Thứ bảy 17/05/2025 11:16
Hotline: 024.355.63.010
Tài chính

Thực tế khó có thể đòi hỏi sự minh bạch trong các hệ thống ngân hàng

16/07/2023 08:26
TS. Hồ Quốc Tuấn cho biết, trên thực tế khó có thể đòi hỏi sự minh bạch trong hệ thống ngân hàng bởi bản thân ngân hàng là lĩnh vực đặc biệt. Đây là “trái tim” cung

HĐQT ngân hàng phải có trách nhiệm giám sát đầu tiên

Tại talkshow “Bản chất sở hữu chéo: Ngân hàng trong tay “trùm”?”, GS.TS Trần Ngọc Thơ - Đại học Kinh tế TPHCM cho biết, trong hơn một thập kỷ qua, nước ta vẫn chưa giải quyết xong vấn đề sở hữu chéo tại ngân hàng.

Rõ ràng việc cho vay trong nội bộ hay trong hệ sinh thái hoàn toàn làm tăng vốn ảo, không có lợi cho nền kinh tế, đặc biệt là đẩy giá bất động sản, đẩy bong bóng tài sản cố định trong nền kinh tế lên cao, tạo ra một khả năng tiềm ẩn trong báo cáo tài chính”, ông Thơ nói.

Ảnh minh họa
GS-TS Trần Ngọc Thơ (Đại học Kinh tế TP.HCM).

Theo TS Lê Đạt Chí - Đại học Kinh tế TPHCM, trong điều khoản của Luật Các Tổ chức tín dụng có quy định giới hạn cho vay các công ty liên kết với ông chủ ngân hàng. Tuy nhiên, để Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giám sát và thực thi điều khoản giới hạn cho vay trong một nhóm các công ty liên kết gần như rất khó. Việc này càng khó khi các công ty này được lập nên không có phả hệ mà luật pháp quy định, ví dụ con rể, con dâu, em vợ, em chồng…

Theo chuyên gia, các “ông lớn” chia nhỏ sở hữu ra để né đi các quy định về giới hạn sở hữu của Luật quy định, né đi vấn đề công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, đồng thời lợi dụng được phần vốn góp cổ phần này để vay vốn, kinh doanh khi quyền sở hữu này chưa dùng đến.

Do vậy, ông cũng cho rằng, Luật Các Tổ chức tín dụng cũng cần phải thiết lập các tiêu chuẩn đề cử, công bố danh tính của những nhóm cổ đông đề cử thành viên HĐQT của ngân hàng đó giúp việc bầu cử các thành viên HĐQT trong ngân hàng thực sự là người có chuyên môn và đại diện cho cổ đông đại chúng, thay vì một nhóm sở hữu ngân hàng để có được sự minh bạch của ngân hàng ở chừng mực nào đó giúp cổ đông và thị trường giám sát được.

Ngoài ra, ông đề xuất cơ quan quản lý nên thiết lập một quy định về mặt pháp lý đó là sự răn đe cho trách nhiệm giám sát đầu tiên của HĐQT ngân hàng để tránh sự “sao nhãng” trong công việc của họ, nhằm giảm đi rủi ro trong việc đưa quyết định sử dụng vốn của ngân hàng như cấp tín dụng, cho vay bất kỳ doanh nghiệp nào khác.

Cần có sự phối hợp của nhiều bên để có dữ liệu

Theo TS. Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên Đại học Bristol (Anh), nhiều nước trên thế giới hiện nay tách bạch mô hình an toàn hệ thống tài chính ra khỏi vai trò của ngân hàng trung ương. Ở Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ không trực tiếp xử lý các ngân hàng có rủi ro mà FDIC đóng vai trò này. Ở Anh, khi thị trường trái phiếu xảy ra vấn đề, mặc dù ngân hàng trung ương Anh thực thi hoạt động mua vào trái phiếu nhưng một trong các tổ chức giám sát lại là tổ chức độc lập như FCA.

“Mục tiêu cuối cùng của việc xây dựng mô hình giám sát và minh bạch nhằm có được dữ liệu để công bố các công ty có liên quan, người có liên quan. Khi có được những dữ liệu này thì công ty bán dữ liệu hiện nay có thể mô hình hóa, thậm chí là họ làm cho ra được giả phả công ty của một người.”, TS. Hồ Quốc Tuấn cho hay.

Vị chuyên gia đề xuất, để minh bạch cần có sự phối hợp của nhiều bên, từ các quy định về báo cáo của cơ quan chức năng đến bên giám sát ngân hàng cũng phải yêu cầu những thông tin, thông tin này không phải để họ lấy về chỉ để giữ cho bản thân họ mà họ phải công khai thông tin ra cho tất cả thị trường và cơ quan quản lý cùng nhau giám sát thông tin đó. Từ đó mới có thể dễ dàng nhìn ra được ông chủ nào đang sở hữu bao nhiêu.

Chuyên gia cũng đề cập đến vai trò của cơ quan báo chí trong việc minh bạch thông tin. Theo đó, khi cơ quan báo chí nghi ngờ và nghe được câu chuyện về một ông chủ sở hữu ngân hàng đem vốn đi cho vay nhưng họ lại không có bằng chứng nên không thể đăng được câu chuyện đó lên. Do vậy, nếu họ có được dữ liệu thì họ sẽ dùng dữ liệu đó để làm bằng chứng và viết được một bài báo để đánh động cho cả thị trường. Khi những bài phân tích này được đưa ra, cơ quan quản lý cũng sẽ chú ý và cử người xác minh để biết được chuyện gì đang xảy ra.

TS. Hồ Quốc Tuấn kết luận để hệ thống ngân hàng minh bạch thì trước hết phải có các cơ quan độc lập không tham gia điều hành ngân hàng. Cơ quan giám sát độc lập này phải cùng hợp tác với Cơ quan thuế, Ủy ban Chứng khoán để yêu cầu báo cáo của doanh nghiệp nằm trong hệ sinh thái doanh nghiệp thân hữu của ngân hàng. Từ đó tổng hợp các thông tin trên báo cáo để công bố cho thị trường biết để cùng giám sát.

Khó có thể đòi hỏi sự minh bạch trong hệ thống ngân hàng

Dù vậy, TS. Hồ Quốc Tuấn cũng nhìn nhận rằng, thực tế là khó có thể đòi hỏi sự minh bạch trong hệ thống ngân hàng bởi bản thân ngân hàng là lĩnh vực đặc biệt. Đây là “trái tim” cung cấp máu cho nền kinh tế nên khi siết quá chặt thì lượng vốn sẽ bị ứ đọng cho nên đây là 1 điều phải suy nghĩ. Dẫn đến 1 điểm cân bằng ở câu chuyện này là tuy vai trò quản lý cần phải có ở các ngân hàng có rủi ro nhưng nếu đi quá xa với tham vọng là loại bỏ hoàn toàn rủi ro thì hệ thống ngân hàng sẽ trở nên “quá chán” và nó sẽ không làm gì được hết. Đối với nền kinh tế của một số nước thì đây có thể điều tối ưu nhưng đối với nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam thì có thể sẽ là vấn đề.

Việc hạn chế rủi ro chỉ ở một mức độ nào đó chứ không thể loại bỏ hết được. Do vậy cần có những chế tài tương ứng với từng mức độ hạn chế rủi ro để các ông chủ ngân hàng cân nhắc.”, vị chuyên gia cho hay.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Vậy cần minh bạch cái gì?

Theo TS. Lê Đạt Chí, ngân hàng Việt Nam có 2 vai trò vừa là ngân hàng bán lẻ vừa là ngân hàng đầu tư. Theo đó các ngân hàng còn sở hữu thêm các công ty chứng khoán để thực thi một số công việc và tăng vốn công ty chứng khoán lên rất “khủng”. Hiện có rất nhiều công ty chứng khoán ở Việt Nam có quy mô vốn ngang ngửa với ngân hàng nhưng sự giám sát của thị trường đối với công ty chứng khoán còn quá lỏng lẻo.

Chính vì thế, vị chuyên gia đánh giá ngân hàng vừa thực hiện đồng thời cả 2 chức năng sẽ khó có thể minh bạch.

Nếu ngân hàng có chức năng đầu tư thì cần phải có công ty quản lý quỹ nhận vốn của ngân hàng để quản lý danh mục đầu tư hoặc công ty quản lý quỹ phải minh bạch danh mục đầu tư của họ nhằm làm cho bảng cân đối của ngân hàng phản ánh đúng mức độ rủi ro, từ đó có thể thấy được tổn thất nhằm trích lập dự phòng đúng hơn.

Trên thuyết minh báo cáo tài chính ngân hàng cần phải phân loại các tầng lớp rủi ro để nhà đầu tư hiểu được trong tổng tài sản ngân hàng có những loại tài sản rủi ro nào, tầng lớp nào được cho vay bao nhiêu tiền chứ không chỉ phân loại nợ nhóm 1,2,3,4,5. Đó chính là minh bạch để chúng ta thấy được ở mức độ chừng mực.", ông nói.

Nguyên An (Tổng hợp)

Bài liên quan
Tin bài khác
Lãi suất ngân hàng ngày 17/5/2025: MB giảm, nhiều ngân hàng tung ưu đãi khủng

Lãi suất ngân hàng ngày 17/5/2025: MB giảm, nhiều ngân hàng tung ưu đãi khủng

Lãi suất ngân hàng ngày 17/5/2025 biến động mạnh. MB bất ngờ giảm lãi, trong khi loạt ngân hàng khác đua nhau áp dụng mức lãi suất đặc biệt lên đến gần 10%/năm.
BIDV triển khai “Nâng hạng ưu tiên - Đặc quyền đẳng cấp” dành cho khách hàng cá nhân

BIDV triển khai “Nâng hạng ưu tiên - Đặc quyền đẳng cấp” dành cho khách hàng cá nhân

Từ nay đến hết 31/12/2025 khách hàng khi gửi tiền tiết kiệm hoặc duy trì số dư trong tài khoản đạt đủ điều kiện có cơ hội trở thành khách hàng ưu tiên BIDV Premier và nhận quà tặng đến 1 triệu đồng, cùng nhiều đặc quyền trải nghiệm dịch vụ đẳng cấp.
Thẻ tín dụng BIDV 68 mang tới những giá trị và trải nghiệm độc bản

Thẻ tín dụng BIDV 68 mang tới những giá trị và trải nghiệm độc bản

BIDV đã ra mắt bộ đôi thẻ tín dụng BIDV 68 phiên bản giới hạn với thiết kế đặc biệt và hệ sinh thái ưu đãi từ văn hóa, ẩm thực đến di chuyển.
Ngân hàng Agribank đặt mục tiêu lợi nhuận trên 28.000 tỷ đồng

Ngân hàng Agribank đặt mục tiêu lợi nhuận trên 28.000 tỷ đồng

Ngân hàng Agribank đặt kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận 3-5% năm 2025, hướng tới phát triển bền vững, ưu tiên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và kiểm soát nợ xấu chặt chẽ.
Luật Tín dụng mới: Mở đường tín dụng rẻ, thúc đẩy phục hồi kinh tế

Luật Tín dụng mới: Mở đường tín dụng rẻ, thúc đẩy phục hồi kinh tế

Dự thảo sửa đổi Luật các Tổ chức tín dụng sẽ giúp xử lý triệt để nợ xấu, khơi thông dòng vốn cho nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng 8% trong năm 2025.
Lãi suất ngân hàng ngày 16/5/2025: Top lãi suất cao nhất từ 6% đến 9,65%

Lãi suất ngân hàng ngày 16/5/2025: Top lãi suất cao nhất từ 6% đến 9,65%

Lãi suất ngân hàng ngày 16/5/2025, các ngân hàng dao động từ 6% đến 9,65%/năm. Tuy nhiên, mức lãi suất cao nhất thường đi kèm với các điều kiện đặc biệt, như số dư tiền gửi tối thiểu hoặc kỳ hạn dài.
Từ nhu cầu vốn đến quản trị dòng tiền, doanh nghiệp có thêm trợ lực từ gói giải pháp VIB Business

Từ nhu cầu vốn đến quản trị dòng tiền, doanh nghiệp có thêm trợ lực từ gói giải pháp VIB Business

Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ mới ban hành nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất và tháo gỡ khó khăn về tài chính, hành chính. Song hành cùng các chính sách vĩ mô, vai trò của hệ thống ngân hàng – đặc biệt là với các giải pháp thực tiễn, số hóa – ngày càng trở nên quan trọng.
HDBank mở gói vay ưu đãi 20.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp hạ tầng và công nghệ số

HDBank mở gói vay ưu đãi 20.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp hạ tầng và công nghệ số

Thực hiện định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong chương trình tín dụng trọng điểm 500.000 tỷ đồng nhằm thúc đẩy đầu tư hạ tầng và công nghệ số - hai động lực tăng trưởng chiến lược của giai đoạn 2025-2030, HDBank triển khai gói tín dụng ưu đãi 20.000 tỷ đồng dành cho doanh nghiệp đang và sẽ đầu tư vào các lĩnh vực then chốt này.
Lãi suất ngân hàng ngày 15/5/2025: Gửi 1.500 tỉ nhận lãi gần 10%/năm

Lãi suất ngân hàng ngày 15/5/2025: Gửi 1.500 tỉ nhận lãi gần 10%/năm

Lãi suất ngân hàng ngày 15/5/2025, nhiều ngân hàng công bố mức lãi suất tiết kiệm "khủng" lên tới 9,65%/năm cho các khoản tiền gửi đặc biệt, thu hút sự chú ý của giới đầu tư và khách hàng cá nhân lớn.
TP. Hồ Chí Minh: Thêm 1.000 tỷ đồng cam kết cho vay mới vào TP. Thủ Đức

TP. Hồ Chí Minh: Thêm 1.000 tỷ đồng cam kết cho vay mới vào TP. Thủ Đức

Bốn ngân hàng, gồm: Vietcombank chi nhánh Thủ Đức, Agirbank, ACB, BIDV chi nhánh Thủ Đức đã ký cam kết cho vay 10 khách hàng tại TP. Thủ Đức với giá trị vốn vay hơn 1.000 tỷ đồng.
SHB ra mắt tài trợ linh hoạt cho ngành gạo, đồng hành phát triển nông nghiệp bền vững

SHB ra mắt tài trợ linh hoạt cho ngành gạo, đồng hành phát triển nông nghiệp bền vững

Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) chính thức triển khai giải pháp tài chính toàn diện dành cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lúa gạo. Giải pháp tập trung vào tài trợ vốn, giúp đảm bảo dòng tiền lưu thông trong toàn bộ chuỗi sản xuất – kinh doanh, từ thu mua nguyên liệu, tạm trữ đến xuất khẩu.
Vì sao tín dụng TP. Hồ Chí Minh tăng mạnh bất thường đầu 2025 ?

Vì sao tín dụng TP. Hồ Chí Minh tăng mạnh bất thường đầu 2025 ?

Tín dụng tại TP. Hồ Chí Minh, 4 tháng đầu năm 2025 tăng mạnh, vượt mốc 4 triệu tỷ đồng. Những tín hiệu tích cực từ chính sách tiền tệ đang dần thúc đẩy đà tăng trưởng kinh tế.
Lãi suất ngân hàng ngày 14/5/2025: Ngân hàng nào có mức lãi suất gần 10% ?

Lãi suất ngân hàng ngày 14/5/2025: Ngân hàng nào có mức lãi suất gần 10% ?

Lãi suất ngân hàng ngày 14/5/2025 nhiều nhà băng bất ngờ áp dụng mức lãi suất "khủng", lên tới gần 10% mỗi năm, nhưng kèm điều kiện tiền gửi cực lớn.
Ngân hàng ACB tăng vốn lên Hơn 51.4 nghìn tỷ đồng

Ngân hàng ACB tăng vốn lên Hơn 51.4 nghìn tỷ đồng

Ngân hàng Á Châu (ACB) được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn điều lệ lên gần 51.4 nghìn tỷ đồng, phát hành gần 670 triệu cổ phiếu trả cổ tức.
Lãi suất ngân hàng ngày 13/5/2025: Agribank dẫn đầu nhóm Big4

Lãi suất ngân hàng ngày 13/5/2025: Agribank dẫn đầu nhóm Big4

Lãi suất ngân hàng ngày 13/5/2025, mặt bằng tiết kiệm tiếp tục phân hóa rõ rệt. Agribank dẫn đầu nhóm Big4, trong khi nhiều ngân hàng nhỏ tung ưu đãi lãi suất lên tới 9,65%/năm.