
Nhóm các nước G7 đồng thuận xem xét lại mức giá trần dầu mỏ của Nga
Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã nhất trí xem xét lại mức giá trần đối với dầu mỏ xuất khẩu của Nga vào tháng 3 tới, muộn hơn so với kế hoạch ban đầu là vào tháng 2, để có thời gian đánh giá thị trường.
Hồi tháng 12 vừa qua, các nền kinh tế G7, Liên minh châu Âu (EU) và Australia đã nhất trí áp giá trần đối với dầu mỏ xuất khẩu bằng đường biển của Nga ở mức 60 USD/thùng, như một phần trong các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga.
Theo kế hoạch vào ngày 5/2 tới, G7 sẽ áp dụng hai mức giá trần riêng rẽ đối với các sản phẩm dầu mỏ của Nga. Theo đó, một mức giá trần sẽ được áp dụng đối với các sản phẩm được giao dịch ở mức cao hơn dầu thô, như xăng và dầu diesel, và một mức trần khác sẽ áp dụng cho những sản phẩm được bán với giá thấp hơn dầu thô, như dầu hỏa.
Thông báo sau cuộc họp trực tuyến giữa Thứ trưởng Adeyemo với các quan chức G7 ngày 20/1, Bộ Tài chính Mỹ cho biết: "Các Thứ trưởng đã nhất trí rằng cách tiếp cận này sẽ tạo ra chính sách giá trần tốt hơn đối với các sản phẩm lọc dầu, bởi trên thị trường cũng có các mức giá khác nhau cho các loại sản phẩm từ dầu".
Theo thông báo, thời hạn mới đặt ra là tháng 3/2023 sẽ cho phép G7 đánh giá các diễn biến trên thị trường sau khi thực thi chính sách áp giá trần đối với sản phẩm lọc dầu và lắng nghe đánh giá kỹ thuật của Liên minh châu Âu (EU) về việc áp giá trần đối với dầu thô.
Theo Bloomberg, trên kênh truyền hình Rossiya 24 hôm 9/12/2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, quyết định về phản ứng của Moscow trước trần giá mà các nước G7 áp lên dầu thô của nước này sẽ được công bố trong vòng vài ngày tới. Nhà lãnh đạo Nga nói: “Tôi không nói rằng đây chính là quyết định, nhưng nếu cần thiết, chúng tôi sẽ nghĩ đến việc giảm sản xuất”. Ông cũng một lần nữa nhắc lại, Nga sẽ không bán dầu cho những nước tham gia cơ chế áp giá trần của các nước G7.
Ngọc Phi (tổng hợp)
- An Giang đứng đầu tại ĐBSCL về lượng khách du lịch trong Tết Quý Mão 2023
- Cán cân thương mại thặng dư gần 3,6 tỷ USD trong tháng đầu năm
- Tổng giá trị thương mại Việt Nam - Ấn Độ năm 2022 đạt 15,05 tỷ USD, tăng 13,6%
- Thêm 10,8 nghìn doanh nghiệp thành lập mới trong tháng đầu năm 2023
- Chi hơn 1 tỷ USD cung cấp miễn phí wifi trên máy bay để cạnh tranh và thu hút khách
Cùng chuyên mục


Năm 2022 Trung Quốc xuất khẩu ô tô tăng 54,4%

Sức mạnh của đồng đô la bị đe doạ khi Brazil và Argentina tìm kiếm một loại tiền tệ chung, Nga và Iran dự định tung ra một loại tiền ổn định mới

IBM đang cắt giảm 3.900 công nhân, làn sóng sa thải đã lan rộng qua lĩnh vực công nghệ khi các công ty dẫn đầu Dow và 3M tuyên bố cắt giảm việc làm.

Đồng đô la suy yếu có thể là nguyên nhân khiến khách hàng Mỹ phải chịu mức giá cao trong thời gian dài hơn.

Các biện pháp trừng phạt mới đối với xuất khẩu năng lượng của Nga đã được áp dụng và lần này Trung Quốc và Ấn Độ có thể không cứu được Putin.
-
TS. Phan Đức Hiếu: Những kết quả tích cực đạt được năm 2022 sẽ tạo đà tốt cho năm 2023
-
TS Cấn Văn Lực: Doanh nghiệp bất động sản cần thúc đẩy số hóa, cấu trúc lại nguồn vốn
-
Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký VINASME: Mong muốn nhất của cộng đồng doanh nghiệp vẫn là dẫn vốn cho nền kinh tế
-
Mở rộng đổi mới sáng tạo: Thách thức đáng để giải quyết
-
Đâu là nút thắt cản trở sự hồi phục của du khách quốc tế đến Việt Nam ở thời điểm này?