Thương mại điện tử, sách lược đúng đắn cho các sản phẩm OCOP giữa mùa dịch

12:22 04/03/2021

Tác động của cuộc cách mạng 4.0, dịch Covid-19 và sự bùng nổ của thương mại điện tử, thế giới và Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội lẫn thách thức từ các chuyển động, biến động toàn cầu.

Cùng với lợi thế dân số, nền tảng công nghệ, thì khả năng chi tiêu và lựa chọn mua sắm trên kênh thương mại điện tử của người dân Việt Nam cũng đang tăng rất nhanh. Hành vi tiêu dùng theo xu hướng mới góp phần đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp Việt Nam, bao gồm tốc độ ứng dụng công nghệ thông tin của các thành phần thuộc nền kinh tế trên mọi lĩnh vực.

Hiện nay, thương mại điện tử (TMĐT) đã trở thành phương thức giao dịch quen thuộc và đang ngày càng phát triển tại Việt Nam. Trong đó, TMĐT đối với các sản phẩm nông nghiệp đang có sức thu hút mạnh mẽ, trở thành hướng đi giúp nông sản Việt dần được nâng tầm giá trị, lấy lại thị phần trong nước. Các doanh nghiệp, nhà sản xuất trong nước đã hiểu được thực tế khi nông sản Việt Nam đang phát triển tại thị trường TMĐT nội địa, thì cũng có nhiều cơ hội cho những thị trường TMĐT quốc tế. Và sàn TMĐT hiện đang là sự lựa chọn hợp lý cho việc phát triển và nâng tầm giá trị nông sản Việt, từ đó từng bước nông sản Việt mới đủ sức cạnh tranh với các nông sản quốc tế. 

Các sản phẩm lên sàn TMĐT là một trong những hướng đi đúng đắn cho nông sản Việt. Ảnh: Tư liệu
Các sản phẩm lên sàn TMĐT là một trong những hướng đi đúng đắn cho nông sản Việt. Ảnh:Tư liệu. 

Số liệu cho thấy tính đến tháng 1 năm 2021, dân số thế giới là 7,83 tỷ người. Theo báo cáo của Liên hợp quốc, con số này hiện đang tăng với tốc độ 1% mỗi năm. Điều này có nghĩa là kể từ đầu năm 2020, tổng dân số toàn cầu đã tăng thêm hơn 80 triệu người. Vào tháng 1 năm 2021, số người sử dụng Internet trên toàn thế giới đạt 4,66 tỷ người, tăng 316 triệu người (7,3%) so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện tại, tỷ lệ sử dụng Internet toàn cầu là 59,5%. Tuy nhiên, sự bùng phát COVID-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến số lượng người dùng Internet. Vì vậy, con số thực tế có thể cao hơn. Trên toàn cầu,sự gia tăng của thương mại điện tử tăng lên trong số người dùng Internet từ 16 đến 64 tuổi, gần 77% nói rằng họ mua sắm trực tuyến hàng tháng.

Theo thống kê, hiện đang có 68,17 triệu người đang sử dụng dịch vụ internet tại Việt Nam vào tháng 1 năm 2020. Trong đó, tổng số người sử dụng các dịch vụ có liên quan tới internet tại Việt Nam đã chính thức tăng khoảng 6,2 triệu (tăng hơn + 10,0%) kể từ năm 2019 tính đến năm 2020. Một kết quả thống kê đáng mừng đó là, tình hình sử dụng Internet ở Việt Nam trên tổng dân số người Việt hiện đang đứng ở mức 70% tính đến thời điểm là tháng 1 năm 2020. Đây là cơ sở quan trọng để phát triển mạnh thị trường TMĐT. Thông qua các website TMĐT uy tín hiện nay, người tiêu dùng dễ dàng mua các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của Việt Nam bằng phương thức trực tuyến. Đồng thời, yên tâm hơn khi mua sản phẩm qua mạng, bởi các loại sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu đã được các cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ về chất lượng, có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

Đối với thị trường TMĐT trong nước, có thể thấy rất nhiều các trang TMĐT đang giành những sự ưu ái cho nông sản, không đơn thuần chỉ kinh doanh sản phẩm hàng hóa thông thường mà còn là môi trường kết nối hàng hóa Việt giúp đưa nông sản các vùng miền đến với mọi người thông qua các sàn giao dịch. 

POSTMART tự hào mang những đặc sản địa phương đến tận tay người dân trên mọi miền đất nước. Ảnh: Tư liệu
POSTMART tự hào mang những đặc sản địa phương đến tận tay người dân trên mọi miền đất nước. Ảnh:Tư liệu.

Nổi bật mới ra mắt vào cuối năm 2018, POSTMART tự hào mang những đặc sản địa phương đến tận tay người dân trên mọi miền đất nước, luôn nỗ lực với mục tiêu đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến thông minh, cung cấp hệ thống sản phẩm đặc sản chính gốc, chất lượng cao, hương vị đích thực tới khách hàng. Đồng thời POSTMART còn góp phần quảng bá thương hiệu của tất cả các tỉnh thành trong cả nước tới những người tiêu dùng yêu mến ẩm thực, sản vật Việt. Hay sàn thương mại điện tử nông nghiệp số www.vidas.vn (www.nongnghiepso.vn) là trung gian kết nối tất cả các giao dịch mua, bán các mặt hàng nông sản, thực phẩm sạch, vật tư phụ kiện và các dịch vụ phục vụ chuỗi cung ứng nông nghiệp trong và ngoài nước.

Nhằm giúp hỗ trợ các hợp tác xã và hộ kinh doanh nông nghiệp tiếp cận, khai thác hiệu quả của thương mại điện tử (TMĐT), các sàn giao dịch này đều có những dòng sản phẩm OCOP giúp người tiêu dùng có thể hiểu truy xuất nguồn gốc, minh bạch thông tin sản phẩm. các mặt hàng nông sản bán trên sàn TMĐT đều có thông tin đầy đủ về nguồn gốc xuất xứ, công khai thông tin quá trình nuôi trồng, chế biến, đóng gói,... giúp người tiêu dùng tiếp cận thông tin chính xác về sản phẩm.

Một chuyên gia trong ngành Nông nghiệp đã nhận định: “Hiện trên các sàn sản phẩm OCOP và các sản phẩm nông sản đặc trưng khá đa dạng vì có thương hiệu của nhiều địa phương trong cả nước như: chè Thái Nguyên, long nhãn Hưng Yên, gạo Séng Cù Yên Bái, nước mắm Phú Quốc, mật ong rừng Lào Cai, tương ớt Mường Khương, chả mực Hạ Long, mực một nắng Cô Tô, Tiên Yên... Tất cả sản phẩm đều có hình ảnh, thông tin mô tả cụ thể, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đánh giá từ 3 - 5 sao, giúp người tiêu dùng dễ tìm hiểu và lựa chọn hơn.

Có thể thấy, việc đưa các sản phẩm lên sàn TMĐT là một trong những hướng đi mới, đúng đắn cho nông sản Việt. Đây cũng là giải pháp tạo liên kết trực tiếp giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, giảm bớt các khâu phân phối trung gian, giúp hạ giá thành sản phẩm. Ngoài ra, việc đẩy mạnh ứng dụng TMĐT trong hoạt động sản xuất, kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp, hợp tác xã nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh sản phẩm trên thị trường, đặc biệt là thị trường trong nước đang ngày càng đòi hỏi khắt khe hơn

Nhất là trong thời điểm dịch Covid 19 như thế này, TMĐT sẽ là một kênh giúp mọi người tiếp cận được với những sản phẩm OCOP cũng như thông tin về nó nhiều hơn”.

Lê Mai