đào tạo được cải thiện; mạng lưới, quy mô giáo dục mở rộng khắp các vùng, miền của đất nước; các phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài từng bước đi vào chiều sâu, thực chất hơn ở hầu khắp các địa phương; môi trường giáo dục lành mạnh, học đi đôi với hành, gắn với cuộc vận động xóa đói, giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa, gia đình văn hóa. Trong nhiều dòng họ, làng, xã, thôn, bản phong trào thi đua học tập phát triển mạnh. Ý thức học tập suốt đời đã và đang thấm sâu vào từng gia đình, từng khu dân cư, từng cơ sở đào tạo, từng vùng, miền... Đã có nhiều tấm gương tiêu biểu là nông dân, người lao động, cán bộ, giáo viên tích cực tự học, sáng tạo trong lao động, công tác, có nhiều đóng góp cho cộng đồng; nhiều tấm gương tiêu biểu trong áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, có nhiều nghiên cứu, sáng kiến giải pháp hiệu quả mang tính ứng dụng cao trong thực tiễn, trong sản xuất và đời sống; nhiều người lớn tuổi nhờ tự học, tự nghiên cứu áp dụng kiến thức, kinh nghiệm để sản xuất đã giúp gia đình thoát nghèo, xây dựng đời sống văn hóa mới và đóng góp cho kinh tế-xã hội ở địa phương. Những mô hình mới, những tấm gương sáng về tinh thần học không bao giờ muộn, có nhiều người ở tuổi "thất thập cổ lai hy" những vẫn theo học cao học, làm luận án tiến sĩ chỉ với mục đích học để làm gương cho con cháu noi theo và khuyên con cháu "học, học nữa, học mãi"; "Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, phụng sự giai cấp và nhân dân, phụng sự Tổ quốc và nhân loại"[4], góp phần để đất nước ta đạt được những thành tựu vĩ đại sau gần 40 năm đổi mới.

Bên cạnh kết quả, thực hiện chủ trương học tập suốt đời vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Đào tạo, bồi dưỡng còn chạy theo số lượng mà chưa thực sự chú trọng tới chất lượng; việc tự học, thực học và học tập suốt đời của đội ngũ cán bộ, đảng viên chưa đạt kết quả như mong muốn; còn tình trạng học theo phong trào, sính bằng cấp mà chưa thực sự căn cứ vào đòi hỏi thực tiễn, ngại khó, ngại khổ trong học tập, không đào sâu suy nghĩ để vươn lên chinh phục những đỉnh cao trong khoa học. Tình trạng hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ, chủ nghĩa cá nhân, bệnh kinh nghiệm trong một bộ phận cán bộ, đảng viên ảnh hưởng đến chất lượng thực thi công vụ, chất lượng phục vụ Nhân dân; ảnh hưởng đến tinh thần dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm; triệt tiêu động lực đổi mới, sáng tạo, không đủ nền tảng kiến thức và tự tin về năng lực đề xuất và thực hiện những sáng kiến, giải pháp đột phá. Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thỏa mãn với kiến thức đã học trong các trường lớp, cơ sở đào tạo, hoặc chạy theo việc học để hoàn thiện bằng cấp đủ điều kiện thăng tiến, không chịu nghiên cứu, học hỏi thường xuyên để nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, kiến thức, kỹ năng hội nhập và khả năng thích ứng... Một bộ phận biểu hiện ngại học, không có khái niệm học thường xuyên, học suốt đời nên trở thành lạc hậu, bảo thủ, không thích nghi và bắt nhịp với "guồng quay" hối hả của nhịp sống "vũ bão" thời khoa học và công nghệ 4.0 và X.0.

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: HỌC TẬP SUỐT ĐỜI

Đất nước đang đứng trước thời cơ, vận hội mới để vươn mình, để "sánh vai" với thế giới như ước nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh và khát vọng của toàn dân tộc. Đảng ta không có lợi ích nào khác ngoài đưa đất nước, dân tộc bước vào xã hội giàu mạnh, người dân ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển; hơn lúc nào hết, chúng ta cần có những cán bộ có tư duy, tầm nhìn, việc làm đột phá, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám hy sinh, đặc biệt trong thực hiện các cuộc cách mạng về sắp xếp tổ chức bộ máy tinh-gọn-mạnh; hiệu năng-hiệu lực-hiệu quả và thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Cách mạng 4.0 đang diễn ra với quy mô và tốc độ chưa từng có, sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế tri thức, chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số khiến một phần nội dung giảng dạy tại nhà trường hôm nay có thể thành lạc hậu, lỗi thời sau vài năm; hơn thế, những điều phổ biến hiện nay thì 10 năm trước còn chưa xuất hiện và có 65% những công việc hiện nay sẽ bị thay thế bởi công nghệ trong những năm tới. Với thế giới phức tạp, không ổn định và biến đổi khôn lường, tri thức phải không ngừng được bổ sung, tuổi thọ con người dài hơn, thời gian về hưu đủ dài, buộc người cao tuổi phải học và hoạt động để không bị lạc hậu với xã hội hiện đại.

Trong bối cảnh đó, học tập suốt đời trở thành một quy luật sống; không chỉ giúp mỗi cá nhân nhận biết, thích nghi, không tụt hậu trước sự biến đổi từng ngày của thế giới hiện tại, làm giàu trí tuệ, hoàn thiện nhân cách, vượt qua khó khăn, thử thách để ngày càng tiến bộ và định vị bản thân trong xã hội hiện đại; cao hơn, đây là chìa khoá quan trọng để nâng cao dân trí và đào tạo nhân lực, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, là con đường duy nhất, hướng đi tất yếu của mọi quốc gia để đảm bảo sự phát triển thịnh vượng, bền vững. Học tập suốt đời giúp mỗi thành viên trong xã hội có đủ điều kiện và cơ hội tự hoàn thiện mình, nâng cao chất lượng cuộc sống của chính mình, của gia đình, họ tộc, thôn, xóm, phường, xã và cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng trên con đường trở thành nước dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh và xã hội chủ nghĩa.

Chỉ khi đẩy mạnh thực chất học tập suốt đời, chúng ta mới giàu có những ý tưởng, giải pháp, sáng kiến để giải quyết những đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn, những vấn đề mới, chưa có tiền lệ; khắc phục triệt để những "điểm nghẽn" trong cơ chế, chính sách, biểu hiện hình thức trong tự phê bình và phê bình; xóa bỏ tình trạng trì trệ, lúng túng trong giải quyết công việc tại các địa phương, cơ quan, đơn vị; tạo ra được đội ngũ cán bộ dũng cảm, nhận thức đúng quy luật khách quan, chủ động suy nghĩ và làm chủ suy nghĩ, dám nói những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn, từ cuộc sống sinh động, từ đòi hỏi của đổi mới và yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân; có quyết tâm, dám chịu trách nhiệm về kết quả công việc, lĩnh vực, ngành mà mình đảm trách, dám nhận lỗi, sửa sai, chịu trách nhiệm trước dân, trước Đảng, biết làm chủ bản thân và công việc; dám chống lại những sự vinh hoa, phú quý không chính đáng và nếu cần, dám hy sinh lợi ích cá nhân vì Đảng, vì Tổ quốc và nhân dân. Khi đó, chúng ta sẽ xây dựng thành công đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức tốt, có khát vọng vươn lên, khát vọng phát triển, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm về những quyết định của mình để hiện thực hoá nhiệm vụ cách mạng, tạo ra đột phá vì lợi ích của nhân dân, vì sự phát triển của đất nước.

Xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời chỉ thành công khi mỗi công dân ý thức được trách nhiệm của bản thân mình đối với việc tự học tập suốt đời; mỗi cán bộ, đảng viên luôn ý thức rõ học tập suốt đời là nhiệm vụ cách mạng với thái độ nghiêm túc và ý thức tự giác cao. Qua học tập suốt đời để nhận thức được trách nhiệm đối với xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong từng giai đoạn, thời điểm cụ thể; có năng lực làm chủ, năng lực tổ chức cuộc sống; để không ngừng tiến bộ, có sức khoẻ, có chất lượng sống tốt hơn; hiểu biết, giữ gìn và góp phần xây dựng truyền thống văn hóa dân tộc; tin tưởng vào tương lai đất nước, vào đường lối và sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, có khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Mỗi công dân cần không ngừng học tập về lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp, kinh nghiệm làm việc và khả năng phối hợp trong tập thể để nâng cao tính kỷ luật của tổ chức, năng suất lao động và phát huy sức mạnh tổng hợp; mỗi cán bộ, đảng viên cần học về tư cách người cán bộ cách mạng, học ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân; không ngừng tự học tập, tự cập nhật kiến thức mới, tham gia tích cực phong trào "học tập số", phổ cập, nâng cao kiến thức khoa học công nghệ, kiến thức số; tích cực tuyên truyền, vận động người thân, gia đình, dòng họ tự học tập suốt đời. Qua học tập suốt đời để hoàn thành được mọi nhiệm vụ mà Đảng, cách mạng và nhân dân giao phó.

Mỗi cấp ủy, tổ chức chính trị - xã hội, hội nghề nghiệp cần nhận thức rõ mục tiêu chính của học tập suốt đời là phát triển con người xã hội chủ nghĩa, từ đó xác định các nội dung học tập suốt đời cho cán bộ, đảng viên, thành viên gắn với phát động thi đua, đánh giá, biểu dương, khen thưởng. Đảng, Nhà nước sẽ sớm tổng kết, đánh giá, nghiên cứu ban hành quy định, quy trình, đổi mới quan điểm đánh giá, sàng lọc, quy hoạch đội ngũ cán bộ, nhằm xây dựng hoàn chỉnh bộ máy công quyền trong sạch, vững mạnh, hết lòng, hết sức phục vụ Nhân dân; bảo vệ cán bộ sẵn sàng đi tiên phong, sẵn sàng "vượt rào" đột phá vì lợi ích chung. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống giáo dục theo định hướng mở, linh hoạt, liên thông, tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi công dân và thực hiện đào tạo theo nhu cầu của thị trường lao động. Có các giải pháp cụ thể nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò, ý nghĩa của học tập suốt đời và sự đóng góp của học tập suốt đời đối với nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của nguồn nhân lực quốc gia. Theo dõi, kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện thí điểm các đề xuất đổi mới, sáng tạo; chủ động phát hiện những vấn đề nảy sinh, kịp thời động viên, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc hoặc xem xét, điều chỉnh, có quyết định phù hợp với tình hình thực tế; có chính sách miễn trừ trách nhiệm đối với cán bộ thực hiện thí điểm mà kết quả không đạt hoặc chỉ đạt được một phần mục tiêu đề ra hoặc gặp rủi ro, xảy ra thiệt hại do nguyên nhân khách quan.

Chúng ta đang sống trong thời đại mà mà tri thức, kiến thức, hiểu biết sẽ giúp con người phát huy cao độ tiềm năng để tận dụng tốt các cơ hội, ứng phó hiệu quả với những thách thức để phát triển bền vững; cũng là thời đại mà khối lượng kiến thức của nhân loại tăng lên hằng ngày theo cấp số nhân. Chỉ khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, nhà nhà, người người thực hiện hiệu quả học tập suốt đời, xây dựng được đội ngũ cán bộ dám làm, dám nói, dám chịu trách nhiệm, dám hy sinh, chúng ta mới vững vàng tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển, giàu mạnh dưới sự lãnh đạo của Đảng./.

[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t.6, tr.61

[2] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.333

[3] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t1, tr.137

[4] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr.208

Theo baochinhphu.vn
Tin bài khác
Thủ tướng Chính phủ làm việc với TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu

Thủ tướng Chính phủ làm việc với TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu

Ngày 20/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị thông qua dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra với Ban Thường vụ TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương.
Đoàn kiểm tra số 1927 của Bộ Chính trị làm việc tại Lào Cai

Đoàn kiểm tra số 1927 của Bộ Chính trị làm việc tại Lào Cai

Sáng 18/3, tại Tỉnh ủy Lào Cai, Đoàn kiểm tra số 1927 của Bộ Chính trị đã tổ chức buổi làm việc nhằm đánh giá việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện một số chuyên đề công tác trọng tâm năm 2025 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai. Đây là hoạt động nhằm tổng kết, rút kinh nghiệm và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả điều hành của tỉnh trong thời gian tới.
Hoàn tất sáp nhập đơn vị hành chính tỉnh, thành trước ngày 30/8

Hoàn tất sáp nhập đơn vị hành chính tỉnh, thành trước ngày 30/8

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, công tác sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh được lên kế hoạch hoàn thành trước ngày 30/8 và đưa vào vận hành từ 1/9.
Tỉnh ủy Bình Dương công bố các quyết định về công tác cán bộ

Tỉnh ủy Bình Dương công bố các quyết định về công tác cán bộ

Bên cạnh các quyết định nhân sự cấp tỉnh, Tỉnh ủy Bình Dương cũng công bố và trao các quyết định của Bộ Tài chính, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam về công tác cán bộ tại các đơn vị liên quan.
Tây Ninh: Ông Nguyễn Mạnh Hùng được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND

Tây Ninh: Ông Nguyễn Mạnh Hùng được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND

Tại Hội nghị lần thứ 52 của Ban chấp hành Đảng bộ Tây Ninh đã bầu ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh, Chủ tịch HĐND tỉnh.
Thủ tướng: Yêu cầu đẩy mạnh số hóa quốc gia, cắt giảm thủ tục hành chính không giới hạn

Thủ tướng: Yêu cầu đẩy mạnh số hóa quốc gia, cắt giảm thủ tục hành chính không giới hạn

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đẩy mạnh số hóa quốc gia, cắt giảm thủ tục hành chính không có giới hạn và tạo động lực phát triển cho doanh nghiệp, người dân trong bối cảnh chuyển đổi số.
Mạng xã hội là thách thức tiềm ẩn đối với đời sống tư tưởng

Mạng xã hội là thách thức tiềm ẩn đối với đời sống tư tưởng

Theo Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú, mạng xã hội đang dần trở thành một thế lực tiềm ẩn, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống tư tưởng của hàng triệu người.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Sau khi sửa đổi Hiến pháp sẽ nghiên cứu bỏ cấp huyện, sắp xếp cấp tỉnh

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Sau khi sửa đổi Hiến pháp sẽ nghiên cứu bỏ cấp huyện, sắp xếp cấp tỉnh

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh việc tinh gọn bộ máy nhà nước đang bước vào giai đoạn hai, với trọng tâm là sắp xếp lại cấp xã. Sau khi hoàn thành sửa đổi Hiến pháp, các cơ quan chức năng sẽ nghiên cứu và xem xét việc bỏ cấp huyện, điều chỉnh cấp tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Vĩnh Phúc cần đẩy mạnh phát triển bền vững và thu hút đầu tư

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Vĩnh Phúc cần đẩy mạnh phát triển bền vững và thu hút đầu tư

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Tỉnh ủy tỉnh Vĩnh Phúc, chỉ đạo các nhiệm vụ trọng tâm để đạt tăng trưởng bền vững và phát triển kinh tế địa phương.
UBND tỉnh Đồng Nai xem xét xây dựng chính sách cho cán bộ diện sắp xếp bộ máy

UBND tỉnh Đồng Nai xem xét xây dựng chính sách cho cán bộ diện sắp xếp bộ máy

Thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai đã tiến hành sắp xếp tổ chức bộ máy cấp tỉnh.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06

Theo Quyết định 598/QĐ-TTg, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06.
Lan tỏa tấm gương sáng ngời của nữ tướng Nguyễn Thị Định

Lan tỏa tấm gương sáng ngời của nữ tướng Nguyễn Thị Định

Những ngày tháng 3/2025, tỉnh Bến Tre tích cực chuẩn bị tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 105 năm Ngày sinh nữ tướng Nguyễn Thị Định.
Đảng bộ UBND tỉnh Bình Dương công bố các quyết định về sắp xếp bộ máy và công tác cán bộ

Đảng bộ UBND tỉnh Bình Dương công bố các quyết định về sắp xếp bộ máy và công tác cán bộ

Chiều 12/3, Đảng bộ UBND tỉnh tổ chức hội nghị công bố quyết định về việc sắp xếp bộ máy và công tác cán bộ. Đồng chí Võ Văn Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Bí thư Đảng ủy UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
Bảy phát đại bác chào mừng Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân tới Jakarta, Indonesia

Bảy phát đại bác chào mừng Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân tới Jakarta, Indonesia

Tại Sân bay quân sự Halim Perdanakusuma, 7 phát đại bác bắn chào mừng - nghi thức trang trọng thể hiện sự coi trọng của Indonesia đối với chuyến thăm của Tổng Bí thư và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm Indonesia, Ban Thư ký ASEAN và Singapore

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm Indonesia, Ban Thư ký ASEAN và Singapore

Sáng 9/3, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Indonesia, thăm chính thức Ban Thư ký ASEAN và thăm chính thức Cộng hòa Singapore từ ngày 9-13/3/2025.