"Khẩu vị" đầu tư của các doanh nghiệp Singapore vào Việt Nam: Phát triển kinh tế xanh và chuyển đổi số

05:38 09/07/2023

Đại diện doanh nghiệp Singapore nhấn mạnh tầm quan trọng của thị trường Việt Nam và mong muốn tăng cường mở rộng hợp tác đầu tư trong thời gian tới trong các lĩnh vực kinh tế xanh và chuyển đổi số.

Ông Kok Ping Soon, Giám đốc điều hành Liên đoàn doanh nghiệp Singapore.
Ông Kok Ping Soon, Giám đốc điều hành Liên đoàn doanh nghiệp Singapore.

Ông Kok Ping Soon, Giám đốc điều hành Hiệp hội Doanh nghiệp Singapore (SBF) chia sẻ với DNHN về "khẩu vị" đầu tư của các doanh nghiệp Singapore với Việt Nam và vai trò của SBF trong việc thúc đẩy đầu tư của Singapore vào Việt Nam và khu vực ASEAN.

Xin chào ông Kok Ping Soon, chúng ta đang thấy sự gia tăng trong sự quan tâm của các doanh nghiệp Singapore đối với Việt Nam. Ông có thể chia sẻ với chúng tôi về "khẩu vị" đầu tư của các doanh nghiệp Singapore sắp tới Việt Nam?

Ông Kok Ping Soon: Chắc chắn rằng Việt Nam vẫn là một thị trường hấp dẫn cho các doanh nghiệp Singapore. Với tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng, Việt Nam thu hút sự chú ý từ các công ty Singapore nhờ tiềm năng kinh tế, thị trường nội địa lớn, sự gia tăng của tầng lớp trung lưu và dân số có trình độ học vấn và kỹ năng cao.

Các doanh nghiệp Singapore đã và đang tìm kiếm cơ hội hợp tác và đầu tư tại Việt Nam trong các lĩnh vực ưu tiên như thương mại điện tử, tài chính ngân hàng và an ninh mạng. Chúng tôi nhận thấy rằng Việt Nam đang chuyển đổi số và phát triển kinh tế xanh, và điều này tạo ra cơ hội tuyệt vời cho các công ty Singapore có kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực này.

Điều này được minh chứng qua hàng loạt các biên bản ghi nhớ được ký kết giữa hai nước trong thời gian qua, bao gồm biên bản ghi nhớ về hợp tác năng lượng giữa Bộ Thương mại và công nghiệp Singapore (MTI) và Bộ Công thương, hợp tác về tín chỉ carbon giữa MTI và Bộ Tài nguyên và môi trường, hay thỏa thuận về Quan hệ đối tác kinh tế số - kỹ thuật xanh giữa MTI và Bộ Kế hoạch và đầu tư.

Ảnh minh họa
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng và Giám đốc điều hành Liên đoàn doanh nghiệp Singapore Kok Ping Soon. Ảnh: MPI

Khi ký các biên bản ghi nhớ này, Singapore mong muốn hợp tác với các công ty Việt Nam, để hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi kỹ thuật số, đặc biệt, trong các lĩnh vực ưu tiên như thương mại điện tử, tài chính ngân hàng, và an ninh mạng.

Trong lĩnh vực phát triển kinh tế xanh, Singapore muốn hợp tác với Việt Nam trong quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng, hướng tới mục tiêu phát thải bằng 0 ở cả hai nước.

Chúng tôi đang tìm cách phát triển một mạng lưới điện kết nối Singapore và Việt Nam, nếu được thực hiện, đây có thể trở thành một mô hình kiểu mẫu trong hợp tác và thương mại năng lượng điện trong ASEAN.

Ở cấp độ khu vực, Singapore và Việt Nam là những đối tác cùng chia sẻ chí hướng trong các hiệp định thương mại. Với nền tảng vững chắc này, quan hệ thương mại và đầu tư của Singapore và Việt Nam đã ngày càng bền chặt hơn, kể cả khi chúng ta vừa phải trải qua giai đoạn khó khăn do Covid-19.

SBF đã có những nỗ lực gì để thúc đẩy đầu tư của Singapore vào Việt Nam?

Ông Kok Ping Soon: SBF đã đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam thông qua các hoạt động và chương trình của chúng tôi.

Chúng tôi đã tổ chức GlobalConnect@SBF, một chương trình kết nối doanh nghiệp được hỗ trợ bởi Enterprise Singapore, cơ quan chính phủ của Singapore. Từ tháng 11/2019, chúng tôi đã tư vấn cho hơn 700 công ty Singapore về thị trường Việt Nam, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án mở rộng hoạt động sang Việt Nam.

Chúng tôi cũng đã thành lập ba Trung tâm Doanh nghiệp Singapore (SEC) tại TP.HCM, Jakarta và Bangkok để hỗ trợ các doanh nghiệp Singapore trong các thị trường này. SEC đã thiết lập các đối tác và liên kết với các cơ quan chính phủ, hiệp hội và các đối tác thương mại quan trọng để giúp doanh nghiệp thành công trên thị trường.

Ngoài Việt Nam, SBF cũng có vai trò như thế nào trong việc thúc đẩy phát triển thương mại trong khu vực ASEAN?

Ông Kok Ping Soon: Với tư cách là một trong những liên đoàn doanh nghiệp hàng đầu Singapore, SBF có nhiệm vụ hỗ trợ tạo ra thêm cơ hội kinh doanh và hợp tác. Chúng tôi làm việc chặt chẽ với các cơ quan chính phủ, ngành và doanh nghiệp để tìm kiếm cơ hội kinh doanh và mang những cơ hội đó đến các doanh nghiệp thông qua các hoạt động kết nối và hội thảo kinh doanh.

Chúng tôi đã tổ chức các sự kiện quan trọng như Singapore Regional Business Forum (SRBF) và Singapore Apex Business Summit để tạo nền tảng gặp gỡ nhà lãnh đạo doanh nghiệp và chính sách trong khu vực. Chúng tôi xây dựng các diễn đàn này để thảo luận các xu hướng và cơ hội tăng trưởng trong tương lai và đẩy mạnh sự phát triển kinh tế của các doanh nghiệp và khu vực.

Trước tình hình kinh tế toàn cầu không ổn định, theo ông, các nước Đông Nam Á cần làm gì để giảm thiểu tác động tiêu cực và tăng cường phát triển kinh tế?

Ông Kok Ping Soon: Để giảm thiểu tác động tiêu cực của tăng trưởng chậm lại và thúc đẩy phát triển kinh tế, các nước Đông Nam Á cần tăng cường hợp tác khu vực và đầu tư vào đa dạng hóa cơ sở kinh tế. Việc tập trung vào kinh tế số, đổi mới sáng tạo, công nghệ xanh và các ngành phát triển bền vững là rất quan trọng.

Ngoài ra, đầu tư vào giáo dục và đào tạo là yếu tố cần thiết không thể thiếu. Các nước cần ưu tiên phát triển chương trình giáo dục và đào tạo nhằm trang bị cho người dân những kỹ năng cần thiết cho công việc trong tương lai. Bên cạnh đó, tăng cường hợp tác khu vực, tạo điều kiện thuận lợi cho dòng chảy thương mại và tiêu chuẩn hóa bộ nguyên tắc và khuôn khổ để khuyến khích vốn đầu tư thương mại lớn hơn giữa các quốc gia cũng là một lĩnh vực cần tập trung.

Để giảm thiểu tác động tiêu cực của tăng trưởng chậm lại và đạt được sự phát triển kinh tế bền vững, theo tôi các nước Đông Nam Á cần hợp tác tăng cường, đầu tư vào nguồn nhân lực và chuyển đổi kỹ thuật số, và tạo điều kiện thuận lợi cho dòng vốn đầu tư và thương mại trong khu vực.

Nếu coi ASEAN là một khối duy nhất, bạn sẽ thấy đây là nền kinh tế khu vực lớn thứ ba ở châu Á, thứ 5 trên thế giới. Các nước Đông Nam Á nên tập trung vào việc đa dạng hóa cơ sở kinh tế và tăng cường khả năng chống đỡ, phục hồi bằng cách phát huy các lĩnh vực then chốt như kinh tế số, đổi mới sáng tạo, công nghệ xanh và các ngành phát triển bền vững.

Đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực và bồi dưỡng chuyên môn cho lực lượng lao động tay nghề cao cũng rất cần thiết. Các nước Đông Nam Á nên tiếp tục ưu tiên các chương trình giáo dục và đào tạo, nhằm trang bị cho người dân những kỹ năng cần thiết cho công việc của tương lai.

Một lĩnh vực khác mà chúng ta nên tập trung là tăng cường hợp tác khu vực, tạo thuận lợi cho dòng chảy thương mại, tiêu chuẩn hóa bộ nguyên tắc và khuôn khổ để khuyến khích dòng vốn đầu tư thương mại lớn hơn giữa các quốc gia.

Theo Khảo sát kinh doanh quốc gia của SBF giai đoạn 2022-2023, Việt Nam được xếp hạng là 1 trong 3 quốc gia hàng đầu để các công ty Singapore mở rộng hoạt động ra nước ngoài trong ngắn hạn. Theo đó, các lĩnh vực quan tâm chính của các công ty Singapore bao gồm: sản xuất, cơ sở hạ tầng, thương mại bán buôn và bán lẻ.

Đan Anh (thực hiện)