Ngành công nghiệp dao kéo tại Hàn Quốc bùng nổ nhờ đại dịch
- Cơ hội giao thương
- 15:59 04/01/2021
DNHN - Hàn Quốc vốn được mệnh danh là “kinh đô dao kéo” của thế giới. Trong bối cảnh nền kinh tế lao dốc vì đại dịch, ngành phẫu thuật thẩm mỹ ở Hàn Quốc lại tăng trưởng mạnh do nhu cầu làm đẹp lớn khi nhiều người rảnh rỗi và luôn có khẩu trang che chắn.
Reuters đưa tin, Ryu Han-na, một nữ sinh viên đại học 20 tuổi, phẫu thuật thẩm mỹ mũi vào giữa tháng 12.2020 vì một lý do đơn giản: Đó có thể là cơ hội cuối cùng để phẫu thuật một cách bí mật trước khi mọi người bắt đầu tháo khẩu trang trong năm nay vì vaccine COVID-19 được phân phối.
Ryu, người đã chuyển sang học trực tuyến trong suốt năm 2020, cho biết khả năng hồi phục sức khỏe ở nhà và đeo khẩu trang ở nơi công cộng mà không gây sự chú ý là hai yếu tố quyết định.
"Tôi luôn muốn đi làm mũi từ lâu rồi. Tôi nghĩ tốt nhất là nên làm ngay bây giờ trước khi mọi người bắt đầu tháo khẩu trang khi vaccine Covid-19 được phân phối rộng rãi vào năm 2021", Ryu chia sẻ.
Ryu chia sẻ. Cô cũng phải chuẩn bị số tiền 4,4 triệu won (tương đương 4.013 USD) chi phí đế được tiến hành phẫu thuật.
Suy nghĩ tương tự như của Ryu đã giúp ngành phẫu thuật thẩm mỹ của Hàn Quốc có một năm "ăn nên làm ra" trong 2020, và xu hướng này được dự báo sẽ tiếp diễn trong năm nay.

Từ trước khi có Covid-19, Hàn Quốc đã được coi là một "thủ phủ" của ngành phẫu thuật thẩm mỹ toàn cầu. Năm 2020, giá trị ngành phẫu thuật thẩm mỹ Hàn Quốc ước đạt 10,7 tỷ USD, tăng 9,2% so với 2019. Con số này được dự báo tăng lên mức 11,8 tỷ USD trong năm nay - theo Gangnam Unni, nền tảng trực tuyến về phẫu thuật thẩm mỹ lớn nhất Hàn Quốc.
Các bác sỹ thẩm mỹ nói rằng khách hàng của họ quan tâm đến tất cả các bộ phận trên khuôn mặt, bao gồm cả những bộ phận được khẩu trang che kín như mũi và môi, và cả những bộ phận mà khẩu trang không che - những khu vực trở nên quan trọng hơn đối với hình thức của một người khi đeo khẩu trang để chống lây lan Covid-19.
"Mọi người hỏi thông tin nhiều hơn về phẫu thuật và các biện pháp can thiệp không phẫu thuật đối với cả mắt, lông mày, mũi và trán", bác sỹ thẩm mỹ park Cheol-woo thuộc bệnh viện thẩm mỹ WooAhIn, người thực hiện ca sửa mũi cho Ryu, cho biết.

Bác sỹ Shin Sang-ho, người vận hành bệnh viện thẩm Mỹ Krismas ở quận Gangnam, cho biết nhiều người dùng tiền kích cầu mà Chính phủ Hàn Quốc phát cho để đi phẫu thuật thẩm mỹ.
"Tôi có cảm giác như họ đang ‘chi tiêu trả thù’ vậy. Họ giải tỏa cảm xúc trong dịch Covid-19 bằng cách đi phẫu thuật thẩm mỹ", bác sỹ Shin nói.
Số liệu của Chính phủ Hàn Quốc cho thấy trong số 14,2 nghìn tỷ Won, tương đương 12,95 tỷ USD, tiền kích cầu, có 10,6% được tiêu tại các bệnh viện và quầy thuốc - tỷ lệ lớn thứ ba sau chi tiêu tại các siêu thị và nhà hàng. Tuy nhiên, chi tiết cụ thể hơn không được công bố.
Theo dữ liệu của Gangnam Uni, lượng người dung trên nền tảng này trong năm 2020 tăng 63% so với 2019, đạt 2,6 triệu. Người dùng đã có 1 triệu lượt đề nghị tư vấn, tăng gấp đôi so với năm trước.
Bảo Bảo
Tin liên quan
#phẫu thuật thẩm mỹ

Cảnh báo bơm silicon thẩm mỹ không rõ nguồn gốc
Bơm silicon để thẩm mỹ độn mông, bệnh nhân bị nhiễm trùng gây viêm tấy, sưng đỏ và phải tới Bệnh viện E để chữa trị.
Đọc thêm Cơ hội giao thương
Từ ngày 4/3: Hàn Quốc nhập khẩu cà rốt của Hải Dương trở lại
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương cho biết, từ ngày 4/3 Hàn Quốc sẽ nhập khẩu cà rốt trở lại. Đây là thị trường xuất khẩu cà rốt lớn của tỉnh, chiếm khoảng 40% sản lượng xuất khẩu.
Xiaomi dự kiến hoàn thành nhà máy lắp ráp điện thoại tại Việt Nam vào giữa năm nay
Đây là lần đầu tiên một thương hiệu điện thoại Trung Quốc mở nhà máy trực tiếp sản xuất điện thoại tại Việt Nam. Trước Xiaomi, nhà sản xuất smartphone hàng đầu thế giới là Samsung cũng đã chuyển phần lớn các hoạt động của mình về Việt Nam.
Đức chiếm ngôi vị số 1 của Mỹ để trở thành quốc gia dẫn đầu trong bảng xếp hạng chỉ số quyền lực mềm toàn cầu
Trong một năm đầy sóng gió, Đức đã chiếm đoạt ngôi vị số 1 của Hoa Kỳ để trở thành quốc gia có quyền lực mềm hàng đầu thế giới, với thang điểm là 62,2 trên 100.
Cơn sốt Bitcoin có thể tạo ra gần 100.000 triệu phú đô la
CBS trích số liệu từ hãng nghiên cứu BitInfoCharts cho biết thế giới hiện có khoảng 100.000 tài khoản Bitcoin trị giá từ 1 triệu USD trở lên. Trong đó, hơn 8.000 có từ 10 triệu USD Bitcoin trở lên.
Xuất khẩu gạo trong tháng 2/2021 ước đạt hơn 262.000 tấn
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo trong tháng 2/2021 ước đạt hơn 262.000 tấn, 2 tháng đầu năm 2021 ước đạt 608.768 tấn, tương đương 336,18 triệu USD. So với tháng 2/2020 giảm 34,45% về khối lượng và giảm gần 22% về kim ngạch.
Đổi mới sáng tạo góp phần thúc đẩy các quốc gia Đông Á tăng trưởng
Ngân hàng Thế giới (World Bank) nhận định, đổi mới sáng tạo là nhân tố quan trọng để tăng năng suất và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Đông Á trong bối cảnh thế giới đang thay đổi nhanh chóng.
Bảo Yên - Lào Cai: Dự án kè Bảo Hà phấn đấu hoàn thành vượt tiến độ
Dù thời tiết, dịch bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ nhưng Dự án kè bảo vệ cư dân khu vực đền Bảo Hà (huyện Bảo Yên) đang được tập trung phương tiện, nhân lực để hoàn thiện các hạng mục dự án, phấn đấu hoàn thành vượt tiến độ đề ra.
Đại dịch khiến các doanh nghiệp lữ hành của Hàn Quốc sụt giảm doanh thu
Đối với 17.664 công ty lữ hành tại Hàn Quốc cho thấy, doanh thu năm 2020 đã giảm tới 83,7% xuống còn 206.000 tỷ won.
Những quốc gia yêu cầu Google và Facebook trả tiền cho các hãng tin tức
Nếu các nhà lập pháp Úc có thể cân bằng lại mối quan hệ giữa các nền tảng công nghệ mới với những hình thức truyền thông cũ thì có thể sẽ đặt nền móng và tạo tiền lệ cho nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Israel mở cửa lại nền kinh tế sau khi gần 1 nửa dân số tiêm vắc-xin phòng chống COVID-19
Theo tờ Der Spiegel, kết quả mới nhất trong một loạt dữ liệu tích cực về Israel, quốc gia đã tiêm vaccine COVID-19 theo đầu người nhiều hơn bất kỳ nơi nào trên thế giới. Gần một nửa dân số Israel đã tiêm ít nhất 1 liều vaccine.