NFT là gì?
NFT - Non-fungible token được định nghĩa là mã thông báo không thể thay thế. Về cơ bản đây là một tệp kỹ thuật số có danh tính và quyền sở hữu duy nhất được xác minh trên một chuỗi khối. Trong đó loại mã này đề cập đến các phần nội dung kỹ thuật số được liên kết với blockchain và hệ thống nhằm củng cố các loại tiền điện tử như bitcoin và ethereum (ETH). Có nghĩa là, nếu như các loại tiền điện tử đó có thể thay thế cho nhau ( ví dụ giao dịch một bitcoin thay cho một đồng tiền khác ) thì mỗi NFT là duy nhất. NFT có thể có các dạng khác nhau, chẳng hạn như thẻ giao dịch ảo, các tác phẩm sưu tầm và thậm chí cả các đối tượng vật lý. Tuy nhiên, phổ biến nhất là NFT được sử dụng cho mục đích mua và bán các tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số. Đây không phải là một hiện tượng mới, nhưng trong những tuần gần đây, NFT đã được bán với giá bảy hoặc thậm chí tám con số, phản ánh sự “nhiệt tình” của thị trường cổ phiếu, thẻ giao dịch thể thao và tiền điện tử. Nghệ sĩ kỹ thuật số Mike Winkelmann, hay còn được biết đến với cái tên Beeple, đã bán bộ sưu tập 5.000 hình ảnh tại cuộc đấu giá nhà Christie's với giá đáng kinh ngạc 69,3 triệu đô la. Người sáng lập Twitter Jack Dorsey, nhạc sĩ Grimes và nhà vô địch Super Bowl Rob Gronkowski là một trong những tên tuổi lớn đã nhảy vào cuộc đấu giá này.
Tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số hoàn hảo
Shelupinin hay còn gọi là "Alex Shell" là một nghệ sĩ sáng tạo kỹ thuật số có tiếng trong giới NFT. Kể từ khi bắt đầu khai thác tiền ảo từ năm 2013, gia nhập trường phái NFT đầu năm 2019 cho đến nay Shelupinin đã bán được 226 tác phẩm khác nhau với tổng giá trị khoảng 15 ETH hiện trị giá 27.000 đô la. Anh cũng kiếm tiền từ việc mua và bán tác phẩm nghệ thuật NFT trên các nền tảng phổ biến khác như OpenSea.
Theo giới chuyên gia phân tích bởi vì mọi giao dịch blockchain đều được ghi lại vĩnh viễn và công khai nên NFT có khả năng gán giá trị cho các đối tượng trực tuyến, cho phép các nghệ sĩ như Shelupinin có quyền kiểm soát cao hơn đối với sản phẩm mà nghệ sĩ sản xuất cũng số tiền có thể nhận được từ việc bán tác phẩm. Tal Elyashiv, người sáng lập kiêm đối tác quản lý của SpiCE VC, một công ty đầu tư mạo hiểm đầu tư vào các công ty khởi nghiệp blockchain, cho biết: “NFT hiện nay cũng đang được hưởng lợi từ một "yếu tố thú vị", mang đến cho người dùng internet một cách khác để tiếp cận tiền điện tử” và “Tiền điện tử đã ... cũ kỹ rồi, đây là một điều mới mẻ mà chúng ta có thể tham gia”. Các nền tảng NFT như Origin và OpenSea được hoàn thiện dưới dạng một trang mua sắm trực tuyến truyền thống và các tác phẩm nghệ thuật được hiển thị dưới dạng lưới với hai thao tác “Mua ngay” hoặc “Nhập giá thầu” đơn giản.
Giải mã cơn sốt NFT
Một tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số được tinh chỉnh bằng công nghệ tiền điện tử trở thành tác phẩm độc nhất vô nhị đã được bán đấu giá trong tuần vừa qua với giá gần 70 triệu đô la. Giao dịch này đã trở thành tiêu đề gây sốt toàn cầu và thu hút sự quan tâm vốn đã mọc lên như nấm đối với loại đối tượng kỹ thuật số này.
NFT được nhận xét là một khái niệm vượt trên cả công nghệ blockchian của tiền điện tử. Chúng được coi là những chứng chỉ xác thực kỹ thuật số có thể gắn vào những tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số hay các tệp âm thanh, video clip, hoạt hình dán, bài viết. internet, giúp những sản phẩm này không bị mất hoặc bị phá hủy. Hiện tại, những mã thông báo này đang rất nổi tiếng trong thế giới sưu tầm nhờ khả năng giải quyết một vấn đề quan trọng đối với các bộ sưu tập kỹ thuật số đó là làm thế nào để xác nhận quyền sở hữu một tác phẩm. Mục đích của NFT là theo dõi nguồn gốc kỹ thuật số của một đối tượng, cho phép người mua hay nghệ sĩ sáng tác lựa chọn chứng minh quyền sở hữu.
Đã có rất nhiều các gương mặt người nổi tiếng, doanh nhân,... tham gia vào mặt trận mới của thế giới ảo. Có thể kể đến như William Shatner của “Star Trek” đã bán được 90.000 thẻ giao dịch ảo vào năm ngoái với giá 1 đô la mỗi thẻ. Nhạc sĩ điện tử Grimes đã bán tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số trị giá 6 triệu đô la vào tháng trước bao gồm một video clip trong bức tranh với giá 389.000 đô la. Đoạn clip của ngôi sao NBA LeBron James dunking đang được bán với giá lên tới 225.000 đô la. Nữ diễn viên Lindsey Lohan đã bán hình ảnh khuôn mặt của chính mình. Ngoài ra khách hàng cũng có thể mua “đất ảo” trong trò chơi điện tử và các nhân vật biểu tượng như Nyan Cat. Mới nhất một video có tên “Dark Castles” - về những lâu đài bị bóp méo bí ẩn được tạo ra bởi công nghệ trí tuệ nhân tạo bán với giá 2.752 đô la. Spalter, người đi đầu các khóa học mỹ thuật kỹ thuật số tại Đại học Brown và Trường Thiết kế Rhode Island vào những năm 1990 cho biết: “Các NFT đã mở ra cánh cửa nghệ thuật cho rất nhiều người ngoại đạo, chưa bao giờ đặt chân đến một phòng trưng bày ở New York. Họ là những nhà đầu tư, là những doanh nhân công nghệ và họ đang chìm đắm trong thế giới này”.
Như giám đốc quỹ Chicago Andrew Steinwold, người đã thành lập quỹ NFT vào năm 2019 đã từng phát biểu: “Tất cả thời gian, tiền bạc và nỗ lực bạn dành cho cuộc sống kỹ thuật số đều có thể tạo ra giá trị. Bạn có quyền tài sản trong thế giới vật chất. Vậy tại sao lại không thể có quyền tài sản trong thế giới ảo?”.
TL