Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế các mặt hàng thiết yếu trong dịp Tết Dương lịch 2021 và Tết Nguyên đán Tân Sửu đến thời điểm này đã được các đơn vị sản xuất, kinh doanh chuẩn bị đầy đủ, giá cả được bình ổn, không có sự tăng giá. Tâm lý tiêu dùng và thị hiếu của người dân thay đổi nên không sảy ra hiện tượng tích trữ hàng hóa.
Thực tế cho thấy, nếu hàng hóa Việt Nam được EU cam kết bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khi EVFTA có hiệu lực, giá trị sản phẩm tăng gấp nhiều lần. Đơn cử, khi được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, cam Cao Phong có giá bán tăng gần gấp đôi; mật ong bạc hà Mèo Vạc tăng 75-80%; nước mắm Phú Quốc tăng từ 30-50%...
Tính chung 5 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 97,48 tỷ USD, giảm 3,8% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, trong 5 tháng có 19 mặt hàng đạt kim ngạch nhập khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 78,7% tổng kim ngạch nhập khẩu.
Thời gian qua, hệ thống bán lẻ BRGMart thuộc Tập đoàn BRG đã chủ động xây dựng nhiều phương án hành động quyết liệt nhằm thích ứng nhanh với nhu cầu của thị trường, góp phần tạo tâm lý yên tâm về các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu cho người dân với mức giá bình ổn. Ngay từ những ngày đầu tháng 4, Tập đoàn BRG đã chính thức mở thêm 10 điểm Hapro Food trong chuỗi cửa hàng BRGMart tại các điểm trung tâm để giúp người tiêu dùng Thủ đô thuận tiện trong việc mua sắm hàng hoá thiết yếu. Theo kế hoạch, chuỗi cửa hàng BRGMart sẽ được mở rộng thêm thành 20 điểm trong tháng 5/2020 và tới cuối năm sẽ đạt con số 100 điểm. Các hoạt động thiết thực này đã nhận được sự đánh giá cao từ Bộ Công thương, Sở Công thương Hà Nội cũng như đông đảo người tiêu
Các nước châu Âu vừa thống nhất kế hoạch đóng cửa biên giới để ngăn ngừa dịch Covid-19 lây lan. Tuy nhiên, Bộ Công Thương cho biết, quy định này của EU trước mắt có thể chưa tác động trực diện đến hoạt động XNK hàng hóa Việt Nam - EU.
Bộ Công thương đề nghị các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cần liên hệ với đối tác phía Trung Quốc để đàm phán chuyển đổi sang hình thức xuất khẩu chính ngạch.
Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam cho rằng các nhà bán lẻ phải quan tâm nhiều hơn đến quyền lợi của người tiêu dùng. Việc tìm kiếm các nguồn hàng tin cậy, truy xuất được nguồn gốc, đảm bảo an toàn thực phẩm, chất lượng cao… cho nhiều phân khúc thị trường sẽ là sự ưu tiên chú trọng hàng đầu.
Với những lợi thế từ 12 Hiệp định Thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết, đặc biệt là Hiệp định Ðối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Việt Nam khó tránh khỏi bị lợi dụng là nơi trung chuyển hàng hóa sang nước thứ ba, cũng như hàng hóa nhập khẩu dán nhãn trong nước. Nhằm ngăn chặn việc gian lận xuất xứ và chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp, thông điệp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là thực hiện các giải pháp cứng rắn, xử lý nghiêm và không có ngoại lệ.
Thời gian gần đây, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Trung Quốc tăng mạnh, dẫn đến lo ngại hiện tượng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc mượn Việt Nam để lẩn tránh xuất xứ, rồi tái xuất đi Mỹ để né thuế.
Thị trường Trung Đông có tính thanh khoản cao, đòi hỏi chất lượng hàng hóa nghiêm ngặt có thể thành “mỏ vàng” cho hàng hóa chất lượng cao của Việt Nam.
Bộ Công Thương vừa có báo cáo Thủ tướng liên quan đến hiện tượng mặt hàng gỗ dán xuất sang Mỹ tăng đột biến, có dấu hiệu hàng Trung Quốc núp bóng xuất xứ Việt Nam để tránh thuế.
8 tháng năm 2019, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tiếp tục đạt tốc độ tăng cao so với cùng kỳ năm trước (11,5%), đạt 3,2 triệu tỷ đồng, thể hiện cầu tiêu dùng trong dân tăng.
Với Dự thảo Thông tư quy định về cách xác định sản phẩm, hàng hóa là sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam, các doanh nghiệp chân chính sẽ không phải đối diện với nguy cơ cáo buộc “gian lận xuất xứ”, tránh được rủi ro kiện tụng và mất uy tín với người tiêu dùng.
"Để biết được kinh tế của một nước đang tăng trưởng hay chững lại hoặc suy thoái… chỉ cần nhìn sự tấp nập hay đìu hiu của hệ thống cảng biển với kho bãi, hàng hoá xuất nhập sẽ bắt mạch được nhịp thở kinh tế của quốc gia…", TS Nguyễn Đức Kiên chia sẻ.
Kết thúc phiên giao dịch, dầu có tháng giảm mạnh nhất 6 tháng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa áp thuế quan đối với hàng hóa từ Mexico, đồng có tháng giảm mạnh nhất kể từ tháng 11/2015. Chiều ngược lại, Giá vàng tăng lên mức cao nhất trong 7 tuần, đường quay lại đà tăng sau khi sụt giảm 2 tháng liên tiếp.
Sau khi Mỹ, Trung Quốc kết thúc hai ngày đàm phán không đạt được thỏa thuận, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chỉ thị bắt đầu quá trình áp thuế lên "toàn bộ hàng hóa nhập khẩu còn lại của Trung Quốc" ước tính 300 tỷ USD. Động thái diễn ra chỉ một ngày sau khi Mỹ tăng gấp đôi thuế với 200 tỷ USD hàng Trung Quốc.