Kế hoạch nâng cấp cơ sở hạ tầng của Biden tạo cú hích cho các công ty xe điện như Tesla và GM
- Cơ hội giao thương
- 09:36 01/04/2021
DNHN - Theo lời của một nhà phân tích, kế hoạch trị giá 2 nghìn tỷ USD của Tổng thống Joe Biden nhằm đại tu cơ sở hạ tầng của Mỹ, sáng kiến lớn nhất trong hơn nửa thế kỷ qua, có thể kích hoạt “làn sóng xanh”, tức đẩy nhanh sự chuyển dịch của các phương tiện giao thông từ nhiên liệu dựa trên carbon sang chạy bằng điện.
Điều này tạo ra lợi ích lớn cho các công ty khác nhau, từ Tesla của Elon Musk đến General Motors và các công ty khởi nghiệp xe điện như Fisker và Lucid Motors.

Nhà Trắng ngày 31/03 cho biết, kế hoạch của Biden nhằm "thúc đẩy thêm nhiều công ăn việc làm tốt cho các công ty sản xuất phương tiện chạy điện". Kế hoạch của Biden bao gồm khoản tài trợ để thúc đẩy sản xuất xe, pin, phụ tùng và vật liệu được sản xuất tại các nhà máy trong nước; các ưu đãi thuế mới và giảm giá bán cho người tiêu dùng với mức tiền phải chăng hơn. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với nhà sản xuất xe điện Tesla và GM, những công ty đã hết ưu đãi thuế liên bang được phê duyệt trước đây đối với việc mua xe điện của họ.
Điều này đồng nghĩa với việc sẽ “xây dựng mạng lưới 500.000 trạm sạc trên toàn quốc, tạo công ăn việc làm với mức lương cao cho nhiều người dân. Điều này cũng đồng thời giúp khẳng định vị thế của nước Mỹ trong việc dần đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu ô tô điện. Biden nói trong một bài phát biểu ở Pittsburgh. “Chúng tôi sẽ cung cấp các ưu đãi về thuế và giảm giá tại điểm bán hàng để giúp tất cả các gia đình Mỹ đều có đủ khả năng mua những chiếc xe sạch trong tương lai.”
Mặc dù việc thông qua mọi thứ vẫn chưa hoàn toàn chắc chắn, nhưng cổ phiếu Tesla đã tăng 5% trong giao dịch Nasdaq, trong khi cổ phiếu General Motors giảm 1,8%. Fisker, bắt đầu giao xe SUV điện vào năm 2022, tăng 3% và QuantumScape, nhà sản xuất pin thể rắn do Volkswagen hậu thuẫn, tăng 1,5%.
“Đối với lĩnh vực xe điện đã chờ đợi ngày này kể từ khi Biden được nhậm chức Tổng thống. Trong ngắn hạn, các khoản giảm giá mới có sẵn tại thời điểm mua hàng có thể “thúc đẩy người tiêu dùng đi theo con đường sử dụng phương tiện bằng điện”.
Sự hỗ trợ của liên bang đối với giao thông vận tải điện hóa trùng với quá trình chuyển đổi trên diện rộng trong ngành công nghiệp ô tô hướng người tiêu dùng bắt đầu bỏ xăng và dầu diesel đẻ chuyển sang ô tô và xe tải chạy bằng pin trong bối cảnh gia tăng lo lắng về khí thải carbon gây hại cho khí hậu . Các nhà sản xuất ô tô toàn cầu bao gồm GM, Volkswagen và Hyundai đang có kế hoạch cho hàng chục mẫu xe không phát thải - bao gồm cả xe điện chạy bằng pin nhiên liệu hydro, trong khi các công ty khởi nghiệp xe điện như Fisker, Lucid, Rivian và Arrival và các nhà sản xuất pin thế hệ tiếp theo bao gồm QuantumScape và Sila Nanotechnologies đã huy động được hàng tỷ đô la và để sớm phát triển.
Bất chấp tất cả những hoạt động đó, xe điện hiện vẫn chỉ chiếm khoảng 2% doanh số bán ô tô mới tại Mỹ vào năm 2020, chưa bằng một nửa thị phần mà phân khúc này có được ở Trung Quốc. Ngay cả Tesla, nhà sản xuất ô tô giá trị nhất thế giới với vốn hóa thị trường hơn 630 tỷ USD, đã bán được ít hơn 500.000 xe trên toàn cầu vào năm 2020, một phần nhỏ trong số 10 triệu chiếc mà Toyota và Volkswagen đạt được trong một năm thông thường. Tuy nhiên, điều đó vẫn để lại một cơ hội lớn cho sự phát triển.
“Hoa Kỳ đang trong giai đoạn chuyển đổi lĩnh vực giao thông vận tải, trong đó người tiêu dùng, doanh nghiệp, đội xe và nhà sản xuất ô tô đang áp dụng quá trình chuyển đổi sang xe điện”, Pasquale Romano, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của ChargePoint, công ty vận hành mạng lưới sạc điện lớn nhất tại Bắc Mỹ, cho biết hôm ngày 31/3. “Quá trình chuyển đổi này sẽ tạo ra hàng triệu việc làm cho người Mỹ, giảm phát thải khí nhà kính, tạo ra lợi ích kinh tế và đảm bảo vị trí dẫn đầu ngành giao thông vận tải của Mỹ trong nhiều năm tới”.
Thị trường tiêu thụ xe điện ở Mỹ “chỉ bằng một phần ba quy mô của thị trường xe điện Trung Quốc. Tổng thống tin rằng điều đó phải thay đổi ”, Nhà Trắng nói. “Ông ấy đang đề xuất khoản đầu tư trị giá 174 tỷ đô la để giành lại thị trường xe điện. Kế hoạch của ông sẽ cho phép các nhà sản xuất ô tô thúc đẩy chuỗi cung ứng trong nước từ nguyên liệu thô đến phụ tùng, trang bị lại các nhà máy để cạnh tranh trên toàn cầu và hỗ trợ công nhân Mỹ sản xuất pin và xe điện ”.
“Chính phủ liên bang sở hữu một đội xe khổng lồ sẽ được chuyển đổi sang phương tiện chạy bằng điện và xe chạy bằng hydro với công nhân làm ra là người Mỹ và các sản phẩm của Mỹ”, Biden cho biết hôm ngày 31/3.
Ngoài vấn đề về thị trường và các tác động tài chính đối với các nhà sản xuất xe và pin, đa số mọi người đều ủng hộ kế hoạch này của Biden nhằm hạn chế khí thải carbon trong tương lai.
Morgan Folger, người ủng hộ việc áp dụng xe điện tại Mỹ cho biết: “Chúng ta không thể giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu mà không thay đổi những chiếc xe mà chúng ta đang lái. Đến năm 2035, tất cả ô tô mới trên đường phải chạy bằng điện. Kế hoạch của Tổng thống Biden sẽ đẩy nhanh quá trình chuyển đổi này".
Bảo Bảo(Theo Forbes)
Tin liên quan
#Tổng thống Joe Biden

Cấm kinh doanh du thuyền: Bang Florida đệ đơn kiện chính quyền Tổng thống Joe Biden
Trong đơn kiện, chính quyền bang Florida cho rằng, nếu thẩm phán không ngăn chặn quyết định của CDC, chính quyền liên bang sẽ thiệt hại hàng trăm triệu USD, thậm chí là hàng tỷ USD.

Tăng trưởng kinh tế Mỹ lần đầu tiên có thể sánh ngang với Trung Quốc sau nhiều thập kỷ
Trong nhiều thập kỷ, nền kinh tế Trung Quốc đã phát triển nhanh hơn nhiều so với Mỹ. Xu hướng đó có khả năng bị phá vỡ vào năm 2021 khi Hoa Kỳ đã có đà tăng trưởng trở lại sau đại dịch.

Giá chứng khoán toàn cầu lập kỷ lục mới sau khi Tổng thống Joe Biden chính thức bước vào Nhà Trắng
Các chỉ số S&P 500, Nasdaq và Dow Jones tại Mỹ đều lập kỷ lục mới sau khi ông Biden nhậm chức, trở thành vị Tổng thống thứ 46 của nước Mỹ. Làn sóng này cũng lan rộng ra thị trường toàn cầu.
Đọc thêm Cơ hội giao thương
Tình trạng thiếu chip lan sang ngành công nghiệp thiết bị gia dụng rộng của Trung Quốc
Theo tập đoàn khổng lồ Midea Group, sự thiếu hụt toàn cầu về chất bán dẫn, vốn đã làm gián đoạn hoạt động sản xuất của các nhà sản xuất ô tô như Tesla hay nhà sản xuất máy chơi game PlayStation 5 của Sony, giờ đã lan sang lĩnh vực thiết bị gia dụng rộng lớn của Trung Quốc.
Tại sao SME nên đầu tư cho khoa học dữ liệu?
Cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư mang lại rất nhiều lợi thế như trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, tự động hóa các quy trình thông qua rô bốt, dữ liệu lớn và nhiều công nghệ khác và quan trọng nhất là đưa đến thay đổi toàn diện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Bài viết này nhằm mục đích chỉ ra những lợi ích mà khoa học dữ liệu mang lại khi trở thành một phần trong quy trình của các công ty, cụ thể là ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Trung Quốc hướng đến nâng cao ngành dịch vụ ăn uống từ “phục vụ truyền thống” sang “phục vụ thông minh” lấy nhân lực làm cốt lõi
Ngành dịch vụ ăn uống phải đối mặt với nhiều điểm tắc nghẽn trong quá trình phát triển dài hạn, chủ yếu là: kiểm soát rủi ro tài chính và chuỗi vốn, mô hình kinh doanh, quản lý và kiểm soát chi phí, xây dựng thương hiệu, tiếp thị, nguồn nhân lực , v.v. Có rất nhiều nguyên nhân nhưng biểu hiện cuối cùng đều dẫn đến sự trì trệ hoặc sụt giảm doanh thu. Chìa khóa để tháo gỡ nút thắt của ngành nằm ở ươm mầm nhân tài.
Xu hướng cho doanh nghiệp ngành tiêu dùng trong tương lai
Nhìn lại năm 2020, xu hướng tiêu dùng mới đang diễn ra mạnh mẽ. Những thay đổi mới này đã cho phép sự xuất hiện liên tục của các thương hiệu với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng. Khách quan mà nói, dựa trên chuyển đổi trong ba yếu tố cốt lõi của mô hình kinh doanh - khách hàng, giá trị và lợi nhuận sẽ cho thấy các xu hướng trong tương lai.
Nữ doanh nhân Annabelle Huang chia sẻ cách xoay trục từ các dịch vụ tài chính truyền thống sang tiền điện tử cùng hai cơ hội blockchain mới nổi.
Cuộc sống của Annabelle Huang trước và sau khi chuyển sang tài sản kỹ thuật số đã thay đổi hoàn toàn. Kể từ năm 2017, trong khi làm việc trong lĩnh vực ngoại hối cho Deutsche Bank và sau đó là Nomura ở New York, Huang đã mua đồng tiền Ether đầu tiên với giá khoảng 20 đô la và hiện con số này đã tăng hơn 10.200%.
IMF cho biết nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 6% trong năm nay khi vắc xin mở đường phục hồi hoàn toàn
Các nhà kinh tế tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết, các gói kích thích mới và tỷ lệ tiêm chủng được cải thiện và nâng cao trong vài tháng qua sẽ đủ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh nhất kể từ năm 1976.
Đại dịch thúc đẩy phát triển TMĐT ở Ấn Độ, Indonesia, Mexico và Nigeria như thế nào?
Đại dịch COVID-19 tạo ra cơ hội củng cố thương mại điện tử (TMĐT) ở Ấn Độ, Indonesia, Mexico và Nigeria, vốn đã có lợi thế dân số đông, tốc độ tăng trưởng nhanh, sở hữu lực lượng kỹ thuật chuyên sâu nhưng đồng thời vẫn phải đối mặt với những trở ngại đặc thù của từng quốc gia.
Singapore tham gia cuộc đua SPAC mặc cho các nhà đầu tư đang 'đổ xô' sang Mỹ
Các sàn giao dịch châu Á đang muốn tham gia vào sự bùng nổ các đợt chào bán công khai ban đầu của SPAC - công ty mua lại có mục đích đặc biệt, xu hướng đầu tư này vốn đang xảy ra ở Mỹ. Nhưng tất nhiên không phải ở bất cứ đâu cũng tạo ra "cơn sốt" tương tự.
Từng là một quốc gia với đầy triển vọng tăng trưởng, Myanmar gần như đi vào bế tắc bởi bất ổn chính trị
Hai tháng sau cuộc đảo chính quân sự diễn ra vào ngày 1 tháng 2, nền kinh tế của Myanmar gần như đi vào bế tắc với các hoạt động bán lẻ, thương mại đang trong tình trạng "đóng băng".
Ngành sản xuất Châu Á trong bối cảnh bùng nổ nhu cầu hàng hóa toàn cầu
Theo dữ liệu từ một số quốc gia cho thấy, trung tâm sản xuất của thế giới tại khu vực Đông Á đang bùng nổ khi thương mại toàn cầu tăng đột biến trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi hậu COVID-19.