Cụ thể, một số sản phẩm khi tiêu thụ tại thị trường Thụy Điển cũng như thị trường châu Âu yêu cầu phải được dán nhãn CE.
CE được viết tắt từ cụm từ “Conformité Européenne” có tên gọi đầy đủ và chính thức là CE Marking. CE viết tắt của Conformité Européenne, có nghĩa là tiêu chuẩn châu Âu. CE Marking là tên chính thức của CE.
Một sản phẩm nếu gắn nhãn CE đồng nghĩa với việc nó có thể lưu thông tự do trong thị trường châu Âu, được pháp luật của Liên minh châu Âu công nhận.
Khi một sản phẩm có dấu CE có nghĩa là sản phẩm đó đáp ứng được các yêu cầu về an toàn, sức khoẻ, và bảo vệ môi trường của EU.
Chứng nhận CE cũng được coi như “hộ chiếu thương mại” để sản phẩm vào thị trường EU.
25 nhóm sản phẩm yêu cầu phải dán nhãn CE theo Chỉ thị cách tiếp cận mới:
- Thiết bị y tế cấy ghép hoạt động;
- Thiết bị đốt nhiên liệu khí;
- Các sản phẩm dùng để lắp đặt cáp treo được thiết kế để chở người;
- Các sản phẩm xây dựng;
- Các sản phẩm liên quan đến năng lượng;
- Các thiết bị, hệ thống điện, điện từ tương thích;
- Thiết bị và hệ thống bảo vệ dự định sử dụng trong môi trường có khả năng gây nổ;
- Chất nổ dùng trong dân dụng;
- Nồi hơi nước nóng;
- Thiết bị y tế chẩn đoán in vitro;
- Thang máy;
- Các thiết bị điện hạ thế;
- Máy móc;
- Dụng cụ đo lường;
- Các thiết bị y tế;
- Các sản phẩm phát thải tiếng ồn trong môi trường;
- Các dụng cụ cân không tự động;
- Thiết bị bảo vệ cá nhân;
- Thiết bị áp suất;
- Pháo hoa;
- Thiết bị đầu cuối đài phát thanh và viễn thông;
- Các sản phẩm giải trí;
- Hạn chế các chất độc hại trong các thiết bị điện và điện tử;
- Đồ chơi;
- Bình áp lực đơn giản.
Việc dán nhãn CE lên sản phẩm cũng được EU qui định nghiêm ngặt. Với mỗi sản phẩm khác nhau qui định về việc dán nhãn cũng sẽ khác nhau. Một số qui định chung như sau:
Kích thước của biểu tượng dấu “CE” khi tăng hay giảm thì tỷ lệ vẫn phải được giữ nguyên;
Dấu “CE” được đặt theo chiều thẳng đứng và kích thước không được nhỏ hơn 5mm;
Dấu “CE” phải đặt ở vị trí không bị các logo khác che khuất.
Hương Thảo