Kinh tế ASEAN phục hồi để bắt kịp với phần còn lại của châu Á

15:00 16/11/2021

Đông Nam Á được thiết lập để bắt kịp với phần còn lại của khu vực trong bối cảnh từng bước phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19.

Kinh tế Đông Nam Á trên đà bắt nhịp với phần còn lại của khu vực
Kinh tế Đông Nam Á trên đà bắt nhịp với phần còn lại của khu vực. (Ảnh: internet) 

Chủ nhật vừa qua, Morgan Stanley đã nâng dự báo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của châu Á lên 5,6% vào năm 2022, tăng từ 5,4% trước đó, với khối Đông Nam Á cao hơn dự báo chung của châu Á là 5,4%. Philippines hiện dẫn đầu với tăng trưởng 7,5%, xếp sau là  Malaysia (5,8%) và Indonesia (5,6%).

Các nhà phân tích phía ngân hàng cho biết, trong các nền kinh tế Bắc Á và Singapore hoạt động tốt hơn trong giai đoạn đầu của đại dịch và hiện Đông Nam A đang bắt nhịp để thu hẹp khoảng cách. Mặc dù báo cáo lưu ý nhiều nền kinh tế đối mặt với ảnh hưởng nặng nề bởi các biện pháp ngăn chặn vi rút nhưng tỷ lệ tiêm phòng tăng và chính sách mở cửa trở lại giúp "thúc đẩy tăng trưởng nhu cầu trong nước và cho phép các nền kinh tế tụt hậu trong ASEAn bắt kịp khu vực Bắc Á".

Nhà kinh tế hàng đầu của Oxford Economics, Sian Fenner, viết trong báo cáo: "Nếu không có đợt bùng phát nghiêm trọng khác, chúng tôi mong đợi sự phục hồi liên tục vững chắc trong tiêu dùng và hoạt động tư nhân trong quý IV, đạt được lực đẩy vào năm 2022". Trước mắt, phục hồi của Thái Lan dựa trên lĩnh vực du lịch vẫn là mối lo ngại không những được khu vực mà còn cả thế giới dõi theo. Các nhà kinh tế của Maybank cảnh báo "GDP của nước này năm 2022 vẫn sẽ thấp hơn khoảng 0,8% so với mức năm 2019, vì lượng khách du lịch khó có thể quay trở lại mức trước đại dịch trong 2 đến 3 năm nữa".

Do đó, báo cáo của Morgan Stanley cho rằng "Indonesia, Philippines và Singapore có vị trí tốt hơn để tăng trưởng". Giới nghiên cứu lưu ý trong một báo cáo riêng rằng động lực năng suất của châu Á dự kiến ​​sẽ cải thiện đáng kể trong một chu kỳ hiệu quả, được thúc đẩy bởi sức mạnh xuất khẩu và chuyển sang nâng cao công suất, chi tiêu vốn, tăng trưởng việc làm, nhu cầu trong nước và chính sách tài khóa và tiền tệ. Các nhà phân tích kết luận: "Trong vòng 2 năm tới, chúng tôi kỳ vọng các điều kiện nhu cầu bên ngoài sẽ tiếp tục mạnh mẽ trở thành động cơ tăng trưởng của châu Á".

TL