
Thế giới kêu gọi các nước giàu đóng góp 50 tỷ đô la nhằm chấm dứt Covid-19
Các nhà lãnh đạo kinh tế và y tế thế giới kêu gọi các quốc gia phát triển tài trợ 50 tỷ đô la cho quỹ phân phối vaccine Covid-19 trên khắp hành tinh trong nỗ lực chấm dứt đại dịch.
Cơ quan đầu não của các tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới, tổ chức Y tế Thế giới và tổ chức Thương mại Thế giới cho biết, nhóm quốc gia giàu có cần phải hành động trước khi vi rút một lần nữa có cơ hội lan rộng ra các nước chưa được tiếp cận tiêm chủng cũng như dễ bị tổn thương bởi các biến thể nguy hiểm của Covid-19. Nhóm nghiên cứu của các cơ quan trên chỉ ra trong khi các nước giàu đạt tỷ lệ tiêm chủng rộng rãi, nhiều nước nghèo khó chỉ có cơ hội nhận được 1% số vaccine và gần như bị bỏ lại phía sau.

Tổng Giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus, Chủ tịch WB David Malpass và Tổng Giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala đều nhận định, tuy rằng các nước phát triển đều có kế hoạch tiêm chủng diện rộng nhưng phần lớn những người chống dịch tuyến đầu như các nhân viên y tế vẫn chưa được tiêm mũi thứ nhất. Do đó, sẽ không thể chấm dứt khủng hoảng kinh tế nếu không khống chế được dịch bệnh và tiếp cận vaccine là chìa khóa cốt lõi. Đồng thời giới chức thế giới nhấn mạnh khoản tài trợ 50 tỷ đô la Mỹ sẽ đóng góp cho đầu ra kinh tế trị giá 9 nghìn tỷ năm 2025 ước tính khi chấm dứt đại dịch. Số tiền được sử dụng nhằm nâng cao và phát triển khả năng sản xuất, nguồn cung ứng và vận chuyển hậu cần phục vụ phân phối công bằng công tác chẩn đoán, điều trị, nguồn cung thuốc và vaccine. Nhóm các cơ quan hàng đầu cho hay: “Hợp tác thương mại cũng cần đảm bảo dòng dịch chuyển tự do xuyên biên giới và tăng cường nguồn cung nguyên liệu thô cũng như hoàn thành quá trình phân bổ vaccine”. Bên cạnh đó, nếu so sánh với ngân sách hàng nghìn tỷ đô la kích thích thương mại và kinh tế thì đầu tư ngăn chặn đại dịch quy mô toàn cầu vẫn còn khiêm tốn.
Tổ chức Y tế Thế giới cho biết vào tuần trước, số ít các quốc gia tại khu vực châu Phi cần ít nhất 20 triệu liều vaccine AstraZeneca trong vòng 6 tuần tới tiến hành lượt tiêm thứ hai sau khi người dân tại khu vực này đã tiếp nhận lượt tiêm đầu tiên. Tổng số liều vaccine mà châu lục này nhận được chỉ chiếm 1% so với lượng vaccine dự tính vận chuyển trên toàn cầu và cần hơn 200 triệu liều mới có thể đạt mức 10% phổ cập tiêm chủng vào tháng 9. Tổng Giám đốc WHO, Tedros Adhanom cho biết: “Hơn 700 triệu liều vaccine sẽ được phân phối toàn cầu nhưng hơn 87% trong số đó được vận chuyển tới các quốc gia thu nhập cao và trung bình trong khi các nước thu nhập thấp chỉ nhận được chưa tới 0,2%”.
Nhiều quốc gia trên thế giới dựa vào sáng kiến Tiếp cận Toàn cầu vaccine (COVAX) để tăng tốc sản xuất cũng như vận chuyển vaccine Covid-19 trên khắp thế giới. WHO và COVAX hy vọng sẽ tiêm chủng cho hơn 30% dân số trên tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ vào cuối năm 2021 nếu nhận được đủ số tiền tài trợ.
TL
Cùng chuyên mục


Thêm một cửa khẩu nhập khẩu lương thực vào Quảng Tây - Trung Quốc

Niềm tin của Airbus vào tương lai của ngành công nghiệp hàng không

Tổng Lãnh sự Ấn Độ : “Việt Nam là quốc gia có tinh thần hỗ trợ, dám nghĩ dám làm”

50 doanh nghiệp hàng đầu nước Mỹ đang tìm hiểu tại thị trường Việt Nam

Đà Nẵng tổ chức Hội thảo giới thiệu tiềm năng, xúc tiến đầu tư với doanh nghiệp Hàn Quốc
-
Cải tổ chính sách visa tạo sức hút của điểm đến mang tầm quốc gia
-
VinaCapital: Không có ảnh hưởng của SVB và Credit Suisse đối với kinh tế Việt Nam
-
Cơ chế thúc đẩy hơn nữa các chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước
-
Tính “phiêu lưu” trong việc dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn dẫn đến tình trạng mất thanh khoản
-
Vì sao Nghị định 08 đã "cấp cứu" xong cho thị trường TPDN nhưng "căn bệnh" vẫn còn?