Kiệu Kỵ (Hà Nội): Sản phẩm làng nghề dát Vàng bạc quỳ mang hồn việt

09:10 12/04/2021

DNHN - Khi nhắc đến Gia lâm Hà nội là người ta nhắc đến ngay các làng nghề truyền thống có từ lâu đời nhưng làng nghề dát vàng quỳ Kiêu Kỵ cac sản phẩm nơi đây mang trưng riêng nó trải qua bao sóng gió thăng trần nhưng đến nay vẫn bảo tồn, phát triển tinh hoa của làng nghề. Đặc biệt, đã tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương cũng như lao động các tỉnh khác.

Nói đến làng nghề dát vàng bạc quỳ Kiêu Kỵ thì nhiều người trong làng chỉ biết có từ rất lâu đời tồn tại và phát triển qua hàng trăm năm. Nghề làm vàng quỳ khá phát đạt, cung cấp vàng quỳ cho hầu hết các công trình tín ngưỡng, cung đình. Qua thời gian người dân nơi đây đã cải tiến nhiều công đoạn trong quy trình, từ 50 công đoạn nay chỉ còn 20. Nhiều công đoạn mất công, thời gian đã được thay thế vì thế chất lượng của sản phẩm cũng được nâng cao và hiệu quả hơn. 

  Các nghệ nhân đang kỳ công thực hiện đem sản phẩm đến người tiêu dùng

Lá giống đạt tiêu chuẩn phải đủ độ dai, đàn hồi để không bị rách, nhưng lại không được phai màu keo lẫn vào vàng, nhất là phải khô để miếng vàng không bị dính vào lá giống. Một điều cần lưu ý khi lướt và đập giấy quỳ là phải loại bỏ giấy rách nát. Chỉ cần sơ ý quên, vàng bạc lúc cho vào đánh quỳ sẽ bị vỡ vụn, hoặc dàn mỏng không đều, ảnh hưởng đến chất lượng của quỳ. Lá giống có thể sử dụng lại khoảng 10 lần tùy thuộc vào độ bền, kinh nghiệm làm của từng nhà…
Hiện nay cả làng hiện có hơn 50 hộ làm nghề với từ 300- 400 lao động, thu nhập từ 5-10 triệu/tháng, chưa kể số lao động tỏa đi làm ở các địa phương trên cả nước. Có hộ thuê tới hơn 20 lao động. Gia đình ông Nguyễn Văn Hiệp, luôn duy trì 10 lao động thường xuyên, quanh năm sản xuất quỳ vàng, mỗi tháng sử dụng khoảng 10 cây vàng để làm nguyên liệu. Thường thì dịp cuối năm là bận rộn nhất, ngoài công việc sản xuất quỳ vàng, gia đình ông còn nhận nhiều đơn hàng thếp vàng lên tượng, đồ thờ cúng, vật dụng trang trí… Ngoài ra, ông còn tự đặt một số hàng gốm sứ, tranh gỗ, sơn mài... để thếp vàng rồi mang ra trưng bày, giới thiệu và bán cho người có nhu cầu.

Theo nghệ nhân Nguyễn Anh Chung cho biết, để nghề truyền thống của cha ông phát triển hơn nữa người dân làng nghề đã tìm tòi, sáng tạo và tìm hướng đi mới để quảng bá và phát triển làng nghề. Các sản phẩm làng nghề cũng thực hiện nhiều công trình lớn, tốn nhiều thời gian và công phu.Người dân làng nghề Kiêu Kỵ luôn mong muốn đưa sản phẩm dát vàng, bạc đến với thị trường quốc tế; được tiếp cận nhiều hơn nguồn vốn ưu đãi để sản xuất, làng nghề ngày càng phát triển bền vững.

Vũ Văn Tiến