Thứ bảy 12/07/2025 17:47
Hotline: 024.355.63.010
Tài chính

Thách thức của ngân hàng vẫn còn phía trước

12/10/2020 00:00
TS. Cấn Văn Lực - chuyên gia kinh tế trưởng BIDV cho rằng, nợ xấu là thách thức lớn nhất trong năm nay cũng như vài năm tới của các ngân hàng trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay. Nợ xấu tăng nhưng ngân hàng vẫn phải đảm bảo cung ứng vốn cho nền kinh tế

Vững vàng trước thử thách

Tại cuộc họp đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết 42 của Quốc hội, Đề án 1058 “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020”, Thủ tướng Chính phủ khẳng định: “Phép thử lớn nhất đối với hệ thống TCTD là dịch Covid-19, trong 6 tháng qua, không chỉ trụ vững mà còn tham gia nhanh, kịp thời của TCTD đối với sự phát triển ổn định kinh tế đất nước, đóng góp vào tăng trưởng dương của Việt Nam.

Tại cuộc họp mới đây, Thống đốc NHNN Việt Nam Lê Minh Hưng một lần nữa đánh giá cao nỗ lực của toàn hệ thống ngân hàng. Khó khăn như vậy nhưng các ngân hàng không những xử lý được vấn đề của mình mà còn hỗ trợ được cho nền kinh tế thông qua các giải pháp cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi, cho vay với lãi suất ưu đãi… “Mặc dù nền kinh tế bị tác động mạnh, nhưng các ngân hàng vẫn đồng hành cùng Chính phủ hỗ trợ cho người dân, DN, chứng tỏ sức khỏe các TCTD được củng cố và nâng cao trong những năm qua. Đây là minh chứng rõ nét cho hiệu quả công tác cơ cấu lại, xử lý nợ xấu”, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng nhấn mạnh.

thach thuc cua ngan hang van con phia truocCác ngân hàng vẫn đồng hành cùng Chính phủ hỗ trợ cho người dân, DN.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế Quốc hội TS. Nguyễn Đức Kiên cũng ghi nhận nỗ lực trong điều hành chính sách tiền tệ của NHNN đã giữ ổn định lãi suất và lãi suất có xu hướng giảm nhẹ, tỷ giá ổn định… Nhờ điều hành chính sách tiền tệ khá tốt cùng với một số yếu tố khác trong điều hành của Chính phủ đã giúp cho nền kinh tế giảm sốc.

Những kết quả tích cực trên vẫn chưa thể khiến nỗi lo lắng vơi đi khi dịch Covid-19 quay trở lại rất phức tạp có thể tiếp tục khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, DN vô cùng khó khăn. “Vốn dĩ tình hình kinh tế đã khó giờ lại khó khăn hơn gấp bội”, TS. Võ Trí Thành - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia nhận định và cho rằng: Thách thức lớn nhất là khả năng kiểm soát khống chế dịch đến đâu và chúng ta phải lên mọi kịch bản để đưa ra giải pháp ứng phó. Kịch bản tốt nhất sẽ chỉ xảy ra ở Đà Nẵng và một vài tỉnh lân cận chứ không lan rộng, còn tình huống xấu nhất đó là phải giãn cách xã hội. “Nếu tình huống này xảy ra nó sẽ tác động rất lớn đến nền kinh tế và hoạt động hệ thống ngân hàng không thể ngoại lệ. Kinh tế thậm chí có thể tăng trưởng âm. Thách thức đối với hoạt động ngân hàng còn rất lớn ở phía trước”, TS. Thành quan ngại.

Cũng có chung lo ngại như vậy, TS. Cấn Văn Lực - chuyên gia kinh tế trưởng BIDV cho rằng, nợ xấu là thách thức lớn nhất trong năm nay cũng như vài năm tới của các ngân hàng trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay. Nợ xấu tăng nhưng ngân hàng vẫn phải đảm bảo cung ứng vốn cho nền kinh tế, tạo áp lực không hề nhỏ cho ngân hàng. Chưa kể, ngân hàng phải tăng trích lập dự phòng rủi ro làm hao mòn lợi nhuận ngân hàng. Theo tính toán của TS. Lực, lợi nhuận của các ngân hàng trong năm 2020 sẽ giảm từ 20 - 25% so với kế hoạch ban đầu.

Vẫn phải đảm đương nhiệm vụ kép

Khó khăn là vậy, nhưng ngân hàng vẫn phải nhận thêm nhiệm vụ kép từ Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, ngoài thực hiện nhiệm vụ kép như các ngành, lĩnh vực khác, hệ thống tín dụng của chúng ta cũng cần thực hiện nhiệm vụ kép rất đặc thù, đó là vừa đẩy mạnh cơ cấu gắn với xử lý nợ xấu, vừa hỗ trợ hiệu quả thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Rõ ràng, nhiệm vụ Chính phủ giao không thể không thực hiện. Vậy các ngân hàng cần làm gì để tiếp tục trụ vững vừa đảm bảo an toàn hoạt động, vừa hỗ trợ tăng trưởng kinh tế?

Nhìn vào tổng thể, theo nhận định của TS. Võ Trí Thành, mục tiêu kiên định của Chính phủ cũng như NHNN là không để phá vỡ ổn định vĩ mô. Do vậy, đòi hỏi nghệ thuật điều hành chính sách tiền tệ của NHNN phải rất khéo léo vừa phải đúng thời điểm hỗ trợ được tăng trưởng kinh tế, vừa không làm mất ổn định vĩ mô trong bối cảnh bất định rủi ro cao. Từ đó, củng cố lòng tin của người dân, DN vào điều hành chính sách của hệ thống ngân hàng, người dân tiếp tục tin vào giá trị đồng VND, gửi tiết kiệm vào ngân hàng... “Lòng tin là phép thử tiếp theo đối với hệ thống ngân hàng”, TS. Thành cho biết.

Trên thực tế, hiện mặc dù người dân, DN và cả ngân hàng đều khó khăn, nhưng theo TS. Cấn Văn Lực, đến thời điểm này cả hai bên cùng phải đồng hành để vượt qua. Tuy nhiên trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp trở lại, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, để tiếp tục trụ vững vừa đảm bảo an toàn hoạt động, vừa hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, các ngân hàng cần tập trung vào mấy điểm sau.

Thứ nhất, phải bám sát thực hiện Thông tư 01 và tới đây là Thông tư 01 sửa đổi. Hai là tiếp tục đưa ra gói tín dụng phù hợp với lãi suất thấp hơn và linh hoạt hoá các điều kiện tín dụng nhưng không có nghĩa là hạ chuẩn để đẩy mạnh cho vay mới. Thứ ba, thúc đẩy ngân hàng số thanh toán dùng tiền mặt vừa tăng thu dịch vụ bù đắp thiếu hụt từ thu tín dụng, nhất là trong bối cảnh nợ xấu tăng lên, vừa phù hợp với xu thế 4.0 và thúc đẩy chiến lược thanh toán không tiền mặt của quốc gia.

Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Đức Kiên cho rằng, cần tiếp tục kiểm soát nợ xấu, tháo gỡ khó khăn cho người dân, DN qua việc sớm sửa đổi Thông tư 01 theo hướng kéo dài thời gian hỗ trợ, nhất là các ngân hàng nên linh hoạt hóa điều kiện tín dụng đối với các DN. TS. Kiên lấy ví dụ cụ thể, đối với khoản vay BOT của một số đơn vị do chính sách nhà nước giảm phí BOT làm kéo dài thời gian thu phí dẫn đến phương án tài chính BOT của DN bị vỡ. Nếu giờ các ngân hàng không hỗ trợ vẫn yêu cầu DN phải trả nợ đúng hạn sẽ khiến họ gặp rất nhiều khó khăn và khó khăn này có tính chất dây chuyền. Về lý thuyết, ngân hàng hoàn toàn không sai khi yêu cầu thu nợ, nhưng trong giai đoạn khó khăn này, DN và ngân hàng cần phải sát cánh, chia sẻ khó khăn để hai bên cùng tồn tại và phát triển.

Về phía ngành Ngân hàng, lường đón thách thức trên, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho biết, trong điều hành chính sách tiền tệ những tháng cuối năm sẽ phải thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát theo đúng chỉ tiêu Chính phủ, Quốc hội đặt ra là dưới 4%. Theo đó, các đơn vị phải bám sát tình hình, diễn biến kinh tế trong và ngoài nước để dự báo, đánh giá đúng bản chất và kịp thời tham mưu, đề xuất các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng phù hợp, đảm bảo thanh khoản thị trường, hỗ trợ ổn định và giảm dần mặt bằng lãi suất, kiểm soát tốt lạm phát cơ bản theo mục tiêu đề ra.

Hà Thành

Tin bài khác
Lãi suất ngân hàng ngày 12/7/2025: Ngân hàng nào đang dẫn đầu thị trường?

Lãi suất ngân hàng ngày 12/7/2025: Ngân hàng nào đang dẫn đầu thị trường?

Lãi suất ngân hàng cập nhật mới nhất vào ngày 12/7/2025 cho thấy xu hướng tăng lãi suất vẫn tiếp diễn tại nhiều ngân hàng, mang đến cơ hội hấp dẫn chưa từng có cho người gửi tiền.
Lãi suất thấp, vì sao giấc mơ mua nhà ở vẫn xa vời?

Lãi suất thấp, vì sao giấc mơ mua nhà ở vẫn xa vời?

Dù lãi suất thấp kỷ lục, nhiều người mua nhà ở vẫn khó khó khăn trong việc tiếp cận vốn. Vướng mắc sổ hồng, tài sản thế chấp và điều kiện thu nhập là rào cản lớn.
Lãi suất ngân hàng ngày 11/7/2025: Kỳ hạn 12 tháng vượt 7,7%, cao nhất 9,65%

Lãi suất ngân hàng ngày 11/7/2025: Kỳ hạn 12 tháng vượt 7,7%, cao nhất 9,65%

Lãi suất ngân hàng ngày 11/7/2025 ghi nhân một số ngân hàng áp dụng mức lãi suất đặc biệt 6,5-9,65% cho khoản tiền gửi lớn. Trong đó ABBank, PVcomBank dẫn đầu.
Lãi suất ngân hàng ngày 10/7/2025: Baovietbank, VietBank dẫn đầu nhiều kỳ hạn

Lãi suất ngân hàng ngày 10/7/2025: Baovietbank, VietBank dẫn đầu nhiều kỳ hạn

Lãi suất ngân hàng ngày 10/7/2025, ghi nhận tại Baovietbank, VietBank. Lãi suất đặc biệt vẫn duy trì hấp dẫn cho các khoản tiền gửi lớn, giúp khách hàng tối ưu lợi nhuận.
Sức khỏe tài chính của TPBank và Chứng khoán TPS dưới thời ông Đỗ Anh Tú lãnh đạo

Sức khỏe tài chính của TPBank và Chứng khoán TPS dưới thời ông Đỗ Anh Tú lãnh đạo

Ông Đỗ Anh Tú có mối quan hệ mật thiết với TPBank, Chứng khoán Tiên Phong khi được biết đến là một trong những nhân tố đứng sau vực dậy và đưa hai doanh nghiệp này có chỗ đứng trên thị trường tài chính.
Lãi suất ngân hàng ngày 9/7/2025: Kỳ hạn 6 tháng cao nhất 5,7%

Lãi suất ngân hàng ngày 9/7/2025: Kỳ hạn 6 tháng cao nhất 5,7%

Lãi suất ngân hàng hôm nay 9/7/2025, kỳ hạn 6 tháng ghi nhận mức cao nhất 5,7%. Các mức lãi suất đặc biệt từ 6-9,65% tiếp tục được duy trì, tạo sức hút lớn cho dòng tiền gửi.
Ngân hàng Nhà nước: Tín dụng toàn nền kinh tế vượt 17,2 triệu tỉ đồng trong 6 tháng đầu năm 2025

Ngân hàng Nhà nước: Tín dụng toàn nền kinh tế vượt 17,2 triệu tỉ đồng trong 6 tháng đầu năm 2025

Ngân hàng Nhà nước công bố tín dụng đạt 17,2 triệu tỉ đồng sau 6 tháng đầu 2025, tiếp tục điều hành linh hoạt để ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát.
Ngành Ngân hàng hoàn tất xác thực sinh trắc học cho 119 triệu tài khoản, giúp giảm 57% lừa đảo tài chính

Ngành Ngân hàng hoàn tất xác thực sinh trắc học cho 119 triệu tài khoản, giúp giảm 57% lừa đảo tài chính

Ngân hàng Nhà nước cho biết ngành ngân hàng đã hoàn tất xác thực sinh trắc học cho 119 triệu tài khoản, giúp giảm 57% lừa đảo tài chính, thúc đẩy mạnh chuyển đổi số ngân hàng.
VIB Business Card: Lời giải cho bài toán khấu trừ VAT đầu vào của Hộ kinh doanh và SME

VIB Business Card: Lời giải cho bài toán khấu trừ VAT đầu vào của Hộ kinh doanh và SME

Từ 1/7, Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) chính thức có hiệu lực. Theo đó, để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng (VAT) đầu vào, cơ sở kinh doanh phải có hóa đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt với hàng hóa, dịch vụ mua vào từ 5 triệu đồng đã bao gồm VAT.
Ông Võ Minh Tuấn làm Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Khu vực 2

Ông Võ Minh Tuấn làm Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Khu vực 2

Ngân hàng Nhà nước Khu vực 2 gồm có 1 giám đốc, 7 Phó giám đốc phụ trách khu vực TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai sau sáp nhập.
Lãi suất ngân hàng ngày 8/7/2025: Kỳ hạn 13 tháng vượt 7,5%, nhiều ưu đãi

Lãi suất ngân hàng ngày 8/7/2025: Kỳ hạn 13 tháng vượt 7,5%, nhiều ưu đãi

Lãi suất ngân hàng ngày 8/7/2025, tiếp tục có nhiều biến động tích cực, đặc biệt ở kỳ hạn 13 tháng với mức cao nhất vượt 7,5%.
Ngành ngân hàng bứt tốc nửa cuối năm: Tín dụng tăng mạnh, lợi nhuận khởi sắc

Ngành ngân hàng bứt tốc nửa cuối năm: Tín dụng tăng mạnh, lợi nhuận khởi sắc

Trong báo cáo mới công bố, Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) đánh giá ngành ngân hàng sẽ có nhiều chuyển biến tích cực trong nửa cuối năm 2025.
Ngân hàng Nhà nước đề xuất mới về xếp hạng tổ chức tín dụng

Ngân hàng Nhà nước đề xuất mới về xếp hạng tổ chức tín dụng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang lấy ý kiến cho Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 52/2018, trong đó điều chỉnh một loạt tiêu chí quan trọng trong việc xếp hạng các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Ngân hàng đa dạng giải pháp tăng huy động: Nỗ lực vượt khó

Ngân hàng đa dạng giải pháp tăng huy động: Nỗ lực vượt khó

Các ngân hàng đang nỗ lực đa dạng hóa giải pháp, từ truyền thống đến số hóa, nhằm gia tăng nguồn vốn huy động, đảm bảo thanh khoản và tăng trưởng bền vững.
Ngân hàng Nhà nước bơm ròng gần 9.500 tỷ đồng, lãi suất hạ nhiệt

Ngân hàng Nhà nước bơm ròng gần 9.500 tỷ đồng, lãi suất hạ nhiệt

Trong bối cảnh áp lực tỷ giá vẫn hiện hữu, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tăng cường bơm ròng gần 9.400 tỷ đồng vào hệ thống ngân hàng trong tuần đầu tháng 7.