Kirk Kerkorian - từ cậu bé bán báo rong, sống trong khu ổ chuột thành tỷ phú nước Mỹ
- Hồ sơ doanh nhân
- 15:43 06/04/2021
DNHN - Có thể nói, Kirk Kerkorian là tỷ phú “kì lạ” nhất trong số các doanh nhân trên thế giới. Sở hữu khối tài sản lên đến 16 tỷ USD, nhưng ông lại không có một tài sản cố định nào. Kirk tham gia đầu tư và kinh doanh ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau từ hàng không, ô tô, sòng bài đến bất động sản. Thế nhưng, vị tỷ phú này chẳng có trong tay những tập đoàn công nghiệp khổng lồ, hay quản lý chính thức một doanh nghiệp cụ thể nào...

Đi qua một thời tuổi thơ, tuổi trẻ cơ hàn
Kirk Kerkorian sinh ngày 6/6/1917 trong một gia đình người Armenia. Gia đình ông thuộc loại nghèo khó nhất trong số những người nhập cư sang Mỹ lúc bấy giờ. Gia đình ông phải sinh sống trong những khu ổ chuột và phải trải qua từng ngày khốn khó trên đất Mỹ. Kirk Kerkorian phải bỏ học sớm để giúp gia đình kiếm kế sinh nhai. Ông phải làm việc từ khi còn rất nhỏ để tự nuôi sống bản thân mình và phụ giúp cha mẹ vượt qua những năm tháng khó khăn đầu khi mới nhập cư tới Mỹ.
Kirk làm qua rất nhiều công việc từ bán hàng rong đến phụ bếp và bồi bàn để có thể kiếm tiền giúp gia đình mình. Chính việc sớm phải lăn lộn kiếm tiền từ nhỏ đã khiến ông có niềm đam mê với tiền bạc, sẵn sàng bỏ việc đang làm để chạy theo công việc khác có thu nhập cao hơn.
Năm 14 tuổi, nhờ có sức khỏe tốt Kirk nhận làm những công việc nặng nhọc như: làm vườn, đi thu hoạch hoa quả trong trang trại, thậm chí để có tiền sinh sống, cậu bé cũng đã không ngán cả việc hành nghề là võ sĩ quyền anh, mặc cho nguy cơ có thể thương tật vĩnh viễn suốt đời hoặc mất mạng như chơi. Kirk Kerkorian đã dám thách đấu với nhiều người chỉ vì tiền. Ông đã từng liều mạng nhận thách đấu với cả những võ sĩ quyền anh được đánh giá trên cơ tuyệt đối bởi số tiền thưởng hấp dẫn. Ông đã kiếm được khá nhiều tiền từ công việc làm võ sĩ quyền anh đầy nguy hiểm. Cũng chính bởi máu liều ấy đã ảnh hưởng rất nhiều đến những quyết định trong kinh doanh của ông sau này.
Khi không cần phải quá lo lắng về vấn đề “cơm áo, gạo, tiền” Kirk đã lập tức nghĩ ngay đến việc làm giàu. Cũng giống như việc sẵn sàng kiếm sống bằng mọi nghề, Kirk Kerkorian tìm cách làm giàu bằng nhiều cách.
Sự nghiệp kinh doanh đầu tiên của của Kirk là từ việc buôn bán ô tô cũ. Với bản chất tinh ranh và láu cá từ nhỏ đã đem lại cho ông nhiều bài học và sự thành công đầu tiên đến từ việc buôn bán. Ông thường mua đi bán lại đủ mọi sản phẩm mà vẫn giúp bản thân kiếm được rất nhiều tiền. Cách kinh doanh đặc biệt của ông khó có doanh nhân này bắt chước theo được.
Năm 1990. ông đầu tư vào công ty xe hơi Chrysler, khi cổ phiếu của doanh nghiệp này giảm xuống còn 9 USD do tình hình suy thoái kinh tế. Kirk đã mua tới 36 triệu cổ phiếu của Chrysler với giá 10 USD/cổ phiếu, chiếm 10% cổ phần doanh nghiệp. Năm 1994, giá cổ phiếu của Chrysler tăng 60 USD/ cổ phiếu giúp ông thu về khoản lợi nhuận không nhỏ.
Kerkorian xác định rằng lợi tức đầu tư hơn 500% của mình là không đủ. Ông tin rằng giá trị của Chrysler vẫn đang bị định giá thấp. Vì vậy ông đã quyết định đầu tư 23 tỷ USD để mua toàn bộ công ty. Dù bị công ty này từ chối nhưng ông vẫn không ngừng mua cổ phiếu của doanh nghiệp này. Sau đó, công ty này bị Daimler-Benz mua lại với giá 36 tỷ USD và thành lập nên Daimler Chrysler.
Kirk lại mua cổ phần của Daimler-Benz để sở hữu chéo. Sau khi kết thúc thỏa thuận, ông đã kiếm được 2,7 tỷ USD lợi nhuận, tỷ lệ hoàn vốn cao hơn 500%, vượt qua tổng sản phẩm quốc nội của tất cả các nước sản xuất dầu mỏ ở châu Phi vào thời điểm đó. Đây là lần thứ hai Kerkorian đầu tư vào một công ty xe hơi và thành công rực rỡ.

Một nhà đầu tư liều lĩnh
Tỷ phú Kirk Kerkorian từng khiến người dân trên thế giới cảm thấy kinh ngạc khi quyết định mua lại trường quay phim MGM – Studio nổi tiếng nhất của Trung tâm điện ảnh Hollywood. Tuy nhiên, sở hữu trường quay không lâu ông lại bán lại nó với mức giá cao hơn cho người khác. Khi dự đoán có thể bán với giá cao hơn, Kirk lại mua MGM Studio đã bán trước đó.
Thương vụ mua đi bán lại trường quay MGM được thực thực tới 4 lần khiến dư luận không khỏi ngỡ ngàng. Tuy nhiên, khi thấy số tài sản của ông không ngừng tăng lên sau mỗi lần giao dịch mua bán đó, người ta mới biết đó là những quyết định đúng đắn. Điều này cũng cho thấy sự cao tay và quái chiêu của vị doanh nhân này.
Sau Thế chiến thứ II, Kirk học lái máy bay và mua lại chiếc máy bay thể thao. Quyết định liều lĩnh này của ông lại một lần nữa khiến nhiều người ngạc nhiên. Ông lập ra một hãng hàng không tư nhân của riêng mình, vừa làm chủ, vừa là phi công.
Bên cạnh đó, ông còn lấn sân sang lĩnh vực sòng bài ở Las Vegas khi nhận được sự phát triển lớn mạnh của nó. Quả đúng như ông dự đoán, sòng bài ở Las Vegas ngày càng phát triển và trở thành một nền công nghiệp có mức tăng trưởng và lợi nhuận siêu “khủng”. Sau khi đầu tư hiệu quả, ông lại bán lại sòng bài của mình với giá tăng gấp nhiều lần để thu lợi nhuận.
Chẳng có trong tay những tập đoàn công nghiệp khổng lồ, ông cũng không phải là nhà quản lý hay nhà đầu tư chuyên nghiệp, song Kirk Kerkorian từng sở hữu một hãng hàng không nhỏ với hai chiếc máy bay thể thao. Ông cũng không phải là một chuyên gia kỹ thuật hay là một nhà phát minh thiên tài như nhiều tỷ phú khác.
Kirk Kerkorian luôn có trong tay nhiều khách sạn, sòng bạc casino để bán khi có người hỏi mua. Mặc dù vậy, tỷ phú Kirk Kerkorian cũng không phải là nhà đầu tư bất động sản chuyên nghiệp.
Kerkorian rất lọc lõi trong đầu tư nhưng dường như ông chẳng quan tâm tới việc phân tích tài chính, phân tích dự án khả thi. Không ít người thậm chí nghi ngờ rằng Kerkorian có khi còn không nắm chắc, không hiểu gì về các khái niệm phân tích tài chính. Thế nhưng, Kerkorian vẫn luôn thành công ngoạn mục với nhiều phi vụ đầu tư.
Khi là ông chủ sở hữu tuyệt đối của MGM-Studio, trường quay phim quan trọng nhất hiện nay của công nghiệp điện ảnh Hollywood, Kerkorian cũng không điều hành hay quản trị tập đoàn này. Kể cả các chức danh giám sát ông cũng không nắm.
Cho đến nay, nhiều doanh nhân và các đối thủ cạnh tranh vẫn không tìm ra được câu trả lời đầy đủ và chính xác cho câu hỏi tại sao. Họ chỉ biết khâm phục với những thương vụ khá độc chiêu của Kerkorian.
TH
Tin liên quan
#doanh nhân

Triệu Như Phát: “Tỷ phú nghèo” sở hữu khổi bất động sản trăm triệu đô tại Mỹ
Doanh nhân Triệu Như Phát là chủ của tập đoàn bất động sản Bridgecreek với tài sản lên tới 500 triệu USD. Ông là người sáng lập ra Trung tâm thương mại Asian Garden Mall. Ông Phát nắm giữ khối tài sản hơn nửa tỷ đô nhưng ít ai biết rằng người đàn ông ấy là người Việt di dân đến Mỹ với hai bàn tay trắng.

Tỷ phú Trung Dũng: "Huyền thoại" trong giới công nghệ cao - khởi nghiệp chỉ với 2 USD trên đất Mỹ
Trung Dũng được biết đến là một tỉ phú người Việt trên đất Mỹ. Câu chuyện thành công của anh đã trở thành "huyền thoại" trong giới công nghệ cao và thu hút sự quan tâm lớn của giới truyền thông Mỹ.

“Vua tương ớt” David Tran và tương ớt Sriracha làm nên “hiện tượng toàn cầu”
Từ trước tới nay, tương ớt là món gia vị không thể thiếu trong hầu hết các bữa ăn của nhiều người, điều này cũng đúng với người Mỹ. Tại đất nước này, thương hiệu tương ớt Sriracha đã trở nên quá quen thuộc, tuy nhiên ít ai biết rằng người chế biến và sáng lập nên thương hiệu này là một người đàn ông nhỏ bé đến từ Việt Nam.

Từ một cậu bé có xuất thân nghèo khó phải chạy ăn từng bữa, Jay Chaudhry đã trở thành một trong 10 tỷ phú giàu nhất Ấn Độ
Jay Chaudhry, 62 tuổi, chủ sở hữu của Công ty an ninh mạng Zscaler, đã thăng hạng lên 577 bậc trong danh sách Người giàu nhất toàn cầu theo Hurun năm 2021 và cũng đã lọt vào danh sách 10 người giàu nhất Ấn Độ.

Doanh nhân Đỗ Quang Vinh: Gia đình tôi cũng từ con số 0 đi lên và sự cố gắng của tôi cũng như vậy
Doanh nhân trẻ Đỗ Quang Vinh hiện đang là Phó Giám đốc khối ngân hàng bán lẻ, Giám đốc dự án CRM tại SHB, Chủ tịch Công ty tài chính SHB Finance. Đảm nhiệm những chức vụ lớn như vậy khi còn trẻ tuổi nhưng khó có thể nói rằng đó là sự đặc cách bởi Đỗ Quang Vinh cũng đã sở hữu nhiều kinh nghiệm trong ngành: là Thạc sỹ chuyên ngành tài chính, 3 năm làm ngân hàng tại nước ngoài, 5 năm làm CEO của T&T Mỹ.

Doanh nhân Lê Diệp Kiều Trang "cô gái vàng" trong giới startup
Nhắc đến Lê Diệp Kiều Trang không thể bỏ qua cột mốc cô cùng chồng sáng lập Misfit và startup này sau đó bán cho Fossil Group với giá 260 triệu USD năm 2015. Với thương vụ này, Kiều Trang được cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam ưu ái gọi là "cô gái vàng" trong giới startup.
Đọc thêm Hồ sơ doanh nhân
Tỷ phú Trung Dũng: "Huyền thoại" trong giới công nghệ cao - khởi nghiệp chỉ với 2 USD trên đất Mỹ
Trung Dũng được biết đến là một tỉ phú người Việt trên đất Mỹ. Câu chuyện thành công của anh đã trở thành "huyền thoại" trong giới công nghệ cao và thu hút sự quan tâm lớn của giới truyền thông Mỹ.
Từ một cậu bé có xuất thân nghèo khó phải chạy ăn từng bữa, Jay Chaudhry đã trở thành một trong 10 tỷ phú giàu nhất Ấn Độ
Jay Chaudhry, 62 tuổi, chủ sở hữu của Công ty an ninh mạng Zscaler, đã thăng hạng lên 577 bậc trong danh sách Người giàu nhất toàn cầu theo Hurun năm 2021 và cũng đã lọt vào danh sách 10 người giàu nhất Ấn Độ.
Doanh nhân Đỗ Quang Vinh: Gia đình tôi cũng từ con số 0 đi lên và sự cố gắng của tôi cũng như vậy
Doanh nhân trẻ Đỗ Quang Vinh hiện đang là Phó Giám đốc khối ngân hàng bán lẻ, Giám đốc dự án CRM tại SHB, Chủ tịch Công ty tài chính SHB Finance. Đảm nhiệm những chức vụ lớn như vậy khi còn trẻ tuổi nhưng khó có thể nói rằng đó là sự đặc cách bởi Đỗ Quang Vinh cũng đã sở hữu nhiều kinh nghiệm trong ngành: là Thạc sỹ chuyên ngành tài chính, 3 năm làm ngân hàng tại nước ngoài, 5 năm làm CEO của T&T Mỹ.
Doanh nhân Lê Diệp Kiều Trang "cô gái vàng" trong giới startup
Nhắc đến Lê Diệp Kiều Trang không thể bỏ qua cột mốc cô cùng chồng sáng lập Misfit và startup này sau đó bán cho Fossil Group với giá 260 triệu USD năm 2015. Với thương vụ này, Kiều Trang được cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam ưu ái gọi là "cô gái vàng" trong giới startup.
Hành trình rẽ ngang từ bất động sản sang ngành sữa của Chủ tịch Nutifood Trần Thanh Hải
Doanh nhân Trần Thanh Hải - Chủ tịch của Nutifood vốn không phải là một chuyên gia về thực phẩm hay dinh dưỡng. Vài năm trước, ông Hải kinh doanh bất động sản. Khi NutiFood do bà Trần Thị Lệ làm Chủ tịch HĐQT gặp khó khăn, ông Hải bỏ địa ốc tạm thời về làm sữa giúp vợ. Ban đầu, doanh nhân này chỉ định giúp vợ vài năm rồi sau đó quay lại bất động sản nhưng ông Trần Thanh Hải hóm hỉnh chia sẻ rằng, bản thân như bị sữa "bỏ bùa" và chưa biết khi nào sẽ quay lại nghề cũ...
Doanh nhân Nguyễn Thu Phong: Song hành cùng thế hệ nhân sự kế tiếp bằng niềm vui "sứ mệnh truyền nghề"
Nhưng ít ai biết rằng, sau những thành công về chuyên môn, cũng như tiếng tăm một thời của “đứa con” Nhà Vui, ông Nguyễn Thu Phong, Nhà sáng lập, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Nhà Vui đã từng nếm không ít “vị đắng”. Vài năm gần đây, ông gần như “ẩn cư”, ít xuất hiện trên truyền thông và thương trường.
Huyền thoại doanh nhân đất Việt Bạch Thái Bưởi - "Vua tàu thủy Việt Nam", "Chúa sông Bắc Kỳ"
Vào cuối thế kỷ 20, khi nhắc đến những người giàu có nhất của đất Việt, người dân thường truyền miệng nhau câu nói "Nhất Sĩ, Nhì Phương, Tam Xương, Tứ Bưởi". Nhân vật thứ tư được nhắc đến trong câu nói này là Bạch Thái Bưởi.
Doanh nhân Nghiêm Xuân Huy và câu chuyện lập 'ống heo online' cho bạn trẻ Việt
Nghiêm Xuân Huy, người sáng lập Finhay - một nền tảng đầu tư vi mô cho giới trẻ giúp tiết kiệm thông minh và đầu tư với số tiền chỉ từ 50.000 đồng, từng được Tạp chí Forbes vinh danh là một trong những gương mặt trẻ dưới 30 tuổi xuất sắc nhất năm 2020 của châu Á.
Chân dung Zong Fuli - người thừa kế duy nhất của đế chế tỷ đô Wahaha
Nhắc đến đế chế đồ uống ở Trung Quốc không thể không nói đến đế chế Wahaha của tỷ phú Zong Qinghou. Và điều tự hào nhất của Zong Qinghou không phải là tài sản hàng tỷ đô mà là cô con gái độc nhất tài giỏi và đầy bản lĩnh.
Ông chủ Ladoda - Đinh Quang Bào: Thành công là phải có đam mê và tâm huyết với nghề
Ở độ tuổi nhiều người bắt đầu ham hưởng thụ và nghỉ ngơi thì trong doanh nhân Đinh Quang Bào, Chủ tịch HĐQT Công ty may Ladoda vẫn rực cháy ngọn lửa nhiệt huyết, khát khao cống hiến và nỗ lực học hỏi không ngừng. Có lẽ, vì ngọn lửa ấy mà Ladoda liên tục duy trì tăng trưởng và giữ vững được vị trí về ngành hàng đồ da trong lòng người tiêu dùng Việt Nam.