Thứ ba 25/02/2025 22:13
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Thời cuộc
Sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn:

Sáp nhập một số tỉnh thành để mở rộng không gian phát triển

25/02/2025 10:39
Việc sáp nhập một số tỉnh thành để mở rộng không gian, tạo ra những vùng kinh tế quy mô lớn hơn, tận dụng tối đa tiềm năng phát triển. Đặc biệt khi mà hạ tầng giao thông phát triển, các dịch vụ công đều có thể làm trực tuyến thì rào cản hành chính không còn nữa.

Tại kỳ họp Quốc hội bất thường vừa qua, phát biểu thảo luận tổ sáng 13/2, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ cuộc cách mạng tinh gọn, sắp xếp bộ máy được nhân dân, các cơ quan, Quốc hội đồng tình ủng hộ và tổ chức triển khai thực hiện rất nhanh, rất tốt. Đề cập vấn đề chính quyền quốc gia nên 3 cấp hay 4 cấp, Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị phải tiếp tục nghiên cứu, đánh giá, nhưng qua thực tế, 80% các nước có chính quyền 3 cấp.

Đây là một trong nhiều vấn đề trong việc tiếp tục tinh giản bộ máy theo chỉ đạo của Bộ Chính trị trong Kết luận số 126-KL/TW ngày 14/2/2025 về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025. Trong đó có yêu cầu định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh.

sáp nhập, tỉnh thành, tinh gọn 1

Sáp nhập một số tỉnh thành là chiến lược tinh gọn bộ máy mạnh mẽ nhất

Vấn đề nghiên cứu sắp xếp một số đơn vị hành chính cấp tỉnh được người dân rất quan tâm. Có nhiều ý kiến khác nhau về định hướng này, trong đó dư luận lo ngại những tiêu cực về việc sáp nhập các tỉnh thành trong giai đoạn từ 1976-1991 lại tách ra, gây nhiều hệ lụy. Nhưng giai đoạn đó là thời điểm khác, hoàn cảnh khác, quy mô khác, tính chất khác. Hệ thống giao thông nước ta lúc đó còn nhiều hạn chế, nhất là tình hình kinh tế, khoa học kỹ thuật lúc đó còn ở trình độ quá thấp. Tuy nhiên, những bài học tách - nhập ở giai đoạn này vẫn cho chúng ta những kinh nghiệm quý giá.

Trong lịch sử nước ta, đời nhà Lê, nhà Nguyễn, thời Pháp thuộc đều có những cuộc sáp nhập các khu vực, lãnh thổ với nhau, là chuyện bình thường, tùy vào yêu cầu về chính trị, quân sự, kinh tế…, nhưng lịch sử không thấy có những tranh chấp kiểu cục bộ địa phương. Các quan lại cũng được triều đình bổ nhiệm làm quan khắp nơi, không có chuyện người tỉnh nào làm quan xứ ấy. Ngày nay, việc cán bộ chủ chốt cấp tỉnh thành ở nước ta cũng vậy, đó là việc bình thường mà quốc gia nào cũng làm.

Về định hướng nghiên cứu sáp nhập một số tỉnh, thành, GS Trần Ngọc Đường cho rằng Bộ Chính trị cũng đã có nghiên cứu và có thể sẽ không còn 63 tỉnh, thành nữa, mà có thể sáp nhập một số tỉnh, thành lại để tạo ra thế mạnh cho vùng, liên kết vùng.

Có thời kỳ nước ta chỉ có 38 tỉnh thành (1976). Từ năm 1975 đến nay, sau nhiều đợt chia tách, sáp nhập, hiện nước ta có 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 57 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương.

Đến nay, việc định hướng sáp nhập một số tỉnh thành là yêu cầu khách quan, là thời điểm chín muồi, để tạo ra lợi thế, tạo ra động lực, tạo được sự liên kết vùng, quy hoạch cấp vùng, mở ra không gian phát triển mới mạnh mẽ. Tuy nhiên đây là vấn đề lớn, cần nghiên cứu và phải làm từng bước để hợp lý hóa không gian địa lý, kinh tế, xã hội.

Theo Nghị quyết 1211/2016 và Nghị quyết 27/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn đơn vị hành chính, tiêu chuẩn đơn vị cấp tỉnh phải dựa vào quy mô dân số, diện tích tự nhiên. Theo đó quy mô dân số của tỉnh miền núi, vùng cao từ 900.000 người trở lên; các tỉnh khác có quy mô dân số từ 1,4 triệu người trở lên. Về diện tích, tỉnh miền núi, vùng cao từ 8.000km2 trở lên, và các tỉnh thuộc vùng miền khác có diện tích phải từ 5.000km2 trở lên. Đồng thời, tỉnh phải đáp ứng số đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc có từ 9 đơn vị trở lên, trong đó có ít nhất 1 thành phố hoặc 1 thị xã.

Nếu theo điều kiện dân số, các tỉnh có dân số dưới mức quy định tối thiểu cho một đơn vị hành chính cấp tỉnh là 900.000 người, thì các tỉnh sau không đạt yêu cầu: Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hà Nam, Phú Yên, Hậu Giang, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, Lai Châu, Bắc Kạn, Cao Bằng, Kon Tum, Ninh Thuận, Điện Biên, Quảng Trị, Đắk Nông, Hà Giang.

Nếu theo yếu tố các tỉnh có diện tích dưới mức quy định tối thiểu cho một đơn vị hành chính cấp tỉnh (5.000km2), thì các tỉnh sau không đạt, gồm: Hòa Bình, Phú Thọ, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Quảng Trị, Ninh Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh, An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Đồng Tháp, Hậu Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, ông Nguyễn Tiến Dĩnh cho rằng, việc sáp nhập một số tỉnh là tất yếu. Ông Dĩnh cho rằng việc sắp xếp bộ máy lần này khác với trước đây, thái độ khác, hành động khác. Nên bây giờ làm không phải bộc phát mà trên cơ sở đã có nghiên cứu, kế thừa thành quả từ trước và làm quyết liệt như một cuộc cách mạng chứ không phải đổi mới. Đây là thời cơ vận hội, nếu không làm thì sẽ bỏ lỡ.

Ông Dĩnh nêu ý kiến: Muốn sáp nhập tỉnh nào với tỉnh nào thì phải xét nhiều yếu tố, từ vị trí địa lý đến con người, dân số, phong tục tập quán… Ví dụ như một tỉnh mà có hơn 300.000 dân như Bắc Kạn thì quá bé, và ông cho rằng nước ta chỉ nên có 35 đến 38 tỉnh, thành là phù hợp.

Thực tế những tỉnh có diện tích quá nhỏ như Bắc Ninh (822,7 km2), Hà Nam (862 km2), Hưng Yên (930 km2), Vĩnh Phúc (1.236 km2), Phú Thọ (3.534,6 km2), Bắc Giang (3.851,4 km2), Ninh Thuận (3.355,3 km2), Hậu Giang (1.622 km2), Vĩnh Long (1.526 km2)…, rất khó có không gian để phát triển.

Nên nhập các tỉnh đồng nhất về văn hóa, lịch sử, điều kiện kinh tế xã hội

Chia sẻ với báo chí về việc sáp nhập các tỉnh thành, như TP Đà Nẵng và Quảng Nam, lãnh đạo Quảng Nam có những ý kiến rất đáng chú ý.

Đà Nẵng và Quảng Nam không thuộc diện thiếu tiêu chí về diện tích và dân số, nhưng việc sáp nhập thì không chỉ dựa vào những con số mang tính cơ học.

Đà Nẵng và Quảng Nam, sau khi tách ra từ năm 1997, đã có những bước phát triển đột phá. Đà Nẵng nổi bật về sự thay đổi hạ tầng, trở thành đô thị kiểu mẫu của cả nước và khu vực. Quảng Nam cũng trỗi dậy thành một địa phương năng động với nhiều khu công nghiệp, khu kinh tế tập trung.

Tuy vậy, sự phát triển của hai địa phương này gần như đã đạt đỉnh và tới hạn. Điều này được chứng minh vì gần đây cả Đà Nẵng, Quảng Nam đều rơi vào "khủng hoảng", thậm chí tăng trưởng âm. Những sai phạm về quản lý nhà nước liên quan đến quy hoạch, phát triển đô thị, chuyển đổi, khai thác đất đai... liên tục xảy ra. Nhiều lớp cán bộ vướng vào lao lý, kỷ luật hoặc phải nghỉ việc sớm. Hệ lụy hết sức nặng nề.

Để thoát khỏi khủng hoảng tăng trưởng, từ năm 2018, 2019, khi Đà Nẵng bàn chuyện mở rộng sân bay, xây cảng mới Liên Chiểu, thì Quảng Nam cũng tính chuyện quy hoạch tổng thể, mở thêm cảng nước sâu, nâng cấp Chu Lai thành sân bay quốc tế. Ông Nguyễn Sự (nguyên Bí thư TP Hội An) nhận định rằng, làm như vậy là phân tán, làm yếu đi nguồn lực ở mỗi nơi. Ông đề nghị nên có phương án chung cho cả hai địa phương này là sáp nhập lại.

Theo ông Sự, Quảng Nam và Đà Nẵng "là một", đó là sự đồng nhất về văn hóa, lịch sử, cùng điều kiện kinh tế xã hội như nhau. Ở mỗi thời điểm lịch sử, do các điều kiện kinh tế xã hội mà nhận thức khác nhau, nên có những ứng xử không giống nhau. Thời điểm năm 1997, chia tách tỉnh là hợp lý. Và bây giờ, sáp nhập là cần thiết.

Sáp nhập một số tỉnh thành để mở rộng không gian phát triển

Bản đồ tỉnh Quảng Nam hiện nay, với diện tích 10.574,86 km2, trong khi TP Đà Nẵng chỉ có diện tích 1.284,88 km2. Hai đơn vị hành chính này từng là tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng.

Hiện Đà Nẵng còn quá ít dư địa để phát triển bởi mới xấp xỉ 1 triệu dân, muốn trở thành siêu đô thị, đô thị này cần có 4 - 5 triệu dân mà không gian không thể mở rộng vì không thể phá rừng.

Trong khi đó, Quảng Nam muốn vươn lên thành một đô thị mới, ngang tầm láng giềng Đà Nẵng cũng không thể thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn mở rộng sân bay, bến cảng, lấp ruộng làm đường, xây khu đô thị mới. Nhưng nếu sáp nhập 2 địa phương lại như xưa, những bế tắc này sẽ có thể được giải quyết, bổ sung cho nhau.

Ông Lê Văn Dũng - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam khảng khái, đồng tình với nhận định trên, tất cả vì mục tiêu nâng cao đời sống người dân, vì sự thịnh vượng đất nước.

Ông Dũng nói: "Chủ trương của Trung ương rất rõ ràng, yêu cầu cũng cấp bách, tuy vậy việc triển khai phải đồng bộ và khoa học. Với Quảng Nam, chúng tôi không mơ hồ, lay động hay có tư tưởng "ngồi chờ". Từ ngay khi nhận nhiệm vụ, tôi đã xác định Quảng Nam kiên quyết thực hiện cho bằng được mục tiêu cải cách hành chính, “cởi trói” cho doanh nghiệp để có môi trường đầu tư tốt".

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, năm 2024, Quảng Nam đạt tăng trưởng 7%, đã chấm dứt tình trạng tăng trưởng âm mấy năm nay. Quảng Nam đang đề ra mục tiêu hàng đầu là quyết liệt cải cách hành chính, xốc lại tinh thần làm việc, chỉnh đốn đội ngũ cán bộ công chức, viên chức toàn tỉnh - sau các đợt thanh tra, kiểm tra, điều tra và cả kỷ luật, truy tố. Quảng Nam phải đổi mới mạnh mẽ để đạt mục tiêu phát triển nhanh và bền vững.

Từ trường hợp Quảng Nam - TP Đà Nẵng, cũng có thể so sánh tương tự, nếu nhập Bắc Giang vào Bắc Ninh, Hải Dương - Hưng Yên, Bình Định - Phú Yên, Bình Thuận - Ninh Thuân…. Những tỉnh đồng văn mà không lo ngại xảy ra xung đột về văn hóa, lại tương đồng về điều kiện địa lý, kinh tế, xã hội, thích hợp quy hoạch vùng kinh tế…

Cũng có ý kiến có thể xảy ra những xung đột văn hóa. Khái niệm này thực tế đã tồn tại trong những đợt sáp nhập trước đây nhưng đó chỉ là cái cớ để bảo vệ tính cục bộ địa phương hẹp hòi, kiểu tiểu nông, không nên tồn tại nữa. Ví dụ, nếu nhập Bắc Giang vào Bắc Ninh, miền Quan họ của Bắc Ninh đâu có mất đi; tương tự Quảng Nam với TP Đà Nẵng cũng vậy, vẫn là tính cách Quảng; hay nhập Bình Định với Phú Yên vẫn giữ tính cách “nẫu” thiệt thà, mến khách… Văn hóa mỗi địa phương vẫn tồn tại trong những cộng đồng dân cư lâu năm và không thể mất đi đâu.

Sáp nhập, mở rộng không gian để dễ quy hoạch, đầu tư

Về mặt kinh tế, sáp nhập tỉnh có thể tạo ra những vùng kinh tế quy mô lớn hơn, tăng khả năng cạnh tranh, thu hút đầu tư và tận dụng tối đa tiềm năng phát triển.

Một số tỉnh nhỏ, kinh tế kém phát triển có thể được hưởng lợi từ sự hỗ trợ của các tỉnh mạnh hơn, thụ hưởng nền tảng cơ sở hạ tầng hiện đại và cả các nguồn vốn đầu tư.

Tất nhiên khi sáp nhập, các tỉnh có diện tích lớn hơn, dân số đông hơn sẽ trở thành trung tâm kinh tế quan trọng, giúp thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước do có thị trường rộng lớn và nguồn nhân lực dồi dào hơn. Đặc biệt không gian mở rộng, giúp quy hoạch giao thông, đô thị, khu công nghiệp được thực hiện trên quy mô lớn, tránh tình trạng manh mún và chắp vá.

Việc sáp nhập còn mang đến những thay đổi tích cực trong lĩnh vực xã hội, kéo giảm tình trạng khác biệt lớn giữa các tỉnh về mức sống, thu nhập và cơ hội phát triển. Chất lượng dịch vụ công như y tế, giáo dục và giao thông sẽ được nâng cao nhờ ngân sách và nguồn lực tập trung hơn thay vì dàn trải, phân tán như trước.

Việc sáp nhập các tỉnh dù mang lại nhiều lợi ích tiềm năng song vẫn tồn tại không ít khó khăn và thách thức cần được xem xét cẩn trọng, nhất là về mặt hành chính và quản lý nhà nước do địa bàn lớn hơn, dân số đông hơn.

Việc sáp nhập một số tỉnh thành hiện tại khác hẳn với các lần sáp nhập trước đây, khi mà quy mô nền kinh tế nước ta năm 2024 ước đạt 476,3 tỷ USD (GDP năm 1986 - năm đầu mới chỉ có 8 tỉ USD). Hạ tầng giao thông phát triển ngày càng hoàn thiện khi cuối năm 2025 cao tốc nối Bắc-Nam hoàn chỉnh, nhiều tuyến cao tốc liên vùng đã có hoặc đang xây dựng. Đặc biệt chuyển đổi số đang trở thành xu hướng, gần như các dịch vụ công đều có thể làm trực tuyến, địa lý như thu hẹp trên không gian mạng…, thì việc nhập một số tỉnh thành có quy mô dân số, diện tích ít thành những đơn vị hành chính lớn hơn, tạo nên sự liên kết vùng, không gian phát triển rộng hơn, dễ dàng trong quy hoạch, đầu tư để có cơ hội phát triển là điều cần làm và phải làm.

Đó cũng là xu hướng khách quan trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, thời đại chuyển đổi số và sẽ đến thời kỳ chuển đổi AI (trí tuệ nhân tạo), để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Tin bài khác
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ nhiệm 10 Thứ trưởng mới Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ nhiệm 10 Thứ trưởng mới Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký quyết định bổ nhiệm 10 Thứ trưởng mới cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường, với kỳ vọng thúc đẩy sự phát triển bền vững cho ngành.
Công bố quyết định kiểm tra năm 2025 đối với Ban Thường vụ Thành ủy, Tỉnh ủy Bình Dương

Công bố quyết định kiểm tra năm 2025 đối với Ban Thường vụ Thành ủy, Tỉnh ủy Bình Dương

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đảm bảo tính dân chủ, khách quan, trung thực, hiệu quả, tránh hình thức và tuân thủ nghiêm quy trình kiểm tra Tỉnh ủy Bình Dương.
Ba Thủ tướng Việt Nam, Lào, Campuchia họp triển khai Kết luận Cuộc gặp giữa ba Người đứng đầu ba Đảng

Ba Thủ tướng Việt Nam, Lào, Campuchia họp triển khai Kết luận Cuộc gặp giữa ba Người đứng đầu ba Đảng

Chiều 22/2, nhân dịp tham dự Cuộc gặp giữa ba Người đứng đầu ba Đảng Việt Nam, Campuchia và Lào tại TPHCM, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Campuchia Hun Manet và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhằm quán triệt các nội dung thỏa thuận tại Kết luận của Cuộc gặp giữa ba Người đứng đầu ba Đảng.
Ông Nguyễn Văn Quyết giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Long An nhiệm kỳ 2020 - 2025

Ông Nguyễn Văn Quyết giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Long An nhiệm kỳ 2020 - 2025

Sáng nay 22/2/2025, tại Long An, tân Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Quyết đã nhận nhiệm vụ mới tại Hội nghị Công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.
Phú Thọ có tân Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, nhiệm kỳ 2021 - 2026

Phú Thọ có tân Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, nhiệm kỳ 2021 - 2026

Ngày 21/2/2025, Hội đồng Nhân dân (HĐND) tỉnh Phú Thọ khóa XIX đã tổ chức Kỳ họp chuyên đề thứ Bảy để thực hiện bầu và miễn nhiệm các chức vụ quan trọng.
Ông Nguyễn Văn Được giữ chức Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026

Ông Nguyễn Văn Được giữ chức Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026

Chiều 20/2/2025, các đại biểu HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa X dự Kỳ họp thứ 21 (Kỳ họp chuyên đề) đã nhất trí bầu ông Nguyễn Văn Được - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh giữ chức Chủ tịch UBND Thành phố khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026.
Bộ Chính trị kiểm tra, đánh giá toàn diện việc thực hiện các nghị quyết trọng tâm tại Hòa Bình

Bộ Chính trị kiểm tra, đánh giá toàn diện việc thực hiện các nghị quyết trọng tâm tại Hòa Bình

Ngày 20/2, Đoàn kiểm tra số 1920 của Bộ Chính trị đã công bố quyết định kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình. Ông Hà Quốc Trị - Phó Trưởng đoàn kiểm tra cho biết cuộc kiểm tra lần này nhằm nắm bắt tình hình, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện các chuyên đề công tác trọng tâm của năm 2025.
Long An: Kỳ họp chuyên đề thứ 22 HĐND thông qua 17 nghị quyết quan trọng

Long An: Kỳ họp chuyên đề thứ 22 HĐND thông qua 17 nghị quyết quan trọng

HĐND tỉnh Long An yêu cầu UBND tỉnh khẩn trương triển khai cụ thể hóa các nghị quyết quan trọng về kinh tế - xã hội sớm đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, chăm lo tốt cuộc sống của người dân.
Định hướng sắp xếp và sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh mở ra tương lai mới

Định hướng sắp xếp và sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh mở ra tương lai mới

Bộ Chính trị đã ký kết luận quan trọng về việc nghiên cứu sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện) và sáp nhập một số tỉnh, tối ưu hóa bộ máy nhà nước.
HĐND tỉnh Bình Thuận họp chuyên đề sắp xếp tổ chức bộ máy

HĐND tỉnh Bình Thuận họp chuyên đề sắp xếp tổ chức bộ máy

Sáng ngày 20/2, tại Hội trường Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, HĐND tỉnh Bình Thuận khóa XI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã khai mạc kỳ họp thứ 31 (chuyên đề).
Tân Phó Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh: “Không có sự thành công nào nếu tôi làm điều đó một mình”

Tân Phó Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh: “Không có sự thành công nào nếu tôi làm điều đó một mình”

Tân Phó Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Được đã phát biểu khi nhận nhiệm vụ mới tại Hội nghị công bố và trao quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ diễn ra chiều nay, ngày 19/2/2025 tại TP. Hồ Chí Minh.
Bộ Chính trị yêu cầu nghiên cứu sáp nhập một số tỉnh

Bộ Chính trị yêu cầu nghiên cứu sáp nhập một số tỉnh

Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp các cơ quan nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện) và định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh.
Tuyên Quang: Chủ tịch UBND tỉnh tiếp và làm việc với Đoàn công tác Đại sứ quán Hoa Kỳ

Tuyên Quang: Chủ tịch UBND tỉnh tiếp và làm việc với Đoàn công tác Đại sứ quán Hoa Kỳ

Ông Nguyễn Văn Sơn - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Đại sứ quán Hoa Kỳ tới thăm và làm việc tại Tuyên Quang.
Quốc hội thông qua dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hải Phòng

Quốc hội thông qua dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hải Phòng

Quốc hội đã chính thức thông qua dự án xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và vận tải quốc tế trong bối cảnh hiện đại hóa đất nước
Quảng Ngãi cần tập trung đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược để phát triển

Quảng Ngãi cần tập trung đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược để phát triển

Văn phòng Chính phủ có Thông báo số 48/TB-VPCP ngày 18/2/2025 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi.