Thứ sáu 09/05/2025 23:30
Hotline: 024.355.63.010
Doanh nghiệp - Doanh nhân

Thủ đoạn gian lận bảo hiểm y tế ở Trung tâm Y Dược Bắc Kạn

12/10/2020 00:00
TAND tỉnh Bắc Kạn vừa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về tội “Gian lận bảo hiểm y tế” của Trung tâm Y Dược Bắc Kạn theo điều 215 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2015, cơ quan BHXH tỉnh Bắc Kạn tham gia tố tụng với tư cách bị hại.

Hội đồng xét xử kết luận bị cáo Nông Phúc C. có vai trò chủ mưu; các bị cáo Vũ Thị N,Nông Quốc Đ,Huỳnh Thị Phương T1. chịu trách nhiệm liên đới. Cụ thể, trong năm 2012, tại Trung tâm Y Dược Bắc Kạn (thuộc tổ B, phường Đ, thành phố B, tỉnh Bắc Kạn), các bị cáo Nông Phúc C., Vũ Thị N. và một số y, bác sỹ của Trung tâm đã thực hiện các hành vi lập hồ sơ bệnh án khống, kê tăng số lượng thuốc, kê thêm loại thuốc mà thực tế người bệnh không sử dụng rồi lập hồ sơ thanh, quyết toán chi phí khám chữa bệnh BHYT với BHXH tỉnh Bắc Kạn nhằm mục đích làm tăng nguồn thu, phục vụ hoạt động của Trung tâm Y Dược Bắc Kạn.

Trong năm 2012, các bị cáo và những người liên quan đã lập 1.422 hồ sơ quyết toán sai phạm, trong đó 557 hồ sơ bệnh án khống, 452 hồ sơ kê tăng số lượng thuốc và 413 hồ sơ kê thêm loại thuốc, gây thiệt hại cho quỹ khám chữa bệnh BHYT với tổng số tiền là 231.540.806đ (Hai trăm ba mươi mốt triệu năm trăm bốn mươi nghìn tám trăm linh sáu đồng). Hành vi nêu trên của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, đã trực tiếp xâm phạm đến quỹ BHYT do BHXH tỉnh Bắc Kạn quản lý, làm ảnh hưởng xấu đến trật tự quản lý quỹ BHYT tại địa phương.

Ảnh minh họa

Từ tháng 3/2010 đến tháng 3/2014, Trung tâm Y Dược Bắc Kạn do Nông Phúc C.- Chủ tịch HĐY tỉnh Bắc Kạn kiêm giữ chức vụ Giám đốc Trung tâm. Ngày 25/4/2011,Trung tâm đã ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT với BHXH tỉnh Bắc Kạn và kể từ đó đến 2014 thì năm nào Trung tâm cũng ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT với BHXH tỉnh. Từ khoảng cuối năm 2011, do Trung tâm gặp nhiều vấn đề khó khăn như số lượng bệnh nhân đến Trung tâm khám chữa bệnh ít nên nguồn thu không đảm bảo chi trả lương cho nhân viên hợp đồng và các chi phí khác để duy trì hoạt động; tỷ lệ hao hụt thuốc chữa bệnh trong quá trình bảo quản lớn... Do đó, tại một buổi họp giao ban của Trung tâm, khi bàn về phương hướng, biện pháp khắc phục những khó khăn nói trên, theo đề xuất của cán bộ cấp dưới (không xác định được cụ thể là ai) thì bị cáo Nông Phúc C. đã đồng ý cho thực hiện, đồng thời chỉ đạo bộ phận cấp dưới lợi dụng việc ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT với BHXH tỉnh Bắc Kạn để thực hiện hành vi gian dối trong việc lập hồ sơ thanh, quyết toán chi phí khám chữa bệnh BHYT, gồm những hành vi sau:

Thứ nhất, kê tăng số lượng thuốc: “Đơn thuốc” thực tế cấp cho bệnh nhân ghi cấp 05 thang thuốc, nhưng trong “Bảng kê chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú” mẫu 01/BV(Dùng để quyết toán với BHXH tỉnh Bắc Kạn) lại ghi thành 07 thang thuốc, quyết toán chênh lệch so với thực tế là 02 thang thuốc.

Thứ hai, kê thêm loại thuốc (Thay đổi thuốc): Trong quá trình khám, chữa bệnh cho bệnh nhân, các y, bác sĩ phòng khám kê “Đơn thuốc” cấp phát thuốc thực tế cho bệnh nhân có sử dụng một số vị thuốc dân gian mua tại địa phương không nằm trong danh mục được bảo hiểm thanh toán, có giá thành rẻ hơn và có dược tính tương tự, đồng thời ghi số lượng thuốc là 05 thang. Tuy nhiên, khi kê bài thuốc điều trị ghi trong “Bảng kê chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú” mẫu 01/BV (Dùng để quyết toán với BHXH tỉnh Bắc Kạn) thì sẽ kê toàn bộ các vị thuốc nằm trong danh mục được bảo hiểm thanh toán, đồng thời ghi số lượng thuốc là 07 thang, quyết toán chênh lệch giữa các vị thuốc thay thế và số lượng thuốc so với thực tế là 02 thang thuốc.

Thứ ba, lập khống hồ sơ bệnh án: Sử dụng thông tin thẻ BHYT của người khác (thực tế không có bệnh nhân đến Trung tâm khám chữa bệnh) hoặc lấy thông tin của bệnh nhân đã từng đến khám chữa bệnh tại Trung tâm để lập khống hồ sơ khám bệnh, chữa bệnh rồi quyết toán toàn bộ số tiền quỹ BHYT cùng chi trả.

Nguồn ảnh: Báo Nghệ An

Việc thực hiện hành vi gian lận BHYT của các bị cáo và những người liên quan tại Trung tâm được thực hiện như sau: Bệnh nhân đến khám tại Trung tâm mang theo thẻ BHYT, khi đến được cán bộ của phòng khám ghi các thông tin cơ bản của người bệnh vào “sổ vào viện, ra viện, chuyển viện” (theo mẫu). Sau đó, được các y, bác sĩ của phòng khám là Nông Quốc Đ. và Huỳnh Thị Phương T1. khám bệnh, kê “Đơn thuốc” cấp thực tế cho bệnh nhân là 05 thang thuốc, đồng thời lập “Bảng kê chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú” mẫu 01/BV viết tay (bảng kê này chưa có đơn giá của thuốc và chưa ghi số lượng thang thuốc, chỉ có tên các vị thuốc điều trị và số lượng sử dụng các vị thuốc) và ra y lệnh thực hiện (chữa bệnh). Ngoài ra, trong quá trình kê “Đơn thuốc” thì Đ. và T1. còn sử dụng một số vị thuốc dân gian mua tại địa phương không nằm trong danh mục được bảo hiểm thanh toán, có giá thành rẻ hơn để thay thế một số vị thuốc nằm trong danh mục được bảo hiểm thanh toán theo quy định của Bộ Y tế. Sau khi khám, kê “Đơn thuốc” xong thì y sĩ phòng khám sẽ cầm các loại giấy tờ nói trên và đưa bệnh nhân đến phòng Hành chính - Kế toán để làm thủ tục thanh toán chi phí khám chữa bệnh hoặc hướng dẫn bệnh nhân tự đến phòng Hành chính - Kế toán để thanh toán. Trên cơ sở “Bảng kê chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú” mẫu 01/BV viết tay của phòng khám, Vũ Thị N. là Kế toán tại phòng Hành chính - Kế toán nhập số liệu vào máy vi tính để lập thêm 01 “Bảng kê chi phí khám bệnh, chữa bệnh” mẫu 01/BV và áp đơn giá thuốc (tất cả đều tính giá tiền của 07 thang thuốc, mặc dù N. biết khi Đ. và T1. kê “Đơn thuốc” thực tế chỉ là 05 thang thuốc) để tính số tiền mà bệnh nhân phải thanh toán và số tiền quỹ BHYT cùng thanh toán với bệnh nhân rồi chuyển cho Thủ quỹ thu số tiền bệnh nhân phải chi trả (nếu bệnh nhân phải điều trị lâu dài thì lập hồ sơ bệnh án để điều trị và theo dõi, đồng thời tạm thu tiền, kết thúc đợt điều trị bệnh nhân thanh toán tiền). Sau khi thanh toán tiền, bệnh nhân cầm “Phiếu thu” và “Đơn thuốc” đến phòng Dược để lấy thuốc theo số lượng, chủng loại ghi trong “Đơn thuốc” (05 thang thuốc). Đối với các “Bảng kê chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú” nói trên thì Vũ Thị N. sẽ giữ lại để tập hợp làm chứng từ đề nghị quyết toán với BHXH tỉnh Bắc Kạn. Việc ghi số lượng 07 thang thuốc vào “Bảng kê chi phí khám bệnh, chữa bệnh” mẫu 01/BV mà Nông Quốc Đ. và Huỳnh Thị Phương T1. viết tay sẽ được ghi đầy đủ trước thời điểm làm thủ tục đề nghị quyết toán hàng quí. Đối với những hồ sơ khám bệnh, chữa bệnh mà Đ. và T1. lập khống thì Đ., T1. sẽ ghi luôn số lượng 07 thang thuốc tại “Bảng kê chi phí khám bệnh, chữa bệnh” viết tay, đồng thời ký giả chữ ký của bệnh nhân rồi chuyển cho Vũ Thị N. lập “Bảng kê chi phí khám bệnh, chữa bệnh” từ máy tính để làm chứng từ quyết toán. Đến cuối mỗi quí, Vũ Thị N. tổng hợp toàn bộ “Bảng kê chi phí khám bệnh, chữa bệnh” và “Bệnh án” trong quí đó rồi làm thủ tục đề nghị thanh, quyết toán chi phí khám chữa bệnh BHYT với BHXH tỉnh Bắc Kạn.

Ảnh minh họa

Để hợp thức hóa lượng thuốc đầu vào với lượng thuốc đầu ra, Vũ Thị N. sẽ tổng hợp số lượng thuốc, chủng loại thuốc trong tất cả các hồ sơ bệnh án khám bệnh, chữa bệnh đã lập (bao gồm cả những hồ sơ bệnh án khống) rồi báo cáo Nông Phúc C. về số lượng, chủng loại thuốc cần có. Sau khi Nông Phúc C. đồng ý, Vũ Thị N. tiến hành lập khống các tài liệu cần thiết để hợp thức hóa việc đấu thầu mua thuốc (Biên bản đánh giá báo giá chào hàng cạnh tranh, Quyết định của Giám đốc TTYDHCT về việc phê duyệt kết quả chào hàng cạnh tranh) rồi trao đổi qua điện thoại với nhà thuốc Nguyễn Thị A. tại thành phố Hà Nội về việc xuất hoá đơn bán hàng thể hiện số lượng thuốc, chủng loại thuốc và số tiền trong hoá đơn mà Trung tâm cần mua (thực tế không mua). Tiếp đó, nhà thuốc Nguyễn Thị A. sẽ viết hoá đơn bán hàng gửi cho Trung tâm, còn hợp đồng mua thuốc Trung tâm sẽ soạn sẵn và gửi qua hộp thư điện tử cá nhân của N. cho nhà thuốc Nguyễn Thị A. ký rồi gửi lại cho Trung tâm để hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị thanh, quyết toán chi phí khám chữa bệnh BHYT.

Trao đổi với phóng viên, đại diện công ty Luật SB nêu quan điểm dưới góc độ pháp lý cho rằng, đây là vụ việc rất nghiêm trọng xảy ra trong công tác quản lý khám chữa bệnh cho người dân gây ảnh hưởng đến uy tín của Trung tâm và quan trọng hơn là suy giảm niềm tin của người dân với công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực y tế, gây thiệt hại cho quỹ khám chữa bệnh BHYT.

Theo luật sư công ty Luật SB, các đối tượng trong vụ việc này đều là những người có chức vụ quyền hạn (Giám đốc, kế toán trưởng, bác sĩ phòng khám…) được Hội Y Dược tỉnh giao nhiệm vụ khám chữa bệnh cho người dân theo chức năng công việc của mình. Các đối tượng vì động cơ vụ lợi đã vượt quá quyền hạn của mình làm trái công vụ gây thiệt hại cho ngành BHXH. Với tội danh “Gian lận bảo hiểm y tế” xử theo Bộ luật Hình sự, đây là một hình thức chế tài đủ mạnh có tính chất răn đe những tổ chức và cá nhân vi phạm. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng có cơ sở để xử lý các đối tượng liên quan.

An Thảo

Tin bài khác
Doanh nghiệp Việt khẩn trương thúc đẩy hợp đồng với các đối tác Hoa Kỳ

Doanh nghiệp Việt khẩn trương thúc đẩy hợp đồng với các đối tác Hoa Kỳ

Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp Việt cho biết, từ nay đến tháng 6/2025 sẽ tiếp tục tăng cường tiếp xúc, làm việc với các đối tác Hoa Kỳ để thúc đẩy việc hiện thực hóa các hợp đồng và thỏa thuận đã ký.
Doanh nghiệp xi măng: Đầu tư công nghệ xanh hay dừng xuất khẩu?

Doanh nghiệp xi măng: Đầu tư công nghệ xanh hay dừng xuất khẩu?

Các doanh nghiệp xi măng Việt Nam đang đứng trước một bước ngoặt quan trọng, khi những yêu cầu mới từ thị trường xuất khẩu đang buộc doanh nghiệp phải đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang công nghệ xanh.
Nghị quyết 68 và cú hích số hóa cho hộ kinh doanh cá thể

Nghị quyết 68 và cú hích số hóa cho hộ kinh doanh cá thể

Nghị quyết 68-NQ/TW giúp thay đổi tư duy, tạo đà mạnh mẽ giúp các hộ kinh doanh nhỏ vượt qua khó khăn, áp dụng công nghệ để phát triển bền vững, tiến đến trở thành doanh nghiệp kinh doanh bài bản.
VinFast Việt Huỳnh Gia chính thức khai trương Showroom 3S tại Thuận An, Bình Dương

VinFast Việt Huỳnh Gia chính thức khai trương Showroom 3S tại Thuận An, Bình Dương

VinFast Việt Huỳnh Gia đã chính thức khai trương showroom 3S mới tại thành phố Thuận An, đánh dấu một bước phát triển quan trọng cho thị trường xe điện tại Bình Dương. Đây là chiến lược mở rộng của Công ty Việt Huỳnh Gia, vốn hoạt động trong lĩnh vực logistics từ năm 2009.
Luật Dược sửa đổi 2025 - Bệ phóng cho những doanh nghiệp công nghệ cao như Imexpharm

Luật Dược sửa đổi 2025 - Bệ phóng cho những doanh nghiệp công nghệ cao như Imexpharm

Luật Dược sửa đổi 2025 tạo cú hích lớn cho ngành dược. Imexpharm đón đầu xu hướng với năng lực EU-GMP, sản phẩm công nghệ cao và chiến lược tăng trưởng rõ ràng.
Động lực nào khiến doanh nghiệp thành lập mới tăng vọt?

Động lực nào khiến doanh nghiệp thành lập mới tăng vọt?

Lý giải cho tăng trưởng ấn tượng số doanh nghiệp thành lập mới, Thứ trưởng Trần Quốc Phương chỉ ra bốn yếu tố chủ chốt đang tạo nền tảng cho sự khởi sắc.
Tổng thống Anura Kumara Dissanayake mời Vingroup đầu tư tại Sri Lanka

Tổng thống Anura Kumara Dissanayake mời Vingroup đầu tư tại Sri Lanka

Bên lề chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam, Tổng thống nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Dân chủ Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake cùng đoàn đại biểu cấp cao ngày 4/5 đã đến thăm trụ sở Tập đoàn Vingroup tại Hà Nội. Ông đánh giá cao tiềm năng đầu tư đa ngành của Vingroup tại Sri Lanka, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản và du lịch.
Doanh nhân Trần Thị Vui: Nghị quyết 68 tạo xung lực cho doanh nghiệp vững tin phát triển, hội nhập

Doanh nhân Trần Thị Vui: Nghị quyết 68 tạo xung lực cho doanh nghiệp vững tin phát triển, hội nhập

“Nghị quyết số 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân sẽ tạo xung lực cho doanh nghiệp vững tin phát triển, hội nhập”. Đó là nhìn nhận của doanh nhân Trần Thị Vui – Giám đốc Công ty TNHH sản xuất và thương mại Đạt Vui.
Từ Nghị quyết số 68-NQ/TW: Kiến tạo đội ngũ doanh nhân trẻ hội nhập, làm chủ công nghệ

Từ Nghị quyết số 68-NQ/TW: Kiến tạo đội ngũ doanh nhân trẻ hội nhập, làm chủ công nghệ

Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đã nhanh chóng ban hành Chương trình hành động cụ thể nhằm hiện thực hóa các định hướng chiến lược tại Nghị quyết số 68-NQ/TW.
Lợi nhuận doanh nghiệp quý 1/2025: Nhóm ngành nào dẫn đầu?

Lợi nhuận doanh nghiệp quý 1/2025: Nhóm ngành nào dẫn đầu?

Quý 1/2025 đánh dấu một giai đoạn “chững lại” trong tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết sau chuỗi quý phục hồi mạnh.
FPT hoàn tất thương vụ thâu tóm công ty công nghệ của Đức

FPT hoàn tất thương vụ thâu tóm công ty công nghệ của Đức

Thương vụ thâu tóm công ty công nghệ David Lamm Consulting sẽ giúp FPT nâng cao năng lực cung cấp các giải pháp và dịch vụ số cho doanh nghiệp năng lượng.
Ngành vật liệu xây dựng: Tăng tốc thích ứng với biến động thương mại toàn cầu

Ngành vật liệu xây dựng: Tăng tốc thích ứng với biến động thương mại toàn cầu

Nhiều doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng đã chuyển sang thế chủ động thông qua việc đầu tư bài bản, chuẩn hóa quy trình sản xuất và tăng cường khả năng thích ứng linh hoạt.
Chuyển giao lãnh đạo tại ThaiBinh Seed: Bà Trần Thị Trà tiếp nối di sản, mở lối cho thế hệ mới

Chuyển giao lãnh đạo tại ThaiBinh Seed: Bà Trần Thị Trà tiếp nối di sản, mở lối cho thế hệ mới

Với hơn 20 năm gắn bó và cống hiến tại ThaiBinh Seed, bà Trần Thị Trà chính thức đảm nhận vai trò Tổng giám đốc, tiếp nối di sản của người cha - Anh hùng Lao động Trần Mạnh Báo, dẫn dắt tập đoàn vững bước phát triển bền vững.
Nasaki Việt Nam vinh dự nhận Bảng vinh danh “Top 20 thương hiệu xanh Việt Nam năm 2025”

Nasaki Việt Nam vinh dự nhận Bảng vinh danh “Top 20 thương hiệu xanh Việt Nam năm 2025”

Vừa qua tại Hà Nội, Công ty TNHH Nasaki Việt Nam đã vinh dự được đón nhận Bảng ghi danh và cup cho hạng mục “Top 20 thương hiệu xanh Việt Nam năm 2025”.
Dấu ấn 50 năm ngành Điện miền Nam: Hoàn thành 50 công trình 110kV chào mừng Đại lễ 30-4

Dấu ấn 50 năm ngành Điện miền Nam: Hoàn thành 50 công trình 110kV chào mừng Đại lễ 30-4

Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã chính thức hoàn thành 50 công trình lưới điện 110kV chào mừng 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước và 50 năm xây dựng và phát triển EVNSPC (30/4/1975 – 30/4/2025).