Singapore thắt chặt chính sách tiền tệ để hạ nhiệt lạm phát

15:42 14/07/2022

Quyết định hôm thứ Năm (14/7) được đưa ra khi Cơ quan Tiền tệ Singapore nâng dự báo lạm phát cơ bản từ 3,0% lên 4,0%, tăng từ mức dự báo trước đó là 2,5% lên 3,5% trong năm nay.

Nền kinh tế Singapore đang phục hồi sau COVID-19 nhưng phải đối mặt với những áp lực khác, trong đó có tác động của cuộc chiến ở Ukraine. © Reuters

Nền kinh tế Singapore đang phục hồi sau COVID-19 nhưng phải đối mặt với những áp lực khác, trong đó có tác động của cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine. Ảnh: Reuters.

Ngân hàng trung ương Singapore đã thắt chặt chính sách tiền tệ vào thứ Năm (14/7), động thái này diễn ra khi chính quyền thành phố nhận thấy áp lực lạm phát gia tăng do sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.

Singapore cũng công bố rằng nền kinh tế của họ đã tăng trưởng 4,8% so với cùng kỳ trong quý 2. Thay vì lãi suất, chính sách tiền tệ của Singapore dựa trên tỷ giá hối đoái, cho phép đồng đô la địa phương tăng hoặc giảm so với đồng tiền của các đối tác thương mại lớn. Trong một tuyên bố, Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) cho biết, họ sẽ sẽ xác định lại điểm giữa của biên độ chính sách tỷ giá hối đoái ở mức phổ biến.  Tuy nhiên, cơ quan này không thay đổi về độ rộng của biên độ chính sách

MAS giải thích: “Động thái chính sách này, dựa trên các động thái thắt chặt trước đây, sẽ giúp làm chậm đà tăng của lạm phát và đảm bảo ổn định giá cả trong trung hạn”.

Đây là lần thứ tư kể từ tháng 10 năm ngoái, ngân hàng trung ương thắt chặt chính sách tiền tệ. Họ thường tổ chức hai cuộc họp chính sách tiền tệ theo lịch trình 2 lần một năm, vào tháng Tư và tháng Mười.

Để phản ứng với việc thắt chặt chính sách, đồng đô la Singapore có thời điểm tăng 0,7% so với đồng đô la Mỹ.

Nicholas Mapa, nhà kinh tế cấp cao của ING nói thêm rằng, với các dự báo cho thấy lạm phát thậm chí còn tiếp tục cao hơn trong tương lai, có khả năng chúng ta sẽ thấy các hành động tiếp theo của MAS vào tháng 10.

Quyết định hôm thứ Năm (14/7) được đưa ra khi MAS nâng dự báo lạm phát cơ bản từ 3,0% lên 4,0%, tăng từ mức dự báo trước đó là 2,5% lên 3,5% trong năm nay.

"Áp lực lạm phát nói chung sẽ vẫn tăng cao trong những tháng tới. Mặc dù gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu đang giảm bớt, nhưng tỷ lệ lạm phát bên ngoài vẫn tăng, phản ánh những hạn chế cơ bản trong thị trường hàng hóa và lao động toàn cầu", Ngân hàng trung ương cho biết.

Ngân hàng trung ương dự báo lạm phát cơ bản của nước này sẽ tăng nhẹ trên 4% trong thời gian tới trước khi giảm bớt trong quý 4 năm 2022.

Moody's Analytics lưu ý rằng, lạm phát cao hơn vẫn tồn tại ở các nền kinh tế phát triển ở Đông Nam Á như Singapore, một phần do thiếu tài nguyên thiên nhiên, khiến họ phải chịu áp lực hơn và dễ bị ảnh hưởng bởi lạm phát từ các nước bên ngoài. 

Công ty dịch vụ tài chính lưu ý: “Các nền kinh tế này chuyên về các ngành có giá trị gia tăng cao như sản xuất công nghệ cao, thường sử dụng các nguồn đầu vào nhập khẩu để sản xuất thành phẩm”.

Nền kinh tế phụ thuộc vào thương mại của Singapore đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi các hạn chế đi lại toàn cầu do đại dịch. Năm ngoái, GDP của nước này đã tăng 7,6% so với cùng kỳ năm ngoái, tốc độ nhanh nhất trong một thập kỷ khi phục hồi từ mức giảm 4,1% vào năm 2020 do chịu ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19.

Kể từ tháng 4 năm nay, Singapore đã nới lỏng hầu hết các hạn chế tại địa phương và biên giới, hỗ trợ sự phục hồi kinh tế. Lượng khách du lịch cũng sẽ tăng lên, thúc đẩy sự phục hồi của các lĩnh vực liên quan đến hàng không và du lịch.

Chính quyền thành phố giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP hàng năm trong khoảng 3% đến 5%. Nhưng tăng trưởng có thể sẽ kết thúc ở mức thấp hơn của phạm vi đó, do cuộc chiến giữa Nga và Ukraine có thể làm gián đoạn nguồn cung cấp năng lượng và lương thực.

Lyly