Thứ ba 22/10/2024 01:42
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Kinh tế - xã hội năm 2019 phát triển tích cực

12/10/2020 00:00
Tại Chương trình Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trình bày Báo cáo về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020.
aa
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Kinh tế - xã hội năm 2019  phát triển tích cực

Báo cáo tại Kỳ họp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, kết quả phát triển kinh tế - xã hội của nền kinh tế năm 2019 cơ bản là tích cực, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát. Quy mô kinh tế được mở rộng, tăng trưởng và năng suất lao động đạt khá, chất lượng tăng trưởng duy trì đà cải thiện. Triển khai tích cực các nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và thực hiện các đột phá chiến lược; thể chế về huy động nguồn lực có bước đổi mới. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội đạt được một số kết quả quan trọng, đóng góp tích cực vào việc duy trì ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, giải quyết khiếu nại, tố cáo được đẩy mạnh, cách làm bài bản hơn, đạt kết quả rõ nét, một số hạn chế, yếu kém bước đầu được khắc phục. Chủ động ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu. Tiềm lực quốc phòng, an ninh ngày càng nâng cao; an ninh chính trị dược giữ vững; trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo. Hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế đạt được một số kết quả quan trọng: tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh Triều Tiên - Hoa Kỳ (lần thứ 2); ứng cử thành công vào vị trí ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc; ký kết hiệp định thương mại và đầu tư với EU;... và cùng với quốc phòng và an ninh đã củng cố môi trường hòa bình, ổn định, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vị thế, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng cao, năng lực cạnh tranh quốc gia tăng 10 bậc.

Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, nền kinh tế nước ta trong năm 2019 vẫn đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, tồn tại và hạn chế. Những hạn chế, tồn tại nêu trên có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Có nơi còn thiếu tinh thần quyết tâm, chậm đổi mới, dám nghĩ, dám làm, chưa thực sự quyết liệt hành động; vẫn còn tình trạng quan liêu, nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp. Kỷ luật, kỷ cương nhiều nơi còn bị buông lỏng, hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước và thực thi chính sách, pháp luật còn hạn chế. Thực tiễn cho thấy, cùng mặt bằng thể chế, ở đâu cấp ủy, chính quyền, cá nhân người đứng đầu tập trung lãnh đạo, chỉ đạo điều hành quyết liệt, cụ thể, sâu sát thực tiễn, đổi mới sáng tạo, chủ động linh hoạt hơn, thì ở đó đạt được kết quả tốt hơn.

Về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, theo Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, nền kinh tế nước ta đang khá ổn định, tăng trưởng đạt khá trong khi lạm phát trong tầm kiểm soát. Nguồn lao động dồi dào, có trình độ và khả năng thích nghi tốt với những thay đổi khoa học công nghệ. Kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng, một số Hiệp định FTA thế hệ mới quan trọng có tiêu chuẩn cao, toàn diện và cân bằng lợi ích đã và sẽ có hiệu lực như Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), được kỳ vọng về đẩy mạnh hơn nữa cải cách thể chế trong nước, mở ra cơ hội cho phát triển công nghiệp và mở rộng thị trường, đầu tư cho phát triển công nghiệp và thực hiện công nghiệp hóa. Uy tín và vị thế của quốc gia ngày càng được củng cố trên trường quốc tế.

Tuy nhiên, nội tại nền kinh tế còn khá nhiều vấn đề, như: chất lượng tăng trưởng, chất lượng nguồn nhân lực, năng lực cạnh tranh quốc gia cải thiện chưa nhiều; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng nhu cầu; năng lực khoa học công nghệ còn nhiều hạn chế; thị trường các nhân tố đầu vào sản xuất vận hành chưa hiệu quả, nhất là thị trường nguyên liệu và đầu vào trung gian; khu vực doanh nghiệp trong nước chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hạn chế cả về vốn, công nghệ, lao động có kỹ năng và năng lực quản trị,... Trong trung và dài hạn, nhu cầu vốn sẽ tiếp tục tăng nhanh để đáp ứng các yêu cầu phát triển trong khi nguồn vốn ưu đãi và viện trợ sụt giảm. Cân đối ngân sách nhà nước cũng có thể khó khăn hơn trước tác động bất lợi. Các vấn đề xã hội gây áp lực lớn đến phát triển kinh tế - xã hội. Nền kinh tế tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Độ mở của nền kinh tế lớn làm các tác động tiêu cực của kinh tế thế giới đến kinh tế trong nước nhanh và mạnh hơn; khả năng chống chịu của nền kinh tế trước những tác động của nền kinh tế khu vực và toàn cầu, ứng phó và xử lý những khó khăn thách thức còn hạn chế. Nhìn chung, đến hết năm 2019, tình hình kinh tế - xã hội đất nước duy trì xu hướng cải thiện tích cực từ đầu nhiệm kỳ (năm 2016): kinh tế vĩ mô duy trì ổn định, lạm phát hằng năm được kiểm soát thấp hơn mục tiêu đề ra; tăng trưởng đạt khá, bình quân tăng 6,72%/năm, đạt mục tiêu kế hoạch 5 năm đề ra (6,5-7%), chất lượng tăng trưởng cải thiện rõ nét, mức đóng góp của TFP và năng suất lao động tăng mạnh so với giai đoạn trước và vượt mục tiêu kế hoạch 5 năm đề ra; các nhiệm vụ phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội đạt được nhiều kết quả quan trọng, chất lượng cuộc sống của nhân dân tiếp tục được nâng lên. Bước sang năm 2020, mặc dù có một số yếu tố thuận lợi, nhưng bối cảnh trong nước và quốc tế gặp rất nhiều khó khăn; đồng thời là năm cuối kỳ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020. Yêu cầu toàn hệ thống cần kiên định mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra, nỗ lực thực hiện với quyết tâm cao hơn để củng cố và duy trì vững chắc kết quả đã đạt được từ đầu nhiệm kỳ. Bên cạnh đó, tranh thủ thời cơ, không ngừng đổi mới, sáng tạo để vượt qua thách thức, phấn đấu hoàn thành tốt mục tiêu kế hoạch 5 năm và Chiến lược 10 năm để tạo tiền đề thuận lợi cho giai đoạn tiếp theo.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, mục tiêu tổng quát của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 là tập trung ổn định kinh tế vĩ mô; kiểm soát lạm phát; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đẩy mạnh cải cách thể chế, khơi thông nguồn lực; tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, thuận lợi. Thúc đẩy mạnh mẽ cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án quan trọng quốc gia, công trình trọng điểm; phát huy vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn, thị trường trong nước và các ngành dịch vụ, du lịch. Phát triển nhân lực chất lượng cao gắn với phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững. Chú trọng các lĩnh vực văn hóa, xã hội; nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu. Tiếp tục tinh gọn bộ máy; tinh giản biên chế; cải cách hành chính, cải cách tư pháp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành và thực thi pháp luật. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, lãng phí. Làm tốt công tác thông tin truyền thông, tạo đồng thuận xã hội, khơi dậy khát vọng, tự hào dân tộc. Củng cố quốc phòng, an ninh, đối ngoại, thực hiện tốt vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020; giữ vững độc lập, chủ quyền, lãnh thổ quốc gia và môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển; nâng cao vị thế của quốc gia trên trường quốc tế.

PV

Tin bài khác
Đoàn công tác tỉnh Thanh Hóa tham quan, hợp tác, đầu tư tại NewZealand và Australia

Đoàn công tác tỉnh Thanh Hóa tham quan, hợp tác, đầu tư tại NewZealand và Australia

Vừa qua, đoàn công tác của tỉnh Thanh Hóa đã có các buổi làm việc, khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, giáo dục, du lịch, công nghệ thông tin, công nghiệp xanh, phát triển bền vững… tại NewZealand và Australia.
Hà Tĩnh hoàn thành tốt số hóa dữ liệu hộ tịch trên toàn quốc

Hà Tĩnh hoàn thành tốt số hóa dữ liệu hộ tịch trên toàn quốc

Hà Tĩnh được đánh giá là một trong 14 địa phương hoàn thành số hóa dữ liệu hộ tịch, với toàn quốc đã số hóa 111,5 triệu dữ liệu hộ tịch, hơn 46 triệu thửa đất.
Nga muốn chấm dứt sự thống trị của USD qua hội nghị thượng đỉnh BRICS

Nga muốn chấm dứt sự thống trị của USD qua hội nghị thượng đỉnh BRICS

Tổng thống Nga Vladimir Putin hy vọng nhận được sự ủng hộ để đối đầu với sự thống trị của USD và phương Tây trong nền kinh tế toàn cầu, khi động lực mở rộng khối đối trọng BRICS ngày càng tăng.
Vĩnh Phúc: Gỡ “nút thắt” mặt bằng cho các khu công nghiệp

Vĩnh Phúc: Gỡ “nút thắt” mặt bằng cho các khu công nghiệp

Tỉnh Vĩnh Phúc đang quyết tâm gỡ “nút thắt” trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (BT, GPMB) các khu công nghiệp.
Chủ nhiệm UBKTQH: Năm 2025, Chính phủ cần tập trung vực dậy thị trường vốn

Chủ nhiệm UBKTQH: Năm 2025, Chính phủ cần tập trung vực dậy thị trường vốn

Theo Chủ nhiệm UBKTQH, Chính phủ cần tập trung tháo gỡ khó khăn, vực dậy thị trường vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp vay vốn.
Ngân hàng Trung Quốc giảm lãi suất, hỗ trợ nền kinh tế gặp khó khăn

Ngân hàng Trung Quốc giảm lãi suất, hỗ trợ nền kinh tế gặp khó khăn

Theo đó, lãi suất cho vay trung bình một năm đã giảm xuống 3,10% từ mức 3,35%, trong khi lãi suất cho vay năm năm được hạ xuống 3,60% từ mức 3,85%.
Kinh tế Việt Nam 2024: Bước tiến vượt bậc giữa những thách thức toàn cầu

Kinh tế Việt Nam 2024: Bước tiến vượt bậc giữa những thách thức toàn cầu

Năm 2024, nền kinh tế Việt Nam ghi nhận sự phát triển vượt bậc khi GDP ước đạt từ 6,8 đến 7%, vượt xa mục tiêu Quốc hội đề ra.
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hải Phòng Trần Văn Phương được bổ nhiệm giữ chức vụ Bí thư Huyện ủy Cát Hải

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hải Phòng Trần Văn Phương được bổ nhiệm giữ chức vụ Bí thư Huyện ủy Cát Hải

Theo Quyết định số 1552-QĐ/TU, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng quyết định điều động và chỉ định ông Trần Văn Phương, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Huyện ủy và giữ chức vụ Bí thư Huyện ủy Cát Hải, nhiệm kỳ 2020-2025.
Quảng Ninh tổ chức đón vị khách du lịch quốc tế thứ 3 triệu trong năm 2024

Quảng Ninh tổ chức đón vị khách du lịch quốc tế thứ 3 triệu trong năm 2024

Ngày 21/10/2024, tại Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tổ chức đón vị khách du lịch quốc tế thứ 3 triệu đến Quảng Ninh trong năm 2024.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Bám sát thực tiễn để xây dựng các quy định pháp luật phù hợp

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Bám sát thực tiễn để xây dựng các quy định pháp luật phù hợp

Sáng 21/10, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.
Khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

9 giờ ngày 21/10, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV khai mạc trọng thể tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
Phú Thọ: Điều chỉnh phân luồng, tổ chức giao thông qua cầu Trung Hà

Phú Thọ: Điều chỉnh phân luồng, tổ chức giao thông qua cầu Trung Hà

Sở Giao thông vận tải Phú Thọ vừa có Văn bản số 3270/TB-SGTVT về việc điều chỉnh phân luồng, tổ chức giao thông qua cầu Trung Hà tại km64+639, QL.32, địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 20/10, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Mục tiêu đến 2030 quy mô GDP Việt Nam đạt khoảng 780-800 tỷ USD

Mục tiêu đến 2030 quy mô GDP Việt Nam đạt khoảng 780-800 tỷ USD

Mục tiêu dài hạn mà Thủ tướng đặt ra là đến năm 2030, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia công nghiệp hiện đại, quy mô GDP Việt Nam đạt khoảng 780-800 tỷ USD.
Đồng Nai mong muốn đưa tích xanh trách nhiệm vào hệ thống kiểm soát chất lượng hàng hóa

Đồng Nai mong muốn đưa tích xanh trách nhiệm vào hệ thống kiểm soát chất lượng hàng hóa

Các doanh nghiệp tại Đồng Nai hoàn toàn ủng hộ chương trình tích xanh trách nhiệm và mong muốn được triển khai sớm như một cam kết về sản phẩm của mình đối với người tiêu dùng.