Thứ hai 23/09/2024 21:34
Hotline: 024.355.63.010
Tài chính

Tháo gỡ nút thắt vốn tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh

15/03/2023 23:21
Chiều 15/3, tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, diễn ra Hội nghị “Các giải pháp tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phục hồi và phát triển s
aa

Tại Hội nghị, bà Nguyễn Thị Hồng - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước khẳng định: "Doanh nghiệp nhỏ và vừa là bộ phận trong thành phần kinh tế tư nhân, có vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế, được Đảng và Nhà nước quan tâm ưu tiên phát triển. Thời gian qua, trên cơ sở bám sát các Nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành, triển khai nhiều chính sách về tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn".

Toàn cảnh Hội nghị
Toàn cảnh Hội nghị.

Ngành ngân hàng được coi là “dòng máu” của nền kinh tế và các doanh nghiệp được coi là những tế bào để duy trì và phát triển sự sống. Do vậy, mối liên kết chặt chẽ giữa các ngân hàng, tổ chức tín dụng với doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp nhỏ và vừa là hết sức quan trọng.

Nhưng thực tế cho thấy đa số các doanh nghiệp nhỏ và vừa khó khăn trong việc tiếp cận vốn tín dụng, đặc biệt là các doanh nghiệp mới, nhỏ và siêu nhỏ... tổ chức tín dụng không thể thực hiện xếp hạng tín nhiệm khi thẩm định, đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp.

Cùng với đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa thường gặp khó khăn, vướng mắc pháp lý đối với tài sản thế chấp, vướng mắc tài sản là hợp đồng thế chấp tại khu công nghiệp; tình trạng quy hoạch treo, công trình trên đất không có giấy phép xây dựng hoặc chưa hoàn công… dẫn đến không đáp ứng được điều kiện vay vốn. Hơn hết, doanh nghiệp hiện nay có nhiều trường hợp “ngại” đi vay vốn tại ngân hàng vì thủ tục pháp lý vẫn còn “cồng kềnh”, lãi suất dài hạn cao kèm theo hàng loạt những chi phí kèm theo...

Ông Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
Ông Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.

Ông Nguyễn Văn Thân – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đề xuất: "Thứ nhất, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dệt may, da giày, nông thủy sản… không chỉ gặp khó khăn về đơn hàng mà chi phí hoạt động cũng tăng lên rất lớn. Hiện nay nước ta được cảnh báo là tỷ lệ tín dụng/GDP đang ở mức cao nên chúng tôi rất hiểu khó khăn của ngành ngân hàng. Tuy nhiên, chúng tôi cũng kiến nghị Ngân hàng Nhà nước cân nhắc, xem xét việc hỗ trợ tín dụng nhiều hơn, có trọng tâm, trọng điểm cho các ngành nghề chủ lực, vì họ đem lại giá trị gia tăng cao và tạo công ăn việc làm lớn cho người lao động. Thứ hai, tín dụng đối với các doanh nghiệp lớn vẫn chiếm nhiều tỷ trọng và chúng tôi hy vọng Ngân hàng Nhà nước sẽ ban hành thêm các chính sách cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhất là với đối tượng khởi nghiệp sáng tạo, tham gia chuỗi cung ứng và liên kết vùng theo tinh thần của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngoài ra, chúng tôi cũng đề xuất với Chính phủ dành khoảng 30% các dự án đầu tư công cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được tham gia, và nếu kiến nghị này được chấp thuận thì rất mong Ngân hàng Nhà nước sẽ tạo điều kiện (bao gồm lãi suất và đơn giản hóa thủ tục cho vay) để các doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện tốt dự án, góp phần đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư công và phát triển kinh tế. Cuối cùng, chúng tôi kiến nghị Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thực hiện quyết liệt công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, bảo mật an toàn thông tin, nâng cao hệ số tín nhiệm và niềm tin của người dân, doanh nghiệp vào cơ chế, chính sách và hoạt động của ngành ngân hàng. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương điều hành trong mọi hoạt động về tiền tệ và ngân hàng (nhất là ngăn chặn tình trạng nhân viên ngân hàng chèo kéo, ép buộc người dân và doanh nghiệp tham gia các dịch vụ không liên quan). Đồng thời chủ động, kịp thời thông tin, tuyên truyền về cơ chế, chính sách, giải pháp điều hành của Ngân hàng Nhà nước và các vấn đề dư luận quan tâm liên quan đến tiền tệ và hoạt động ngân hàng."

Ngoài những khó khăn, thách thức được dự báo đan xen với những thời cơ, vận hội trong năm tới, cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa hy vọng ngành ngân hàng sẽ tiếp tục phát huy, thực hiện tốt nhiệm vụ và song hành ngày càng có hiệu quả với doanh nghiệp.

Ngọc Phi

Tin bài khác
Minh bạch thông tin là chìa khóa để SME mở cửa tín dụng

Minh bạch thông tin là chìa khóa để SME mở cửa tín dụng

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Nguyễn Thị Hồng, chia sẻ về những thách thức các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) đang gặp phải khi tiếp cận tín dụng ngân hàng.
HDBank đề xuất gói tín dụng 10.000 tỷ đồng hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

HDBank đề xuất gói tín dụng 10.000 tỷ đồng hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

Theo Chủ tịch HĐQT HDBank, ông Kim Byoungho, HDBank dự kiến dành gói tín dụng ưu đãi 10.000 tỷ đồng với mức lãi suất thấp hơn thông thường từ 1-2% hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng của bão lũ
BIDV giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại bởi cơn bão số 3

BIDV giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại bởi cơn bão số 3

BIDV triển khai Chương trình giảm lãi suất cho vay hỗ trợ các cá nhân, doanh nghiệp bị thiệt hại bởi cơn bão số 3.
Nhiều ngân hàng chủ động tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị thiệt hại do bão lũ

Nhiều ngân hàng chủ động tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị thiệt hại do bão lũ

Để hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại do bão lũ, nhiều ngân hàng thương mại đã triển khai các giải pháp như cung cấp các gói tín dụng mới, giảm lãi suất,...
Chi trả hơn 1,4 tỷ đồng bảo hiểm BIC Bình An  cho khách hàng tử vong do bão Yagi

Chi trả hơn 1,4 tỷ đồng bảo hiểm BIC Bình An cho khách hàng tử vong do bão Yagi

Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) tổ chức chi trả quyền lợi bảo hiểm tai nạn và sức khỏe con người - BIC Bình An cho thân nhân khách hàng N.Đ.T (Phú Thọ) không may tử vong do đuối nước.
lp-bank
tms-group
sanghai-fair
ubnd-xa-hoa-son
lpbank