Những bài học xây dựng tương lai fintech tại Đông Nam Á từ GoTo và Traveloka
- 30
- Công nghệ
- 10:27 16/10/2021
DNHN - Những gã khổng lồ công nghệ chia sẻ tầm nhìn về quy mô của ngành fintech trong bối cảnh nhu cầu số hóa tại khu vực Đông Nam Á bùng nổ mạnh mẽ.
Trong những năm gần đây, người tiêu dùng khu vực rơi vào tình trạng thiếu công cụ tiếp cận các dịch vụ tài chính. Tỷ lệ thâm nhập của ngân hàng tại Đông Nam Á chỉ chiếm hơn 50%, ngược lại, con số này ở Hoa Kỳ và Vương Quốc Anh lên tới 95%. Lỗ hổng thị phần và thị trường đã mang lại cơ hội cho các công ty công nghệ thu ngắn khoảng cách trong ngành, chạy đua với các nước phát triển. Hai gã khổng lồ công nghệ của Indonesia là GoTo và Traveloka không chỉ tìm kiếm dịch vụ khách hàng tốt hơn mà còn trao quyền cho các chủ sở hữu cổ phần như nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa, các đối tác giao hàng đồng thời nắm bắt thời cuộc.
Trong một hội thảo video trực tuyến tổ chức bởi EDB, Patrick Cao, Chủ tịch GoTo và Caesar Indra, Chủ tịch Traveloka cùng các nhà lãnh đạo doanh nghiệp bàn luận về cách xoay trục chiến lược chuyển đổi sản phẩm xuyên suốt trong khu vực, xây dựng cơ sở hạ tầng,... phục vụ tương lai của fintech.
Nâng cao nhận thức sản phẩm fintech
Hiểu biết tài chính ở Đông Nam Á không đồng đều ở các quốc gia. Chẳng hạn, theo số liệu khảo sát của S&P Global, trong khi 59% người trưởng thành ở Singapore thuộc nhóm hiểu biết về tài chính nhưng chỉ có 32% dân số tại Indonesia trau dồi kiến thức này. Do thiếu nền tảng kiến thức tài chính tối thiểu dẫn đến nhiều khách hàng chưa có nhìn nhận trực quan nhất về dịch vụ tài chính kỹ thuật số.
Đối với trường hợp của Traveloka, nền tảng này khởi đầu với tư cách là một đơn vị du lịch trực tuyến. Traveloka đã trải qua nhiều thử thách bao gồm thuyết phục khách hàng vốn đã quen tiêu tiền mặt chuyển sang sử dụng dịch vụ thanh toán trên ứng dụng. Indra chia sẻ: "Chúng tôi cần có những quyết định chiến lược nhằm bổ sung các dịch vụ tài chính cơ bản cho thị trường".
Về phần GoTo sở hữu đa dạng các dịch vụ giao thông, thực phẩm tới thương mại điện tử và fintech, nền tảng này cũng thực hiện chiến lược tương tự khi hỗ trợ các cổ đông trên khắp hệ thống tiếp cận những thông tin tài chính thị trường. Theo ông Cao: "Chúng tôi tập trung vào cung cấp sản phẩm liền mạch, minh bạch tới khách hàng, tài xế và đại lý, nói cách khác, GoTo đang phát triển trên hành trình kiến thức".
Minh bạch trong sản phẩm và xây dựng lòng tin khách hàng
Với cả GoTo và Traveloka, chương trình "giáo dục" dành cho khách hàng song hành cùng tính minh bạch: Đó là khi một nền tảng có trách nhiệm giúp khách hàng hiểu rõ về sản phẩm và mục đích theo đuổi là gì. Indra chỉ ra: "Chúng tôi xây dựng tính minh bạch đối với các sản phẩm. Ví dụ, dịch vụ cho vay tín dụng của Traveloka là PayLater ra đời dưới sự mong muốn, nhu cầu cấp thiết". "Minh bạch cũng đồng nghĩa với trao quyền truy cập và quản lý bảo mật cho khách hàng. Cả hai công ty đều hướng tới xây dựng niềm tin trong kinh doanh", Patrick bổ sung thêm.
Xây dựng đội ngũ điều hành địa phương hóa
Quản lý và kiểm soát rủi ro, phân tích dữ liệu và an ninh mạng là một số các nhóm kĩ năng tối thiểu mà GoTo và Traveloka chú trọng đối với thành công của các sản phẩm fintech. Traveloka đã xây dựng đội ngũ như vậy ở Singapore. Trong đó, các dữ liệu khoa học, đội nhóm kiến trúc sư tại Singapore hợp tác chặt chẽ với nhóm phụ trách sản phẩm chuyên biệt tại khu vực Đông Nam Á. Indra giải thích phát triển nhân sự tại đảo quốc Sư Tử bởi nước này cung cấp lượng lớn các tài năng đẳng cấp thế giới, sở hữu nhóm tinh hoa địa phương". Cũng như vậy, trong khi mở rộng hoạt động tại Indonesia, GoTo cho rằng "một phần lớn các tài năng và chuyên gia mà công ty cần có nằm ở Singapore".
Singapore, giao điểm công nghệ trong "trái tim" Đông Nam Á
Không chỉ trở thành một trung tâm công nghệ trong khu vực, Singapore còn mang đến cho GoTo và Traveloka các đối tác chủ chốt. Cao cho biết: "Singapore là nơi tuyệt vời cho hệ sinh thái fintech". Đảo quốc Sư Tử là nơi đặt trụ sở của 59% doanh nghiệp công nghệ nước ngoài, đồng thời sự hiện diện của đội ngũ nhân tài và các tập đoàn danh tiếng đã "biến Singapore thành địa điểm lý tưởng chia sẻ hệ sinh thái địa phương".
Trước đây, các nhóm doanh nghiệp truyền thống như ngân hàng, bảo hiểm đối trọng với những người chơi fintech, tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa, các bên đi đến hợp tác giúp đỡ khách hàng tiếp cận dịch vụ tài chính như cách mà GoTo và Traveloka đã làm. Làm việc trong những lĩnh vực phi truyền thống là một phần tất yếu trong thay đổi nhanh chóng tại Đông Nam Á. Ông Cao chia sẻ quan trọng là cần phải có đầu óc chiến lược, khả năng học hỏi và địa phương hóa các sáng kiến để có thể thành công tại đa dạng thị trường như Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng như Đông Nam Á.
TL (theo e27)
Bài liên quan
#goto

GoTo nhận khoản đầu tư 400 triệu đô la từ Abu Dhabi trước thềm IPO
Công ty công nghệ tư nhân lớn nhất Indonesia, GoTo nhận được 400 triệu đô la từ cơ quan Đầu tư Abu Dhabi, quỹ tài sản có chủ quyền thuộc sở hữu của Tiểu vương quốc Abu Dhabi, trước khi phát hành lần đầu ra công chúng.

IPO của Grab và GoTo khai sinh thêm nhiều startup Đông Nam Á
Theo công ty đầu tư mạo hiểm 500 startups cho biết, thương vụ công khai của hai gã khổng lồ công nghệ Đông Nam Á sẽ mở đường cho nhiều doanh nghiệp tăng trưởng cao khác xuất hiện trong khu vực. Trái ngược với lo ngại những công ty nặng ký sẽ “nuốt chửng” startup và doanh nghiệp quy mô nhỏ, IPO của Grab và GoTo được nhận xét có khả năng tăng tốc hệ thống sinh thái và sản sinh nhiều hơn nữa các startup tỷ đô.
Đọc thêm Công nghệ
Taxi - Đừng để công nghệ làm tăng giá cước
Thị trường taxi trong nước đang chứng kiến một cuộc khủng hoảng lớn. Taxi công nghệ sau một thời gian làm mưa làm gió giờ đây cũng cho thấy nhiều hạn chế. Ghi nhận trên thị trường cho thấy, các hãng xe công nghệ lại thường có giá cước cao hơn taxi truyền thống. Vậy đâu là giải pháp để cứu cánh cho các doanh nghiệp taxi hiện nay.
Thêm giải pháp hạ tầng viễn thông cho doanh nghiệp dịch vụ
Công ty CP Điện nhẹ Viễn thông (LTC), thành viên Tổng cục Bưu điện Việt Nam thông tin vừa chính thức hợp tác cùng Công ty TNHH Grandstream Việt Nam (Greandstream Việt Nam) cung cấp thêm giải pháp hạ tầng viễn thông cho các nhóm doanh nghiệp dịch vụ.
Tiềm ẩn rủi ro từ việc quét mã QR
QR Code (mã QR) là viết tắt của Quick Response Code (tạm dịch: Mã phản hồi nhanh), còn có thể gọi là Mã vạch ma trận (Matrix-barcode) hay Mã vạch hai chiều (2D). Đây là một dạng thông tin được mã hóa để hiển thị sao cho máy có thể đọc được.
Tính phí cao, Apple bị khởi kiện tập thể từ Pháp
Trong số các nguyên đơn có nhà phát triển ứng dụng tin tức Figaro - Société du Figaro; nhà phát triển ứng dụng phát trực tuyến và tin tức thể thao L 'Équipe - L 'Équipe 24/24 và hiệp hội các nhà cung cấp nội dung của Pháp - Le Geste, theo Telangana Today.
Ngày trí tuệ nhân tạo Việt Nam sẽ bắt đầu vào tháng 9
Ngày hội trí tuệ nhân tạo Việt Nam 2022 (AI4VN) dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 22/9 tại Hà Nội. Sự kiện năm nay hướng đến trình diễn các sản phẩm, giải pháp ứng dụng công nghệ AI trong cuộc sống và sản xuất của doanh nghiệp.
Google tiết lộ thời điểm ra mắt hệ điều hành Android 13
Sau khi mẫu điện Google Pixel được cập nhật bảo mật, Google cũng đăng tải “Ghi chú phát hành bảo mật Android 13 và gợi ý rằng phiên bản chính tiếp theo của hệ điều hành di động sẽ ra mắt vào tháng 9.
Zalo thu phí người dùng từ ngày 1/8
Từ ngày 1/8/2022, ứng dụng nhắn tin qua internet (OTT) phổ biến nhất tại Việt Nam – Zalo bắt đầu tính gói thuê bao đối với người dùng, đồng thời cắt giảm một số tính năng của bản miễn phí.
Cảnh báo phần mềm độc hại mới chuyên xâm nhập tài khoản Facebook Business
Theo các chuyên gia, kẻ gian sẽ tìm nạn nhân thông qua LinkedIn, lựa chọn những nhân viên có khả năng đang nắm quyền truy cập tài khoản Facebook Business.
Tập trung phát triển công nghệ ứng dụng cao và tăng cường khả năng hấp thụ công nghệ
Đây là nội dung nổi bật về định hướng phát triển khoa học công nghệ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được đưa ra tại dự thảo Báo cáo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050...
Nắm bắt cơ hội để đi đầu về blockchain từ sức hút startup blockchain Việt Nam
Việt Nam là một thị trường tiềm năng với nhiều dư địa phát triển cho blockchain trong thời gian tới. Tuy nhiên, để phát triển một cách bền vững, các startup và doanh nghiệp cần xây dựng nền tảng ứng dụng công nghệ này một cách sâu và bài bản thay vì chỉ “gắn mác” blockchain để gọi vốn.