
Meta khẳng định kinh doanh truyền thông xã hội vẫn là hoạt động đầu tư cốt lõi
Nhiều nhà đầu tư đang lo ngại rằng CEO Meta đã mất tập trung vào Facebook và Instagram khi công ty chuyển trọng tâm sang metaverse. Đáp lại, Mark Zuckerberg cho biết, 80% khoản đầu tư vẫn dành cho hoạt động kinh doanh truyền thông xã hội, vốn là cốt lõi của Meta.
Theo Bloomberg, phố Wall đang ngày càng trở nên bi quan trước khoản đầu tư của Meta vào bộ phận phát triển metaverse vốn luôn trong tình trạng thua lỗ. Đầu tháng này, Zuckerberg cho biết, công ty sẽ cắt giảm hơn 11.000 việc làm và chịu trách nhiệm với các quyết định cắt giảm chi phí. Vào tháng 4, Meta ghi nhận doanh thu hàng quý đầu tiên giảm.
Trang Business Insider cũng đưa tin, nhiều nhà đầu tư đang lo ngại rằng, CEO Meta đã mất tập trung vào Facebook và Instagram khi công ty chuyển trọng tâm sang metaverse.
Đáp lại, Mark Zuckerberg cho biết, 80% khoản đầu tư vẫn dành cho hoạt động kinh doanh truyền thông xã hội, vốn là cốt lõi của Meta. Các hoạt động này bao gồm nhóm ứng dụng Facebook, Instagram, WhatsApp, Messenger và hoạt động kinh doanh quảng cáo liên quan đến chúng. Chỉ có 20% trong số tiền được đầu tư là dành cho phòng thí nghiệm thực tế (cơ sở phụ trách phát triển metaverse).
“Phần lớn những gì chúng tôi đang và sẽ tiếp tục làm là hướng tới mạng xã hội trong một thời gian khá dài, cho đến khi metaverse trở thành một thứ lớn hơn”, CEO Meta nói thêm.

Ứng dụng nhắn tin WhatsApp sẽ là mục tiêu kiếm tiền tiếp theo sau thời gian dài chưa được khai thác triệt để.
Trước đó, Meta cũng công khai ủng hộ WhatsApp thông qua một hội thảo đầu tiên dành riêng cho mảng nhắn tin. Zuckerberg là diễn giả, khuyến khích các doanh nghiệp dùng WhatsApp API, đồng thời cam kết đang thúc đẩy WhatsApp trở thành một nền tảng nhắn tin an toàn hơn cả iMessage. Ai nấy sau đó đều kỳ vọng các tính năng mới có thể sẽ biến WhatsApp thành một siêu ứng dụng như WeChat của Trung Quốc.
Ngoài ra, Zuckerberg cũng đề cập đến một số tiến bộ của Reels khi ứng dụng video ngắn này thu hút được một nửa lưu lượng truy cập TikTok bên ngoài Trung Quốc.
“Trong vài năm tới, tôi nghĩ rằng chúng ta cần đề cao hoạt động hiệu quả và kỷ luật”, tỷ phú Mark Zuckerberg cho biết, đồng thời nói thêm rằng mức độ tương tác của người dùng với các dịch vụ truyền thông xã hội của Meta vẫn sẽ được giữ ở mức ổn định.
Tại hội nghị DealBook lần này, Mark Zuckerberg khẳng định Meta vẫn đang tiếp tục đầu tư vào bộ phận Reality Labs, đồng thời tập trung vào siêu dữ liệu: “Chúng tôi đã hứng chịu nhiều nghi ngờ trong suốt thời gian qua. Nếu không nhận được những điều này, có lẽ bạn chưa đủ nỗ lực”, CEO Meta cho biết.
Vị tỷ phú người Mỹ cũng vui mừng thông báo hoạt động của Meta đang dần được cải thiện, khi các dịch vụ thực tế ảo đang ngày càng trở nên hấp dẫn hơn nhờ công nghệ giao tiếp bằng mắt. Theo Mark Zuckerberg, việc thay đổi công nghệ là điều không thể thiếu.
Kể từ năm ngoái, khi Mark Zuckerberg bất ngờ tuyên bố đổi tên công ty từ Facebook thành Meta, ông đã đầu tư một số tiền đáng kể để phát triển công nghệ cho metaverse.
Nhưng những khoản đầu tư này dường như chưa mang lại lợi ích cho Meta khi công ty phải chịu khoản lỗ gần 20 tỉ USD từ Reality Labs.
Với các khoản lỗ chồng chất không có hồi kết, một số nhà đầu tư đã bày tỏ lo ngại rằng Mark Zuckerberg đã đánh mất sự tập trung vào hoạt động kinh doanh truyền thông xã hội cốt lõi của công ty.
Tuy nhiên, bất chấp sự phản đối và lo ngại này, Mark Zuckerberg vẫn lạc quan về khoản đầu tư trị giá hàng tỉ USD vào metaverse.
Đình Lâm (t/h)
Cùng chuyên mục


Nhiều gã khổng lồ công nghệ nằm trong danh sách chủ nợ của sàn giao dịch tiền mã hóa FTX

Apple trở thành hãng smartphone lớn thứ 2 tại Trung Quốc trong cả năm 2022

Nhân tố mới MusicLM làm biến động thị trường âm nhạc trong tương lai?

IBM là hãng công nghệ Mỹ mới nhất bị ảnh hưởng bởi làn sóng sa thải nhân sự

Doanh số bán smartphone sụt giảm nghiêm trọng
-
TS. Phan Đức Hiếu: Những kết quả tích cực đạt được năm 2022 sẽ tạo đà tốt cho năm 2023
-
TS Cấn Văn Lực: Doanh nghiệp bất động sản cần thúc đẩy số hóa, cấu trúc lại nguồn vốn
-
Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký VINASME: Mong muốn nhất của cộng đồng doanh nghiệp vẫn là dẫn vốn cho nền kinh tế
-
Mở rộng đổi mới sáng tạo: Thách thức đáng để giải quyết
-
Đâu là nút thắt cản trở sự hồi phục của du khách quốc tế đến Việt Nam ở thời điểm này?